Tôi lấy chồng năm 25 tuổi. Dù cuộc sống vất vả, khó khăn nhưng hai vợ chồng yêu thương nhau. Tuy nhiên khi con gái của chúng tôi mới được 5 tuổi, chồng tôi mất trong một vụ tai nạn lao động. Tôi phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều mới vượt qua được cú sốc này.Nhìn con gái, tôi gắng gượng đứng dậy để sống tiếp. Vì con, tôi làm đủ mọi công việc để kiếm tiền. Suốt những năm tháng đó, có nhiều người ngỏ ý muốn làm bố con bé để giúp đỡ, che chở cho hai mẹ con nhưng tôi từ chối.
Có người khiến tôi rung động nhưng tôi lại sợ cảnh “con anh, con tôi” nên ngậm ngùi lắc đầu. Tôi muốn hy sinh hạnh phúc riêng để chăm lo cho con. Con đã quá nhiều thiệt thòi…
 |
Ảnh: Đức Liên |
Thật may mắn hai mẹ con tôi vẫn đủ sức khỏe, sự mạnh mẽ để đi cùng nhau cho đến khi con gái lớn lên. Được mẹ chăm sóc, che chở, con gái tôi vào học một trường cao đẳng sau khi tốt nghiệp phổ thông.
Tuy nhiên cháu không chăm chỉ học hành mà chỉ mải yêu đương. Vốn có nhan sắc, khéo ăn nói, suốt thời đi học, cháu thay không biết bao bạn trai. Tôi nhiều lần nhắc nhở nhưng cháu không hề để tâm.
Sau khi ra trường, đi làm tại một nhà máy, cháu yêu một người cùng chỗ làm. Hai cháu tỏ vẻ yêu đương thắm thiết, mãnh liệt. Nhìn người bạn trai của con gái, tôi có cảm giác không đáng tin nên có khuyên bảo nhưng như mọi lần, cháu bỏ ngoài tai. Cuối cùng, con gái tôi có thai và thanh niên kia nhanh chóng phủi bỏ trách nhiệm.
Con gái đòi bỏ thai nhưng thấy đó là việc làm quá nhẫn tâm, tôi đã khuyên con giữ cái thai lại. Sau này, dù đói khổ hay sung sướng, tôi cũng sẽ giúp con vượt qua khó khăn.
Những năm sau đó, tôi cố gắng giúp con nuôi cháu. Vậy mà con gái chẳng có chút tình cảm nào với con mình. Cháu thường xuyên bỏ con lại cho bà ngoại chăm sóc và mải miết chạy theo các mối tình khác. Từ việc ăn uống đến đi chơi, đi học của cháu ngoại đều một tay tôi lo.
Gần đây nhất con gái tôi lại có bạn trai mới. Người này là trai tân, gia đình khá giả. Các cháu quen nhau qua lần dự đám cưới của người bạn. Cả hai đều thể hiện yêu đương nhau mãnh liệt. Bởi vậy chỉ mới quen nhau chưa được bao lâu, cháu đã đòi làm đám cưới. Tôi khuyên con gái nên bình tĩnh suy nghĩ, tìm hiểu kỹ đối phương và gia đình anh ta để tránh những đổ vỡ sau này. Cháu xua tay và kiên quyết với quyết định của mình.
Đáng buồn hơn, cháu tuyên bố, sau khi kết hôn, cả hai sẽ dọn ra ở riêng. Vì chồng tương lai chưa thích có con nên con gái tôi sẽ gửi con riêng lại cho tôi nuôi.
Tôi rất thương cháu ngoại và không ngại gì việc nuôi nấng, chăm sóc cháu. Nhưng khi cháu còn nhỏ, tôi có thể chăm sóc được. Sau này lớn lên, cháu cần có mẹ bên cạnh để lo việc học hành và phát triển về tâm, sinh lý. Tôi cũng hiểu rằng không ai có thể chăm sóc, nuôi dạy con tốt hơn cha mẹ.
Dù tôi phân tích đủ điều nhưng con gái tôi tuyên bố thẳng: Con yêu anh kia và không muốn người kia phật lòng. Khi tôi nói, mình từng hi sinh hạnh phúc riêng để nuôi con khôn lớn, con gái tôi lại lớn tiếng chê tôi tư tưởng cổ hủ, phong kiến.
Tôi nên làm gì với con và cháu mình? Nhìn cháu nhỏ hồn nhiên vui đùa mà lòng tôi đau như cắt.
Độc giả Nguyễn Phúc(55 tuổi)

Tôi bế tắc vì yêu người phụ nữ từng qua 'một lần đò'
Năm nay tôi ngoài đã 30 tuổi, tôi yêu và muốn lập gia đình với một người phụ nữ hơn tuổi, có con riêng. Tôi phải làm gì để thuyết phục bố mẹ bây giờ?
" alt=""/>Con gái tôi chối bỏ việc nuôi con, chạy theo tiếng gọi tình yêu
Tặng khẩu trang, dung dịch sát khuẩnCuối ngày, người dân tại chung cư Lý Văn Phức (Quận 1, TP.HCM) bất ngờ khi nhìn thấy hai cô gái ôm thùng khẩu trang cùng dung dịch sát khuẩn đi phát từng nhà.
 |
Hai cô gái tặng khẩu trang cho người dân tại chung cư Lý Văn Phức. |
“Dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng tôi thực hiện chương trình tặng khẩu trang 3D cùng dung dịch sát khuẩn cho các hộ gia đình tại chung cư Lý Văn Phức và một số điểm khác trên địa bàn TP.HCM”, một nhân viên nói.
