Ngoài các khoản thu theo quy định của Bộ GD-ĐT và của UBND tỉnh Hải Dương ban hành, còn nhiều khoản thu không hợp lý.
Ngay sau đó, UBND tỉnh Hải Dương đã có văn bản chỉ đạo Sở GD-ĐT làm rõ nội dung báo chí nêu. Kết quả xác minh từ Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương cho thấy, 15/22 khoản thu tại Trường THPT Thanh Miện 3 là không đúng hoặc cao hơn so với quy định.
Việc triển khai các nội dung trong cuộc họp của nhà trường tới giáo viên chủ nhiệm chưa cụ thể, dẫn tới giáo viên chủ nhiệm đã tự ý đưa thêm các khoản thu khác vào nội dung thu và gộp hết số tiền của cả năm học ở một số khoản thành 1 đợt thu không đúng quy định.
Theo Sở GD-ĐT Hải Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Miện 3 chưa nắm bắt đầy đủ các văn bản, quy định hiện hành nên dẫn đến việc triển khai các khoản thu chưa bám sát danh mục các khoản thu được quy định tại Nghị quyết số 08 năm 2022 của HĐND tỉnh Hải Dương và các văn bản khác. Trường có một số khoản thu cao hơn mức trần cho phép, gây dư luận xấu.
" alt=""/>Để lạm thu, 1 hiệu trưởng ở Hải Dương bị đề xuất kỷ luật>> Tự sự của "gái gọi" sinh viên
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư Quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy. Dự thảo đang trong thời hạn lấy ý kiến góp ý đến hết ngày 26/11.
Thông tư khi được ban hành sẽ kèm theo Quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy.
Theo đó, sinh viên nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ tư (tính trong cả khóa học) sẽ bị buộc thôi học. Nếu vi phạm lần đầu tiên sẽ bị khiển trách, lần thứ 2 sẽ bị cảnh cáo, lần thứ 3 sẽ bị đình chỉ có thời hạn.
Còn nếu hoạt động chứa chấp, môi giới mại dâm sẽ chịu hình thức bị buộc thôi học ngay lần đầu tiên bị phát hiện vi phạm. Cùng đó bị giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Dự thảo khung xử lý kỷ luật học sinh, sinh viên cũng cụ thể nhiều nội dung vi phạm với những hình thức xử lý tương xứng, căn cứ trên mức độ vi phạm và số lần tái phạm.
Việc uống rượu bia trong giờ học, say rượu bia khi đến lớp cũng chịu các mức xử lý tương tự như hoạt động mại dâm, tức vi phạm từ lần 1 đến lần thứ 4 sẽ chịu lần lượt các mức bị khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ có thời hạn, buộc thôi học.
Mức xử phạt tương tự cũng được áp dụng với các hành vi khác như: Đánh bạc dưới mọi hình thức; Tàng trữ, lưu hành, truy cập, sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy, tham gia các hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo trái phép; Tham gia biểu tình, tụ tập đông người, khiếu kiện trái quy định của pháp luật…
Bộ GD-ĐT cũng đưa ra hướng xử lý đối với hành vi đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Intenet.
Theo đó, tùy theo mức độ sẽ xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng sẽ giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật
Những hành vi kích động, lôi kéo người khác biểu tình, viết truyền đơn, áp phích trái pháp luật, lần thứ nhất bị phát hiện sẽ bị đình chỉ có thời hạn, lần thứ 2 tái phạm sẽ bị buộc thôi học.
Cá nhân và tập thể học sinh sinh viên nếu xét thấy các hình thức khen thưởng và kỷ luật không thỏa đáng có quyền khiếu nại lên hiệu trưởng.
Nếu nhà trường đã xem xét lại mà chưa thỏa đáng có thể khiếu nại lên cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Được biết, những quy định tại dự thảo này đã xuất hiện tại quy chế công tác sinh viên chương trình đào tạo đại học chính quy, ban hành ngày 5/4/2016. Tại quy chế này, sinh viên sẽ bị buộc thôi học nếu phạm các lỗi như: thi, kiểm tra thay, nhờ thi, kiểm tra thay, nhờ làm hoặc sao chép tiểu luận, đồ án tốt nghiệp (lần thứ 2); tổ chức học, thi, kiểm tra thay, tổ chức làm thay khoá luận, đồ án tốt nghiệp (lần 1); uống rượu, bia trong giờ học, say rượu bia trong giờ học (lần 4); đánh bạc dưới mọi hình thức (lần 4); chứa chấp môi giới mại dâm (lần 1); hoạt động mại dâm (lần 4),v.v..
