Trong khi đó, anh Tòng cho biết, chiếc xe máy vợ chồng anh tặng cho anh Dân không phải là chiếc đầu tiên gia đình tặng cho những hoàn cảnh khó khăn. “Vợ chồng tôi tham gia các hoạt động từ thiện khoảng hơn chục năm nay. Đây là chiếc xe thứ 12-13 gì đó mà vợ chồng tôi tặng cho người nghèo”.
Ông chủ quán cơm tấm Sài Gòn cũng cho biết, anh thường làm từ thiện ở quy mô gia đình - tự tìm đến các hoàn cảnh trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa để tặng quà, chứ không đi theo hội nhóm nào cả. Những người được anh tặng xe cũng là những người lao động lương thiện, chăm chỉ làm ăn nhưng không có phương tiện đi lại, hoặc cả gia đình chỉ có 1 chiếc xe.
“Vợ chồng tôi bán quán ăn nên cũng có cơ hội gặp nhiều người ở nhiều hoàn cảnh khác nhau” - anh Tòng kể.
Chiếc xe máy đầu tiên anh tặng cũng chính là cho một khách quen thường xuyên ăn cơm của quán vào năm 2017.
“Ngày nào 4-5h sáng anh ấy cũng đi bộ qua đây mua cơm. 60 tuổi rồi nhưng anh ấy vẫn đi làm bốc vác cho một công ty tư nhân bất kể ngày nắng cũng như ngày mưa. Ban đầu, tôi tưởng chỗ anh ấy làm cũng gần nhưng sau mới biết cách nhà anh ấy khoảng 3 cây số.
Một hôm ngồi hỏi chuyện, tôi mới biết gia đình anh cũng rất khó khăn. Con anh học đại học, vợ đi làm giúp việc cho người ta. Thấy thương nên tôi bàn với vợ, đi mua tặng anh chiếc xe máy mới. Lúc tôi nói tặng xe, anh ấy tưởng tôi đùa. Về sau biết là thật, anh ấy bật khóc, không nói được gì”.
![]() |
Anh Nguyễn Thanh Tòng - ông chủ quán cơm tặng chiếc xe SH cho anh Dân. |
Anh cũng chia sẻ, từ trước tới nay khi tặng xe cho mọi người, hầu như anh đều mua xe mới để tặng. “Bởi vì họ đều là người lao động, dùng xe để kiếm cơm. Bây giờ mình tặng xe cũ, mất công người ta phải đi sửa thì không khác gì mang cho người ta một cục nợ”.
Anh Tòng nói, riêng chiếc xe SH mà anh tặng anh Dân là xe cũ nhưng được sử dụng rất ít, vẫn đang dùng tốt và từng được anh mua với giá hơn chục cây vàng. “Trong nhà tôi còn xe cũ hơn nhưng tôi không mang xe đó tặng anh”.
Khi anh Dân được tặng xe SH, nhiều cư dân mạng cho rằng xe SH rất tốn xăng, sẽ gây bất lợi trong công việc giao hàng của anh. Anh Tòng cho biết, việc anh tặng chiếc xe là tấm lòng của vợ chồng anh dành cho một người chăm chỉ, hiền lành như anh Dân, còn sau đó anh Dân có thể bán đi để mua xe khác hay làm gì là quyền của anh.
Tuy vậy, anh Dân chia sẻ: “Đó là món quà của anh ấy, tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ bán đi. Nếu cần một chiếc xe ít tốn xăng hơn, tôi sẽ làm việc dành dụm tiền để mua một chiếc xe khác”.
Nguyễn Thảo
Không quen biết, cô gái xinh đẹp vẫn quyết định quyên góp tiền mua xe máy tặng chú xe ôm tội nghiệp, trả viện phí cho anh Tâm - người vừa bị rắn độc cắn.
