Chế độ đãi ngộ thầy trò trường chuyên
Theo dự thảo Nghị quyết, giáo viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư về công tác tại trường chuyên, cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên sẽ được hỗ trợ mức 1 tỷ đồng/người.
Giáo viên có trình độ tiến sĩ về công tác tại trường chuyên, có cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên sẽ được hỗ trợ tiền 300 triệu đồng/người.
Sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, hệ chính quy sau khi được tiếp nhận về công tác tại trường sẽ được hỗ trợ đi học nâng cao trình độ chuyên môn trong và ngoài nước với mức hỗ trợ 100 triệu đồng/người và cam kết phải công tác ít nhất 10 năm tại trường THPT chuyên sau khi hoàn thành khóa học.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Về chế độ đãi ngộ đối với giáo viên công tác và giảng dạy tại trường THPT chuyên, giáo viên giảng dạy các môn chuyên, giáo viên dạy song ngữ các môn chuyên sẽ được hưởng hỗ trợ hàng tháng bằng 150% mức lương cơ sở, thời gian hưởng 10 tháng/năm.
Giáo viên giảng dạy song ngữ các môn không chuyên được hưởng hỗ trợ hàng tháng bằng 120% mức lương cơ sở, thời gian hưởng 10 tháng/năm.
Với học sinh trường THPT chuyên có hộ khẩu tại các huyện của tỉnh hoặc nhà ở cách trường trên 15 km được hỗ trợ kinh phí bằng 0,15 lần mức lương cơ sở/tháng/học sinh trong 9 tháng/năm.
Những học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ thì không được hưởng chế độ theo quy định của chính sách này.
Chính sách hỗ trợ cho thầy trò tham gia thi học sinh giỏi
Dự thảo Nghị quyết cũng có chính sách hỗ trợ cho học sinh tham gia đội tuyển của tỉnh dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi khoa học kỹ thuật quốc gia, thi học sinh giỏi quốc tế và khu vực quốc tế.
Học sinh tham gia đội tuyển của tỉnh được chọn dự thi học sinh giỏi quốc gia trong thời gian ôn luyện được hỗ trợ bằng 0,1 lần mức lương cơ sở/ngày/học sinh, thời gian hỗ trợ không quá 90 ngày/năm.
Học sinh tham gia đội tuyển của tỉnh được chọn dự thi học sinh giỏi quốc gia, trong thời gian bồi dưỡng, ôn luyện ở ngoài tỉnh được hỗ trợ tiền tàu xe, mỗi lần đi về bằng 0,15 lần mức lương cơ sở/học sinh; hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ, tiền sinh hoạt phí bằng 0,3 lần mức lương cơ sở/ngày/học sinh, thời gian hỗ trợ không quá 30 ngày/năm.
Học sinh trong đội tuyển quốc gia tập huấn tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc tế và khu vực quốc tế được hỗ trợ chi phí ăn, nghỉ, đi lại và học tập trong thời gian tham gia tập huấn bằng 100% mức lương cơ sở/ngày/học sinh, số ngày được hưởng không quá 30 ngày/học sinh/năm.
Theo dự thảo này, tỉnh cũng sẽ hỗ trợ một lần cho học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, học sinh giỏi quốc tế và khu vực quốc tế như sau: Giải Nhất: 10 triệu đồng/giải; Giải Nhì: 8 triệu đồng/giải; Giải Ba: 5 triệu đồng/giải; Giải Khuyến khích: 3 triệu đồng/giải.
Cùng đó, chi cho giáo viên ôn luyện, bồi dưỡng đội tuyển của tỉnh dự thi học sinh giỏi quốc gia với mức bằng 0,8 lần lương cơ sở/buổi dạy (4 tiết), thanh toán theo số buổi dạy thực tế và không quá 90 buổi cho mỗi đội tuyển Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí; các đội tuyển có phần thi thực hành: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tin học không quá 100 buổi/đội tuyển.