Theo tìm hiểu của VietNamNet, vào ngày 13/8/2007, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân khi đó đã ký thông tư ban hành quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp hệ chính quy. Quy chế này có kèm phụ lục, thống kê 23 nội dung vi phạm và xử lý kỷ luật. Trong đó, học sinh sinh viên có hoạt động mại dâm lần thứ nhất sẽ bị đình chỉ 1 năm học, hoạt động lần thứ 2 thì bị đuổi học.
Đến ngày 5/4/2016, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận ban hành thông tư 10/2016, quy định quy chế công tác sinh viên các trường đại học hệ chính quy với 27 nội dung vi phạm. Trong đó với hành vi "hoạt động mai dâm" đến lần thứ 4 thì sinh viên mới bị đuổi học.
Đến dịp này, Bộ GD-ĐT mới soạn dự thảo quy chế công tác sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp khối ngành sư phạm (vì các trường cao đẳng, trung cấp khối ngành khác đã được chuyển về Bộ LĐ, TB và XH quản lý). Văn bản dự thảo có nhiều nội dung được xây dựng theo Thông tư 10/2016, chẳng hạn phụ lục cũng gồm 27 nội dung vi phạm.
Tối 29/10, trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, thực hiện kế hoạch rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ GD-ĐT đã xây dựng kế hoạch soạn thảo Thông tư ban hành Quy chế Công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy thay thế Quy chế Công tác HSSV theo QĐ số 42/2007/QĐ-BGDĐT.
Theo kế hoạch, Bộ cũng sẽ rà soát, nghiên cứu sửa đổi một số nội dung quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT cho phù hợp với thực tiễn.
Quá trình soạn thảoThông tư này, Ban soạn thảo đã nhận thấy một số nội dung liên quan đến phụ lục quy định khung xử lý kỷ luật đối với một số hành vi vi phạm của HSSV, trong đó có hành vi vi phạm về hoạt động Mại dâm không còn phù hợp cần phải điều chỉnh khi ban hành Quy chế mới.
Tuy nhiên, trong quá trình cập nhật các phiên bản dự thảo để đưa lên Cổng thông tin điện tử xin ý kiến rộng rãi của nhân dân, Ban soạn thảo đã sơ xuất, chưa cập nhật dự thảo phù hợp nhất.
"Bộ GD-ĐT trân trọng cám ơn các ý kiến góp ý, Ban soạn thảo tiếp thu và hoàn chỉnh dự thảo một cách tốt nhất. Bộ cũng sẽ xem xét kiểm điểm trách nhiệm của Ban soạn thảo và cá nhân có liên quan".
Trao đổi với VietNamNet, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Hà Nội) theo quy định của Pháp lệnh phòng chống mại dâm hiện hành thì “Hoạt động mại dâm” bao gồm các hành vi sau đây: Mua dâm; Bán dâm; Chứa mại dâm; Tổ chức hoạt động mại dâm; Cưỡng bức bán dâm; Môi giới mại dâm; Bảo kê mại dâm; Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm; Các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong dự thảo đã sử dụng cụm từ “Hoạt động mại dâm” theo từng lần với từng mức kỷ luật lại còn một mục quy định về “Chứa chấp, môi giới mại dâm” để xác định lần 1 bị phát hiện là buộc thôi học. Còn các hành vi thuộc hoạt động mại dâm khác như: Cưỡng bức bán dâm; Bảo kê mại dâm; Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm; Các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm cũng rất nguy hiểm cho xã hội, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải vi phạm tới lần thứ 4 mới bị buộc thôi học. Cách mô tả và ấn định mức xử lý kỷ luật như vậy chưa khoa học, chưa phù hợp với các văn bản pháp luật quy định về mức chế tài với các hành vi này.
