Uniphore - Giải pháp tự động hoá đàm thoại tổng đài bằng A.I
Uniphore là công ty toàn cầu cung cấp giải pháp tự động hóa đàm thoại. Uniphore thành lập năm 2008 tại Viện Công nghệ Ấn Độ Madras, có hai trụ sở chính tại Mỹ và Ấn Độ cùng các văn phòng tại Spain, Israel, Japan, và Singapore.
Uniphore tập trung vào xây dựng giải pháp tự động hoá các cuộc hội thoại qua hệ thống tổng đài với A.I nhằm tối ưu hoá hiệu quả các cuộc hội thoại giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, tối ưu hoá dịch vụ và nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Đây là một nền tảng low code/no code (chương trình phát triển phần mềm chỉ yêu cầu rất ít mã nguồn hoặc không cần viết mã nguồn) toàn diện và hiệu quả, kết hợp AI đàm thoại, tự động hóa quy trình làm việc và tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) với trải nghiệm thân thiện với người dùng doanh nghiệp trong một nền tảng tích hợp duy nhất để chuyển đổi và thay đổi mọi mặt trải nghiệm của khách hàng trong mọi ngành nghề.
Đại dịch Covid - 19 khiến các doanh nghiệp, tổ chức phải đổi mới và hiện đại hóa ngay quy trình chăm sóc, tiếp cận khách hàng bằng các công nghệ tân tiến. Chìa khoá của chuyển đổi nằm ở các giải pháp U-Analyze, hệ thống lắng nghe trực tiếp các cuộc đàm thoại và phân tích cảm xúc, nhu cầu, động lực và vấn đề của khách hàng bằng công nghệ A.I; Hỗ trợ nhân viên tổng đài khi tư vấn khách hàng với U-Assist. Đối với góc độ doanh nghiệp, Callbot trả lời tự động bằng giọng nói support trực tiếp khách hàng khi liên hệ tới tổng đài của doanh nghiệp không cần trợ giúp của tổng đài viên thông qua U-Self Serve, nhận diện, xác thực danh tính nhân viên, khách hàng bằng giọng nói qua cuộc gọi thoại hoặc đoạn ghi âm cuộc gọi với U-Trust.
CMC Telecom - đối tác chiến lược của Uniphore tại Việt Nam
Với triết lý hiểu biết sâu sắc khách hàng và đồng hành dẫn dắt doanh nghiệp, trên C.Open, các doanh nghiệp SME được tư vấn chiến lược doanh nghiệp về thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, khách hàng, tối ưu quản trị vận hành, chi phí và sáng tạo, đổi mới mô hình kinh doanh.
Doanh nghiệp chỉ cần “1 click” và mất 5 phút để cùng C.Open thực thi chiến lược chuyển đổi số thông qua những nhóm sản phẩm dịch vụ chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp: quản trị nhân sự, quản trị công nghệ, quản trị giao nhận, quản trị bán hàng, quản trị văn phòng, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và tối ưu quản trị, vận hành. Để đưa ra được những lời khuyên, gợi ý phù hợp cho từng nhu cầu của mỗi doanh nghiệp, C.Open sở hữu đội ngũ chuyên gia đầu ngành của CMC Telecom có kiến thức và chuyên môn sâu rộng trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và tài chính.
Bên cạnh đó, lộ trình triển khai giải pháp “Tự động hoá tổng đài" của CMC Telecom theo đúng chuẩn Uniphore, từ quá trình tư vấn đến cài đặt triển khai sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch “Chuyển hóa tự động” với Uniphore của mình phù hợp nhất và luôn được hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ chuyên gia.
C.Open cung cấp những tư vấn chuyên sâu cho các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như Ngành bán lẻ, Logistic, Ngành hàng tiêu dùng, Tài chính, Chăm sóc sức khỏe, Bất động sản… thông qua các câu chuyện thành công của các doanh nghiệp đã ứng dụng chuyển đổi số. Bên cạnh chức năng tư vấn về chuyển đổi số, hệ sinh thái của C.Open là những sản phẩm của CMC Telecom với các đối tác công nghệ lớn trên thế giới như Microsoft, Google, Amazon cũng như các sản phẩm Made in Vietnam dành riêng cho đặc thù thị trường Việt. C.Open là một hệ sinh thái do CMC Telecom nghiên cứu, phát triển và xây dựng cùng với các đối tác hàng đầu Việt Nam và thế giới. |
Thúy Ngà
" alt=""/>Giải pháp tự động hoá tổng đài đàm thoại bằng A.I trên nền tảng C.OpenCác bị cáo tại tòa (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
Trả lời câu hỏi của luật sư, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng quy kết. Nhóm các bị cáo bị xét xử về tội Nhận hối lộ đều khẳng định không đòi hỏi lợi ích vật chất từ bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil.
Nhận hối lộ tại phòng làm việc Bộ Công Thương
Trong số các bị cáo bị xét xử về tội Nhận hối lộ có bị cáo Hoàng Anh Tuấn (cựu Vụ phó Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương).
Bị cáo Tuấn bị cáo buộc nhận hối lộ qua giới thiệu. Bà Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Xuyên Việt Oil) liên lạc với ông Tuấn trao đổi xin cấp lại giấy phép kinh doanh xăng dầu và đề nghị được giúp đỡ.
Khoảng tháng 6/2021, bà Hạnh cử nhân viên đến gặp và đưa 5.000 USD cho ông Tuấn và được người này đồng ý giúp đỡ.