" alt=""/>Shipper nghèo bị lừa mất xe máy, ông chủ quán cơm tặng ngay chiếc SHMạng xã hội rất ảo nhưng tình cảm lại chân thành
Đợt sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19 là một bài toán khó đối với Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới do biến thể khôn lường của chủng Delta. Chúng ta đang phải đối mặt với thực tế: mỗi ngày có cả ngàn ca nhiễm mới! Cả nước xót xa vì Sài Gòn khi lực lượng y tế quá tải, không còn đủ giường cho các bệnh nhân. Ngay lập tức, hơn 6.000 y bác sĩ trên khắp cả nước được huy động lên đường dập dịch... Và tới nay, vẫn còn rất rất nhiều nhân viên y tế, tình nguyện viên... tình nguyện xin lên tuyến đầu chống dịch.
Mới đây thôi, dòng tin nhắn đáng yêu của đôi vợ chồng trẻ đều làm bác sĩ được chia sẻ rầm rộ trên mạng. Họ "giành" nhau để lên đường vào tâm dịch dù cả hai đều xác định đã đi là khả năng lây nhiễm rất cao. Rồi có chàng bác sĩ ở TP.HCM không những đang ở trong tâm dịch mà còn điều hành từ xa sạp rau 0 đồng hỗ trợ người dân trong khu phong tỏa.
Và còn rất rất nhiều những câu chuyện dễ thương, ngọt ngào khiến cơn sóng dữ trong dịch bệnh như êm đềm hơn... Đó là anh chàng Minh Râu từ chối lợi nhuận dăm ba triệu mỗi ngày để bán rau đúng giá và thậm chí còn bớt rất nhiều, rồi tặng không cho người dân khó khăn ở khu phong toả. Hay gần đây nhất là câu chuyện ông bố ra đường giữa đêm để mua bình oxy cứu con.
Con trai anh Lê Đình Vân mắc bệnh u gan nguyên bào, phải truyền hóa chất để chữa bệnh và thường xuyên phải thở bằng bình oxy để duy trì sự sống. Biết rõ việc ra đường sau 18h có thể bị phạt nhưng vì tính mạng của con, anh Vân không thể không làm.
Chia sẻ với tổ tuần tra lưu động của Đội CSGT - TT Công an Quận Tân Bình (TP.HCM), anh Lê Đình Vân kể: "Biết nếu ra đường vào giờ này có thể bị phạt nhưng tôi quyết đi vì sợ con tôi không qua khỏi nếu thiếu oxy"... Những câu nói này khiến ai cũng phải lặng người xót xa. Và ngay trong đêm 26/7, các cuộc gọi đến anh Lê Đình Vân dồn dập. Chưa bao giờ, anh Vân nhận được nhiều tình cảm, sự san sẻ từ những người lạ không biết tên nhiều đến như vậy.
F0 rơi lệ bởi tấm lòng bác sĩ
![]() |
Ảnh: Trương Thanh Tùng |
Câu chuyện được chia sẻ trong một bài báo trên VietNamNet khiến nhiều người bất ngờ. Anh L.T. - một F0 ở TPHCM từng đứng ngồi không yên vì sợ bệnh của mình chuyển nặng, không có người thân ở bên chăm sóc sẽ rất cực và có ý định bỏ trốn khỏi bệnh viện để về nhà.
"Ngày đêm chứng kiến các y bác sĩ, lực lượng hậu cần tại bệnh viện phải làm việc vất vả, tôi đã bình tĩnh lại. Tôi nhận ra, dù phải cách ly ở bệnh viện, nhưng sự quan tâm của các y bác sĩ cũng ấm áp như một gia đình. May mắn, tôi đã gạt bỏ ý định bỏ trốn, nếu hành động sai lầm, trốn ra ngoài sẽ có nguy cơ lây dịch bệnh cho người thân và cộng đồng", L.T. chia sẻ trong ngày xuất viện.
Tâm thư của một bệnh nhân đang điều trị Covid-19 tại TP.HCM cũng khiến nhiều người xúc động: "Ở nơi tôi điều trị, tiếng ho sặc sụa, tiếng máy thở bíp bíp... Những ngày nằm viện, từ đáy lòng, tôi thương các y bác sĩ rất nhiều. Họ thật sự quá mệt, hy sinh quá nhiều cho bệnh nhân. Bác sĩ, điều dưỡng có khi quá giờ cơm vẫn chưa được ăn nhưng sẵn sàng đứng thật lâu để dỗ dành bón từng thìa nước, ngụm cháo cho bệnh nhân. Chứng kiến cảnh này, nước mắt người đàn ông cứ thế chảy ra. Bác sĩ là chỗ dựa cuối cùng cho bệnh nhân mà chỉ những người như tôi mới thấy được trái tim từ họ".
