
Đi qua quá nửa cuộc đời, trải qua bao nhiêu khó khăn vất vả, cứ tưởng khi các con đã trưởng thành tôi sẽ được hưởng một cuộc sống yên bình. Nào ngờ…Tôi và ông xã kết hôn đã tròn 28 năm. Chúng tôi sinh được hai người con gái. Một cháu đã lập gia đình, một cháu đi du học Pháp.
Hai vợ chồng tôi đều là công chức nhà nước, đồng lương chỉ đủ sinh hoạt chi tiêu. Tuy nhiên chúng tôi may mắn được thừa hưởng rất nhiều đất từ bố mẹ chồng.
Với số đất đó, chúng tôi bán đi một phần để đầu tư kinh doanh, một phần xây nhà cho thuê nên cuộc sống khá dư giả.
 |
Ảnh: Shutterstock |
Nhiều người nhìn vào cuộc sống của tôi, nghĩ tôi sung sướng nhưng ít ai biết, tôi sống rất khổ tâm.
Chồng tôi được cưng chiều từ nhỏ nên tính khí cục cằn, gia trưởng. Anh thích gì là phải được đáp ứng cái đó nếu không cuộc sống chung với anh sẽ chẳng khác gì địa ngục. Hết đay nghiến, anh lại chuyển sang hành xử thô lỗ với vợ của mình.
Năm tôi mang thai bé thứ 2, anh đã đập vỡ hết đồ đạc trong nhà chỉ vì bác sĩ nói đứa trẻ không phải con trai. Sau đó, suốt thai kỳ và kể cả khi đứa trẻ ấy ra đời, anh không hề ngó ngàng đến con.
Suốt ngày anh đàn đúm, tụ tập với bạn bè. Say rượu về nhà anh lại đá thúng đụng nia rồi mắng tôi là người đàn bà không biết đẻ. Chỉ đến khi đứa trẻ được gần 2 tuổi, biết bi bô tập nói và nói những lời đáng yêu, anh mới hết ác cảm với nó.
Từ đó, anh chuyển sang yêu đứa con ấy hơn cả cô con gái đầu. Đi đâu, anh cũng dắt con theo. Đi làm thì thôi, về đến nhà, câu đầu tiên anh hỏi là hỏi về con gái. Tôi thấy anh thay đổi theo chiều hướng tích cực nên cũng mỉm cười ngỡ cuộc sống của mình từ nay đã đỡ căng thẳng hơn.
3 năm sau, anh lại giục tôi sinh con. Tuy nhiên lần này, cái thai bị hỏng khi mới đc 8 tuần. Đau đớn hơn, một thời gian sau khi hỏng thai, tôi bị u buồng trứng và phải cắt bỏ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tôi sẽ không thể mang thai.
Chồng tôi biết tin dữ, anh khá nóng nảy. Anh nói với tôi, nhất định anh phải kiếm một đứa con trai. Nếu tôi không đẻ được, tôi phải chấp nhận chung chồng với một người đàn bà khác.
Tôi chỉ biết im lặng, nuốt giọt nước mắt đắng ngắt vào trong. Bởi vì tôi không muốn đôi co với anh lúc đó.
Nhiều năm sau, không biết có phải hai cô con gái của tôi càng lớn càng xinh đẹp và giỏi giang nên đã trói chân và khiến bố bỏ ý định kiếm con trai hay không nhưng tôi không thấy anh nhắc lại chuyện đó nữa.
Đến đầu năm vừa rồi, khi một cô con gái đã đi lấy chồng và một đứa đi du học Pháp thì tôi mới bất ngờ phát hiện anh ngoại tình.
Đó là một cô gái không hề xinh đẹp và cũng không hề có học thức. Cô ấy làm ở một quán cắt tóc gội đầu. Tuổi đã ngoài 30 nhưng chưa từng kết hôn.
Tôi đã đến gặp cô gái và yêu cầu cô ta tránh xa chồng của tôi. Tôi cũng yêu cầu anh phải ngừng ngay mối quan hệ khiến thanh danh gia đình bị bôi nhọ và tình cảm vợ chồng bị đổ vỡ.
Tuy nhiên anh đã chỉ vào mặt tôi và nói tôi phải chấp nhận. Vì đó là tình yêu và cũng là khao khát kiếm đứa con nối dõi tông đường của anh. Nói xong, anh mang quần áo và giận dỗi bước ra khỏi nhà.