Khi Xuyên Việt Oil nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tại bộ phận một cửa của Bộ Công Thương không được chấp nhận vì hồ sơ chưa đáp ứng điều kiện về cầu cảng chuyên dụng, kho tiếp nhận xăng dầu và hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định.
Bị cáo Tuấn (áo xám, bìa trái) xin giảm nhẹ hình phạt (Ảnh: T.V.).
Bà Hạnh tiếp tục liên lạc với ông Tuấn để nhờ giúp đỡ. Sau khi thực hiện theo hướng dẫn, bà Hạnh cử nhân viên đến gặp ông Tuấn.
Cựu Vụ phó Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương đã dẫn vị nhân viên lên phòng làm việc của ông Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương).
Tại đây, ông Tuấn và ông Đông đã nhận túi quà có 250.000 USD (tương đương 5,6 tỷ đồng). Sau đó, 2 người phân chia số tiền trên thành 2 phần, trong đó ông Đông giữ lại 20.000 USD và đưa 130.000 USD cho Tuấn.
Ngày 12/11/2021, đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương do ông Hoàng Anh Tuấn làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu của Xuyên Việt Oil và được bà Hạnh hối lộ 10.000 USD.
Mặc dù không thực hiện việc kiểm tra thực tế đầy đủ các đại lý bán lẻ, cầu cảng, kho tiếp nhận xăng dầu mà Xuyên Việt Oil kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp phép, nhưng Hoàng Anh Tuấn vẫn ký biên bản xác nhận Công ty Xuyên Việt Oil cơ bản đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.
Ngày 19/11/2021, trên cơ sở đề xuất của ông Tuấn, ông Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) đã ký ban hành giấy phép cho Xuyên Việt Oil, có giá trị đến hết ngày 19/11/2026.
Tại tòa, ông Tuấn khai không đòi hỏi lợi ích gì từ bà Mai Thị Hồng Hạnh.
Trả lời câu hỏi vì sao không kiểm tra 100% các đại lý của Xuyên Việt Oil có trong hồ sơ, ông Tuấn cho biết ông được lãnh đạo Bộ Công Thương giao rất nhiều nội dung, trong đó có xăng dầu.
Thời điểm ông đi kiểm tra khoảng tháng 8, tháng 9/2021 - đây là thời điểm TPHCM xảy ra dịch Covid-19. Ông được lãnh đạo Bộ Công Thương cử vào để cùng Sở Công Thương của 19 tỉnh thành miền Nam đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu, trong đó có mặt hàng xăng dầu.
Sau TPHCM, nhiều nơi ở phía bắc cũng giãn cách xã hội, ông Tuấn không thể đi hết các địa điểm, trong khi đại lý của Xuyên Việt Oil ở rất nhiều tỉnh thành.
"Tôi làm hết trách nhiệm của mình chứ không lơ là. Xuyên Việt Oil là doanh nghiệp lớn, không phải cấp mới giấy phép mà là cấp lại. Xuyên Việt Oil đáp ứng 30-40% nguồn cung đáp ứng xăng dầu cho TPHCM.
Trong khi đó, nhiệm vụ của Bộ Công Thương là tạo ra nguồn cung xăng dầu, đảm bảo an ninh năng lượng nên đây là việc tối quan trọng do đó việc cấp giấy phép cần phải làm nhanh", bị cáo Tuấn khai nhận.
Khi được hỏi tại sao nhận 250.000 USD không báo cáo cho tổ chức mà chia cho Trần Duy Đông, bị cáo Tuấn khai đã biết hành vi của mình là sai trái và xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Phó Giám đốc Xuyên Việt Oil than hiểu biết pháp luật hạn chế
Trong vụ án này, bà Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận có nhiều sai phạm, gây thất thoát tài sản Nhà nước 1.244 tỷ đồng và đưa hối lộ 22 lần cho nhiều cán bộ, công chức với tổng số tiền 31,6 tỷ đồng.
Một trong số đồng phạm giúp sức cho bà Hạnh thực hiện hành vi phạm tội là Nguyễn Thị Như Phương (Phó giám đốc Xuyên Việt Oil).
Bà Phương bị cáo buộc có hành vi sai phạm, giúp sức cho Hạnh về trích lập, quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu, liên đới gây thiệt hại 219 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Thị Như Phương tại tòa (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
Tại tòa, bà Hạnh khai bị cáo Phương là em họ nên đưa vào Xuyên Việt Oil làm việc.
Còn bị cáo Phương khai mình làm theo chỉ đạo của bà Hạnh và thời điểm thực hiện hành vi giúp sức không biết là vi phạm pháp luật. Được những người tiến hành tố tụng giải thích, cho xem các tài liệu, bà đã nhận ra được lỗi lầm của mình.
Bên cạnh đó, bị cáo Phương cho rằng mình thiếu kinh nghiệm quản lý, hiểu biết pháp luật bị hạn chế nên đã có hành vi giúp sức cho bà Hạnh gây thiệt hại, thất thoát tài sản Nhà nước.
Bị cáo nói hiện gia đình mình có hoàn cảnh khó khăn, cha bệnh nặng, nên xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Qua 2 ngày làm việc, HĐXX đã xong phần xét hỏi và bắt đầu tranh luận vào ngày 25/11.
" alt=""/>Hai cựu lãnh đạo ở Bộ Công Thương chia nhau 250.000 USD