Hai cô gái cho biết, họ phải đợi đến cuối ngày mới đem thùng chứa 500 chiếc khẩu trang cùng dung dịch sát khuẩn đi phát tặng bởi vào giờ này, người dân trong chung cư mới trở về nhà sau giờ làm.
 |
Người dân được tặng kèm thêm 1 chai dung dịch sát khuẩn. |
Để tặng khẩu trang, cả hai đến từng căn hộ, gõ cửa và hỏi thăm số nhân khẩu của mỗi gia đình. Vì số lượng có hạn, mỗi gia đình được nhận 5 chiếc khẩu trang 3D cùng 1 chai nước sát khuẩn.
Sau khi phát tặng hết các hộ ở tầng trệt chung cư, hai cô gái liên tục leo cầu thang bộ để phát hết cho các hộ dân cư sinh sống trên 4 tầng lầu của chung cư. Công việc thiện nguyện kết thúc cũng là lúc ánh đèn đường được bật sáng.
Phát cơm 0 đồng
 |
Đa số người đến nhận cơm là người già, người khuyết tật, lao động nghèo. |
Trong khi đó, tại số 96 Nguyễn Chí Thanh, phường 2, Quận 10, TP.HCM, Hội Pháp Hoa Ấn Quang và quán chay phối hợp với UBMTTQ Việt Nam Quận 10, UBND phường 2 (Quận 10) và các mạnh thường quân phát hơn 300 phần cơm và khẩu trang cho người nghèo.
 |
Do lượng người đến nhận cơm quá đông, lực lượng chức năng phải hỗ trợ, đảm bảo người dân giữ đúng khoảng cách để phòng chống dịch. |
Địa điểm này phát cơm 0 đồng này thông báo sẽ phát cơm lúc 10h30. Tuy nhiên, khoảng 10h sáng, nhiều người dân đã đến xếp hàng bên đường để nhận cơm. Càng về trưa, số lượng người đến nhận cơm 0 đồng càng đông.
 |
Bà Trâm cho biết, nhờ những điểm phát cơm từ thiện, bà có thể tiết kiệm được chút ít để đóng tiền phòng trọ. |
Khoảng 11h, những người này đã xếp thành hàng dài. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, lực lượng chức năng Quận 10 có mặt, hỗ trợ, yêu cầu người dân giữ khoảng cách khi nhận cơm. Việc phát cơm diễn ra trong trật tự, an toàn.
 |
Người dân cho biết, ngoài cơm, họ còn được nhận khẩu trang. Đây là vật dụng cần thiết trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp. |
Đa số người đến nhận cơm đều là người già, người khuyết tật, lao động nghèo... Mỗi một phần cơm 0 đồng gồm 1 hộp cơm chay, canh, sữa tươi và khẩu trang.
Nhận phần cơm từ người phát, bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm (74 tuổi, tạm trú Quận 8, TP.HCM), bán vé số dạo, bùi ngùi chia sẻ: “Tôi bán vé số kiếm cơm qua ngày. Già cả lại thêm tật ở chân, ngày bán không được bao nhiêu vì không đi nhiều được”.
 |
Chỉ sau khoảng 30 phút, hơn 300 suất cơm đã được phát hết. |
Dịch bệnh bùng phát, hàng quán nghỉ, tôi bán càng ế hơn, tiền đóng phòng trọ phải tính từng ngày. Rất may có những điểm phát cơm như thế, tôi đỡ được bữa ăn, tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy”, bà cho biết thêm.
Điểm bán cơm này cho biết sẽ tiếp tục phát cơm, sữa, khẩu trang 0 đồng suốt mùa dịch. Nếu có nhu cầu, mọi người dân đều có thể đến địa chỉ trên để nhận cơm, khẩu trang miễn phí.
 |
Một người đàn ông đến trễ nên đã không kịp nhận cơm, khẩu trang, sữa 0 đồng. |
“Tôi cũng khổ nhưng phải chia sẻ với người khổ hơn”
Cách điểm phát cơm trên không xa, quán nước vỉa hè của bà Nguyễn Thị Hòa (59 tuổi, ngụ Quận 10, TP.HCM) cũng để tấm bảng ghi dòng chữ “Cơm từ thiện”.
Bà Hòa cho biết, số cơm từ thiện này là do bà và con cháu trong nhà góp tiền, tự nấu để hỗ trợ người cần.
 |
Điểm phát cơm từ thiện của bà Hoa cũng được nhiều người khó khăn tìm đến nhận cơm. |
Bà nói, bà bán cơm vỉa hè mấy chục năm qua vẫn phải đi ở nhà trọ. Nhiều năm lăn lộn, bà thấu hiểu nhiều cảnh khổ nên khi dịch bệnh diễn biến phức tạp bà càng thương những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
“Tôi khổ nhưng phải chia sẻ với người khổ hơn lúc khó khăn này”, bà Hòa nói.
 |
Bà Hoa nói, bà và con cháu trong nhà góp tiền để nấu cơm từ thiện nên mỗi ngày chỉ có thể tặng người cần từ 50-60 suất. |
Thấy bà Hòa cùng con cháu trong nhà góp tiền nấu cơm từ thiện, người dân trong hẻm cũng san sẻ, ủng hộ tiền, nhờ bà nấu thêm phần cơm cho người nghèo. Bà nói, mỗi ngày bà và con cháu của mình chỉ có thể hỗ trợ cho người khó khăn 50-60 suất cơm.
Nguyễn Sơn

Vợ chồng ở nhà thuê mỗi ngày tặng trăm suất cơm cho người nghèo
Dù đang ở nhà thuê, nhưng đôi vợ chồng vẫn nấu hàng trăm suất cơm từ thiện để phát cho người nghèo. Việc làm thiết thực này của họ được Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp gửi thư khen.
" alt=""/>Gõ cửa từng nhà tặng khẩu trang, chung tay phát cơm 0 đồng