Chi trả tiền thuê chuyên gia đầu ngành, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ ôn luyện đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia với mức bằng 2 lần lương cơ sở/buổi dạy (4 tiết), thanh toán theo số buổi dạy thực tế và không quá 30 buổi/đội tuyển.
Nếu được thông qua, nguồn kinh phí thực hiện các việc trên sẽ do ngân sách nhà nước của tỉnh Hòa Bình đảm bảo.
Thanh Hùng
Để hệ thống trường chuyên tiếp tục phát huy được những hiệu quả, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách xây dựng trường chuyên tư thục.
" alt=""/>Hòa Bình đề xuất hỗ trợ 1 tỷ đồng cho giáo sư, phó giáo sư về dạy trường chuyên"Đến hẹn lại lên, ngày 26/1, bác Nguyễn Kim Thuý tiếp tục trao tặng 20 suất học bổng cho các em nghèo có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi, mỗi suất 200.000 đồng. Đồng thời chị Nguyễn Thị Thuý cũng đã tặng 26 phần quà gồm dụng cụ học tập, giày dép và 1 bộ quần áo! Tổng kinh phí 9.200.000 đồng..."
"Thật cảm phục trước tấm lòng sẻ chia, yêu thương vô bờ bến của cô Nguyễn Kim Thúy dành cho các cháu học sinh nghèo hiếu học huyện Hoàng Su Phì - Hà Giang. Cô đã dành 35 suất học bổng, mỗi xuất 200.000 đồng/tháng/học sinh cho các cháu học sinh nghèo hiếu học thuộc các đơn vị trường: TH&THCS Tèn Phìn, TH&THCS Thàng Tín, TH&THCS Túng Sán, TH&THCS Bản Péo và 20 suất quà tết, mỗi suất 200.000 đồng cho trường Tiểu học Bản Phùng. Báo cáo cô con đã hoàn thành nhiệm vụ, thay mặt các trò con chúc cô có nhiều sức khỏe, luôn vui vẻ, gặp nhiều may mắn, an khang thịnh vượng (Tổng số tiền: 11.000.000 đồng)...
![]() |
Cô Nguyễn Kim Thúy |
"Thú thực, lúc đó cô không biết làm gì hơn..."
Cô Nguyễn Kim Thúy năm nay đã hơn 70 tuổi. Vốn là “gái phố cổ” – được sinh ra và lớn lên tại Phố Hàng Ngang, Hà Nội – nhưng sau khi tốt nghiệp sư phạm Văn, cô được phân công về dạy tại Trường THPT Thuận Thành số 1 (Bắc Ninh).
Đây là ngôi trường đầu tiên cô công tác, và cũng chỉ dạy ở vùng đất này khoảng 4 năm, nhưng mối lương duyên của cô với mảnh đất này kéo dài đến tận ngày nay.
Cô Thúy chia sẻ do hoàn cảnh mà cô không thể gắn bó lâu dài với nghề dạy học, song không vì thế mà cô không yêu nghề. Năm 2000, sau khi đã trải qua rất nhiều công việc ở nhiều nơi, một ngày, cô Thúy về thăm trường cũ. Và sự ra đời của quỹ học bổng mang tên cô giáo Nguyễn Kim Thúy cũng rất tình cờ từ lần về thăm này.
“Về trường, cô nghe nói chuyện và thấy hoàn cảnh một số cháu mồ côi, trời rét không đầy đủ quần áo, học lớp 11, 12 mà gầy nhom. Cô trông thương quá nên bột phát nghĩ ra việc trao học bổng cho học sinh ở trường, khuyến khích các cháu vượt khó học tập.
Thú thực, lúc đó cô cũng không biết làm gì hơn được” – cô Thúy nhớ lại.
“Lúc đầu, cô cũng chỉ có 2 triệu đồng cho 10 cháu mỗi tháng, nhưng các cháu rất phấn khởi. Sau này, cô mới có điều kiện cho nhiều hơn”.