Hôm sau, tôi đã nhẫn nhịn gọi điện xin lỗi anh và mong anh trở về nhưng anh dứt khoát không trả lời. Tôi đành nói với gia đình, họ hàng nhà chồng để nhờ mọi người tác động đến chồng tôi.
Từ trước đến nay, mối quan hệ của tôi với nhà chồng khá tốt nên khi nghe tin này, ai cũng thương tôi, ra sức động viên tôi và hứa sẽ khuyên bảo chồng tôi…
Tôi cứ nghĩ có được sự ủng hộ đó, sóng gió gia đình tôi sẽ sớm qua đi và bình yên sẽ mau trở lại. Thế nhưng vào thứ 7 tuần trước, nhân dịp tôi đi du lịch cùng cơ quan, chồng tôi đã mời họ hàng bên nội đến phòng VIP của một nhà hàng để giới thiệu tình nhân của mình.
Điều đáng nói tất cả những người họ hàng có mặt bữa ấy đều đã từng hứa sẽ giúp tôi. Vậy nhưng cuối cùng họ lại ăn uống vui vẻ và cụng ly chúc mừng chồng tôi.
Điều đó làm tôi thấy đau đớn và thất vọng vô cùng. Tôi không biết phải làm thế nào để giải quyết việc này.
Có một vài người khuyên tôi nên làm đơn báo cáo lãnh đạo cơ quan chồng nhưng vì anh sắp về hưu nên tôi vẫn muốn giữ danh tiếng cho anh.
Còn việc đánh ghen, tôi nghĩ, tôi đã quá già để có thể làm được việc đó. Vì vậy tôi cần một cao kiến khác. Mong mọi người hãy giúp tôi.

Chồng lấy hết tiền bỉm sữa của con đi ngoại tình, vợ chết lặng
Người vợ 31 tuổi của một người đàn ông Singapore đã chết lặng khi biết thêm tội ác tày trời của chồng.
" alt=""/>Bí mật ở bữa tiệc trong phòng VIP nhà hàng
Khẳng định sức hấp dẫn của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng sau hai năm được nâng tầm quy mô và xã hội hóa trong khâu tổ chức, ông Trần Chí Cường - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.Đà Nẵng đánh giá cao vai trò của Tập đoàn Sun Group trong việc tạo ra diện mạo mới cho sự kiện được coi là “thương hiệu” của thành phố sông Hàn.Sản phẩm du lịch độc đáo
- Thưa ông, trước đây, Đà Nẵng đã tạo tiếng vang với Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng- DIFC. Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa mà sự kiện này đem lại cho Đà Nẵng?
Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFC là sự kiện văn hoá du lịch quốc tế được Đà Nẵng tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008 với mục đích tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, hình thành chuỗi các sự kiện phụ trợ nhằm thu hút khách du lịch, từng bước phát triển theo định hướng đưa Đà Nẵng trở thành thành phố sự kiện và lễ hội.
 |
|
Cuộc thi pháo hoa ngày càng tạo được uy tín và được công chúng yêu thích. Từ chỗ không có khán đài (năm 2008), đến năm 2009, khán đài dành cho người xem đã được lắp đặt với 6.000 chỗ ngồi. Đến năm 2012, quy mô khán đài xem pháo hoa được mở rộng lên trên 30.000 chỗ ngồi.
Bên cạnh đó, nhiều công ty pháo hoa nổi tiếng thế giới đã chủ động liên hệ để được tham gia sự kiện này. Số lượng và danh tiếng của các đội tham gia ngày càng tăng, các màn trình diễn cũng được đầu tư kỹ lưỡng, không chỉ về kĩ thuật mà còn về ý tưởng và sự độc đáo.
Qua mỗi dịp tổ chức, DIFC lại có sự xuất hiện của những đại diện ưu tú nhất trong làng pháo hoa thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh, Ý, Mỹ… mang đến cho khán giả sự hấp dẫn mới lạ và những cảm xúc khó quên.
Cùng với nhiều sự kiện khác diễn ra tại thành phố, DIFC đã thực sự phát triển thành một thương hiệu nổi bật và góp phần giúp Đà Nẵng được vinh danh là Điểm đến về sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á năm 2016 bởi tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards - WTA).
 |
Ông Trần Chí Cường - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.Đà Nẵng |
- Từ năm 2017, với sự vào cuộc của Sun Group, Đà Nẵng đã nâng tầm Cuộc thi trình diễn pháo hoa Đà Nẵng thành Lễ hội pháo hoa quốc tế với quy mô và chất lượng hoành tráng hơn. Xin ông cho biết, sự thay đổi này đã đem đến kết quả như thế nào?