Đỗ Thị Thu (sinh viên Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) cho rằng: “Đuổi đi thì đảm bảo tên tuổi của nhà trường nhưng lại không giải quyết được vấn đề. Em nghĩ nhà trường không nên đuổi học. Bởi có đuổi thì vẫn hoạt động thôi và bản chất xã hội tránh nào được người này người kia. Là sinh viên sư phạm, là nhà giáo dục em nghĩ phải có trách nhiệm với những người đó. Giờ thấy thế mà hắt hủi, xóa đi cơ hội làm lại của họ thì còn gọi gì là giáo dục. Em nghĩ vẫn nên cho các bạn ấy cơ hội được đi học tiếp cùng với những hình thức giáo dục, hỗ trợ để thay đổi. Đó mới là giáo dục”.
Một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật dự kiến của thông tư dành cho sinh viên ngành sư phạm như sau:
Nguồn: Bộ GD-ĐT |
Thanh Hùng
Các sinh viên đã phân tích tình huống giả định nếu không may "lỡ" có thai khi còn đang trên ghế giảng đường đại học.
" alt=""/>Sinh viên sư phạm hoạt động mại dâm đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi họcThông tin trên được Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức chia sẻ tại cuộc họp báo về Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần V sẽ diễn ra vào 15-16/12 tới đây.
![]() |
Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức (giữa) và GS Vũ Minh Giang tại họp báo Hội thảo Việt Nam học lần thứ V. Ảnh: Lê Văn. |
Theo ông Đức, trên nếu tìm kiếm từ khóa Trung Quốc trên cơ sở dữ liệu thì có khoảng 600 ngàn bài bao gồm các nghiên cứu từ khoa học xã hội, khoa học nhân văn, kinh tế; khoa học tự nhiên, y học; công nghệ và môi trường…
Tương tự đối với từ khóa “Thái Lan” cũng tìm được hơn 60.000 bài. Trong cơ sở dữ liệu này, có gần 40.000 bài nghiên cứu về Việt Nam.
"Như vậy, mặc dù số lượng bài báo thấp hơn các nước song có thể thấy, Việt Nam đã là một đối tượng nghiên cứu được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm" - ông Đức cho hay.
Con số hơn 50% các bài báo quốc tế nghiên cứu về Việt Nam cũng cho thấy, các nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn không hề khó công bố trên các tạp chí quốc tế.
Một điểm đáng chú ý khác là trong 10 đơn vị có nhiều công bố quốc tế nhất về Việt Nam đã có tên 5 cơ sở của Việt Nam, lần lượt là: ĐHQGHN, Viện hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Cần Thơ và ĐHQG TPHCM.
Tuy nhiên, hiện nay, đơn vị có nhiều kết quả nghiên cứu và công bố quốc tế về Việt Nam nhất cũng thuộc về nước ngoài.
Ông Nguyễn Hữu Đức cho rằng, sự quan tâm của các học giả quốc tế về Việt Nam chính là lý do ĐHQGHN muốn tăng cường kết nối, xây dựng mạng lưới các nhà nghiên cứu về Việt Nam nhằm phục vụ cho sự phát triển của Việt Nam. Đây cũng là mục tiêu tổ chức Hội thảo Việt Nam học lần thứ V năm nay.
Nếu như các hội thảo trước đây tập trung vào lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với nội dung Việt Nam học "truyền thống" thì hội thảo năm nay sẽ đề cập đến nội dung nghiên cứu Việt nam rộng hơn, quan tâm cả đén vấn đè giáo dục - đào tạo, chuyển giao công nghệ và biến đổi khí hậu.
Ngoài các nội dung chuyên môn, thông qua hội thảo sẽ có những đóng góp trực tiếp đến việc hoạch định ra các chủ trương, chính sách cho các cấp lãnh đạo, quản lý của Việt Nam.
Chia sẻ tại họp báo, GS Vũ Minh Giang, ĐHQGHN cho rằng, việc lắng nghe các nhà khoa học quốc tế trình bày nghiên cứu của họ về Việt Nam giống như việc chúng ta soi gương để nhìn nhận chính xác hơn về bản thân mình.
Bên cạnh đó, hội thảo quốc tế như Hội thảo Việt Nam học sẽ là kênh quảng bá hình ảnh Việt Nam hiệu quả với thế giới.
Lê Văn
" alt=""/>Hơn 50% nghiên cứu về Việt Nam là của học giả nước ngoài