Sau khi thấy hiệu quả của quỹ học bổng khuyến học của trường Thuận Thành, thầy Nguyễn Tiến Chấn – người hiệu trưởng đầu tiên của trường, khi đó đã nghỉ hưu - mới đứng ra lập Quỹ khuyến học của huyện Thuận Thành và phát động phong trào ở một số trường. Sau đó, ở Bắc Ninh, nhiều trường đã lập quỹ khuyến học cho học sinh.
![]() |
Các em học sinh Trường THPT Thuận Thành số 1 được nhận Học bổng Nguyễn Kim Thúy – Tháng 10 /2021 |
20 năm qua, đã có hàng nghìn người con Thuận Thành nhận học bổng từ Quỹ Nguyễn Kim Thúy. Có những nhà mà cả 2 anh em cùng được hỗ trợ từ quỹ học bổng này. Hay có những học trò cũ của cô Thúy lại có cháu nhận được học bổng mang tên cô.
Cô Thúy nói có những niềm vui nhỏ nhưng bất ngờ mà cô nhận được từ những gì mình đã trao đi.
“Cô sống ở Sài Gòn, có lần đi chợ mua đậu phụ, thấy bìa đậu ngon mới hỏi thăm người bán thì họ nói đậu làm theo kiểu ở quê của họ. Cô hỏi thăm họ quê ở đâu thì nói ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Cô lại hỏi đùa rằng có biết cô giáo Thúy không thì họ nói ngay là biết chứ, cô giáo có quỹ học bổng chứ gì. Quả thật, khi nghe nói vậy cô rất xúc động”.
Nhưng niềm vui của cô không chỉ là việc “ai cũng biết tên cô Thúy”.
Có lần con trai cô - là Phó TGĐ của một tập đoàn về nông nghiệp – cần tuyển người sang Cu ba làm việc. Anh hào hứng về kể với cô rằng có bạn đến phỏng vấn xin việc lại chính là người ở Thuận Thành, từng nhận học bổng của cô.
“Rồi mới đây, có một bạn gọi điện nói chuyện với cô tới 5h đồng hồ. Bạn đó nói khi đi học từng nhận học bổng của cô, và việc này đã tác động mạnh mẽ tới bạn. Bạn đã rất xúc động và tự đặt mục tiêu phấn đấu để làm như vậy. Đến nay, khi đã thành đạt và mới tạo lập một quỹ học bổng hỗ trợ 10 học sinh đàn em, bạn đó mới “dám” gọi điện cho cô để chia sẻ.
Cô cảm thấy rất vui, thấy mình may mắn khi những suất học bổng của mình đem lại tác động tích cực cho các bạn học sinh”.
Có một cậu học trò được cô hỗ trợ trong thời gian dài mà thậm chí cô không biết mặt. “Có lần, cô bày tỏ mong muốn với các thầy ở Thuận Thành là muốn hỗ trợ một em có hoàn cảnh khó khăn học giỏi nhưng học y để trở thành bác sĩ” – cô Thúy kể về một trường hợp mà cô “gắn bó”. Vậy là trong suốt thời gian nam sinh này học y, mỗi tháng cô đều đặn gửi 600.000 đồng. Rồi khi cậu học bác sĩ nội trú, cô lại hỗ trợ tiếp 2 năm cho đến khi cậu học trò năm nào ra làm nghề.
![]() |
Trao học bổng của cô Thúy cho học sinh ở xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp |
May mắn vì giúp được người khác
Cô Thúy chia sẻ rằng khi mới bắt đầu, cô cũng không nghĩ đến việc có thể duy trì quỹ đến hơn hai mươi năm qua.
“Thực sự là cô không nghĩ làm được đến như thế này. Càng làm cô càng thấy thương, nên cứ tiếp nối”.