Năm 2017 đã đánh dấu một sự thay đổi hấp dẫn của cuộc thi khi đổi tên thành Festival Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF). Sự vào cuộc, tham gia chủ động và trực tiếp của Tập đoàn Sun Group đã tạo ra diện mạo mới cho sự kiện, quy mô được nâng tầm, cách thức tổ chức chuyên nghiệp hơn, sự đa dạng và phong phú của các hoạt động, sự tham gia của các đội được mở rộng… Số lượng đội tham gia cho mỗi lần tổ chức đông hơn (08 đội); Thời gian kéo dài hơn so với các lần tổ chức trước đó (02 tháng , từ tháng 4 - tháng 6) với nhiều các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch khá hấp dẫn và phong phú đa dạng. Mỗi đêm thi là một chủ đề đã thực sự tạo nên không khí lễ hội trong thời gian dài, góp phần nâng tầm và đổi mới sự kiện, tiếp tục xây dựng hình ảnh thành phố Đà Nẵng hấp dẫn hơn trong mắt du khách.
Nâng tầm du lịch Đà Nẵng
- Sau 2 năm nâng tầm thành lễ hội pháo hoa quốc tế, tác động của lễ hội này tới du lịch và vị thế của Đà Nẵng như thế nào thưa ông?
Có thể nói, việc nâng tầm sự kiện pháo hoa cũng chính là nâng tầm du lịch thành phố, nâng tầm chất lượng điểm đến Đà Nẵng trong mắt bạn bè và du khách bởi tính chuyên nghiệp và quy mô. Cùng với các sự kiện quốc tế quan trọng vừa tổ chức tại Đà Nẵng thời gian gần đây, đặc biệt là sự kiện Tuần lễ cấp cao APEC 2017, thành công của DIFF càng khẳng định điểm đến Đà Nẵng có khả năng và sẵn sàng tổ chức được các sự kiện với mọi quy mô và yêu cầu cao về tính chuyên nghiệp và an toàn, xứng đáng là “Điểm đến lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á”.
Tổng lượt khách đến thăm quan, du lịch Đà Nẵng trong dịp Lễ hội pháo hoa 2017 (trong 02 tháng 5 và 6) là 1.274.160 lượt, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm 2016. Năm 2018, con số này là 1.581.558 lượt khách, tăng 24% so với năm 2017.
- Từ kinh nghiệm của Đà Nẵng, xin ông cho biết, nếu trao cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư nâng tầm lễ hội, doanh nghiệp sẽ được gì, địa phương được gì?
Về phía doanh nghiệp, tôi khẳng định, họ có thể nâng được thương hiệu, uy tín của đơn vị, góp phần quảng bá hình ảnh đơn vị gắn với thành phố Đà Nẵng. Điều này cũng gắn được trách nhiệm của doanh nghiệp với địa phương.
Về phía địa phương, khi các doanh nghiệp tham gia nâng tầm lễ hội sẽ giúp giảm chi ngân sách địa phương, phát huy nội lực và trách nhiệm của doanh nghiệp với phát triển kinh tế xã hội địa phương, nâng tầm sự kiện, quy mô hoành tráng hơn đồng thời giảm áp lực cho cơ quan quản lý nhà nước trong công tác tổ chức sự kiện lễ hội, tập trung vào công tác quản lý nhà nước.
- Ông mong muốn lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng sẽ tiếp tục có những cải tiến nào vào các năm sau?
Trước hiệu quả và ý nghĩa lớn mà DIFF mang lại cho Đà Nẵng, chúng tôi đã đề xuất UBND tiếp tục cho phép tổ chức lễ hội DIFF 2019 và các năm tiếp theo để phục vụ người dân và thu hút du khách đến với thành phố Đà Nẵng.
Để tăng sức hấp dẫn mới mẻ cho DIFF, chúng tôi cho rằng nên tạo sản phẩm mới như tổ chức nhạc nước trên sông Hàn, khu vực cảng cá Thuận Phước hoặc khu vực phía bắc hạ lưu Cảng Sông Hàn để du khách có thêm nhiều lựa chọn khi tới Đà Nẵng.
- Xin cảm ơn ông!
Phượng Đào
" alt=""/>Nâng tầm lễ hội pháo hoa, Đà Nẵng thêm sức hút