Anh cũng nhắn nhủ những ai chưa mắc Covid-19: Xin hãy chấp hành quy định của Chính phủ, Bộ Y tế... để đội ngũ y tế đỡ vất vả bởi "sức người có giới hạn nhưng họ đã vượt quá xa rồi".
Những ngôi sao đi vào tâm dịch
Trái ngược với câu chuyện sao Việt bị bóc phốt "om" tiền từ thiện, lộng ngôn gây ồn ào trên mạng xã hội, Quyền Linh đội mưa vác gạo tới các hẻm bị chăng dây, Trương Ngọc Ánh lụi hụi trong bếp nấu hàng trăm suất ăn gửi tới đội ngũ y bác sĩ, hoa hậu H'Hen Niê, MC Đại Nghĩa... đi chợ hỗ trợ các hộ dân trong khu phong toả... cứ âm thầm lan toả nguồn năng lượng tích cực.
Không ngại vất vả, hiểm nguy, dàn sao quyết tâm đi tới từng nhà, vào từng con hẻm để giúp đỡ người dân. Như Quyền Linh chia sẻ trên trang cá nhân: "Hôm nay mình đi vào tận những con hẻm của Sài Gòn sâu hun hút, càng đi càng thấy thương cho những hoàn cảnh đã khó nay lại càng khó hơn. Sài Gòn đã thấm mệt, không bao giờ ai có thể nghĩ rằng Sài Gòn bệnh nặng như thế… thương Sài Gòn đứt ruột đứt gan".
Ca sĩ Thái Thuỳ Linh lặn lội từ Hà Nội và TP.HCM chung vai góp sức cùng đồng nghiệp và các tình nguyện viên trong cuộc chiến đẩy lùi Covid-19. Ca sĩ Phương Thanh, Hoàng Phi Kha, Hoa hậu Mai Phương Thuý... không ngại ngần bất cứ việc gì, nào hỗ trợ các bác sĩ hướng dẫn người dân lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vắc xin rồi nấu cơm, cắt tóc...
Mai Phương Thuý chia sẻ: "Thúy rất thương các y bác sĩ. Khi xem tin tức hoặc chứng kiến trực tiếp các y bác sĩ làm việc hăng say, không có thời gian nghỉ ngơi, thậm chí kiệt sức vì khối lượng công việc quá lớn, mới thấm thía câu nói 'Lương y như từ mẫu".
Còn Phương Thanh thì bộc bạch: “Lúc đầu tính đi làm tình nguyện viên vài ngày thôi, giờ đi hơn 1 tháng rồi và chắc sẽ đi hết dịch mới về. Tất cả cảm xúc ở các nơi chúng tôi đến đều thể hiện trong im lặng, lắng vào lòng, tự hiểu cái tình vì nhau, cùng nhau trong lúc này quý giá đến nhường nào”.
Đúng vậy, tình người nơi tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 hoá ra lại là nơi rực sáng đẹp đẽ nhất, khiến chúng ta có niềm tin vào tương lai hơn bao giờ hết! Dịch bệnh nào rồi cũng đi qua, chỉ còn tình người ở lại bên nhau.
Hoa Bằng
Thấy người dân thiếu rau, củ, nam bác sĩ quyết định mở sạp rau 0 đồng. Khi tình hình dịch bệnh căng thẳng, anh tình nguyện tham gia tuyến đầu chống dịch, giao sạp rau lại cho mẹ ở nhà quản lý, điều hành.
" alt=""/>Tình người là thứ rực rỡ nhất nơi tuyến đầu chống dịchVolkswagen Touareg được nhập khẩu từ nhà máy Bratislava ở Slovakia, nơi duy nhất lắp ráp mẫu xe này, cùng với sản phẩm hạng sang Audi Q7 và Porsche Cayenne. Bộ ba sản phẩm "anh em" là những đại diện tiêu biểu của nhóm ba thương hiệu nổi danh nước Đức, vốn có mối liên kết đặc biệt từ quá khứ đến hiện tại.