Thầy Nguyễn Tiến Chấn cũng từng nói: “Có những người giúp cho quỹ có thể đưa ra một lúc 20, 50 triệu đồng rồi thôi, ai muốn làm gì nữa thì làm. Nhưng cô Thúy cứ đều đặn hàng tháng đi gửi tiền cho các cháu, đấy mới là việc khó”.
Không chỉ khuyến học ở Thuận Thành, cô Thúy còn hỗ trợ học sinh ở Hà Giang, Đồng Tháp... Không chỉ hỗ trợ học sinh nghèo học giỏi, cô còn hỗ trợ cả học sinh nghèo dù không giỏi nhưng vẫn nỗ lực đến trường…
Cô Thúy tự nhận mình là người “đầu óc không lúc nào thảnh thơi, cứ loay hoay nghĩ việc giúp chỗ nọ hay làm được gì cho chỗ kia, nhưng như một lẽ tự nhiên, việc thiện của cô gắn bó nhiều với trường lớp, học trò.
Cô cũng từng đóng góp xây cầu ở Trà Ôn (Vĩnh Long), mua quần áo cũ để lựa đóng thùng gửi chở lên miền núi, lập nhóm may quần áo ấm - cũng duy trì hàng chục năm nay - gửi áo ấm cho các bé ở miền núi phía Bắc, hỗ trợ một số điểm trường ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) xây nhà vệ sinh, xây bếp, lợp mái nhà, mua mũ, mua ủng cho học sinh...
“Có những điểm trường cô lên thấy cơm của các cháu có đậu hũ với một ít thịt, mà cô nghĩ mùa đông các cháu cần thêm dinh dưỡng nên cô ủng hộ bằng cách hàng tháng hỗ trợ khoảng một triệu đồng, bày cho các các cô giáo công thức làm món thịt chưng nước mắm với đường để thêm vào đồ ăn cho các cháu. Mùa rét có nước mắm mặn rất tốt cho sức khỏe” – cô Thúy kể.
![]() |
Học sinh ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) nhận học bổng của cô Thúy |
“Trời cho cô khá, cũng có tính thảo, hay quan tâm những chuyện đâu đâu, rất dễ chạnh lòng… Nhưng cô không nghĩ đến chuyện “xởi lởi trời cho” khi làm những việc này, mà chỉ thấy rất thương, muốn giúp đỡ. Khi giúp được, cô cảm thấy hạnh phúc, nhẹ người và vui, lại cứ nghĩ mình may mắn quá giúp được người khác”.
Phương Chi
Trong 8 năm, thầy Vỹ và bạn bè đã vận động xin tài trợ để xây mới 40 điểm trường, 30 điểm trường được sửa chữa và hỗ trợ trang thiết bị phòng học như điện năng lượng mặt trời, bàn ghế, bảng, sách vở…
" alt=""/>Cựu giáo viên Văn và quỹ khuyến học hơn 20 nămCục An toàn thông tin cho hay, qua công tác giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC thuộc Cục ghi nhận thông tin liên quan đến mã độc Redline Stealer được sử dụng để tấn công vào hệ thống thông tin của nhiều cơ quan, tổ chức trên toàn cầu.
Do vậy, để bảo vệ hệ thống thông tin của đơn vị mình, góp phần bảo đảm an toàn cho không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin khuyến nghị đơn vị chuyên trách CNTT, an toàn thông tin của bộ, ngành, địa phương; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet và nền tảng số cùng các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại kiểm tra, rà soát để xác định hệ thống có bị ảnh hưởng bởi mã độc Redline Stealer.
Các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cũng được yêu cầu chủ động theo dõi những thông tin liên quan đến mã độc đánh cắp thông tin Redline Stealer nhằm thực hiện nâng cấp lên phiên bản mới nhất để tránh nguy cơ bị tấn công.
Cục An toàn thông tin còn khuyến nghị các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trên toàn quốc tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời, thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.
Phát hiện gần 89.000 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin trong các hệ thống
Trước đó, ngày 17/4, với mục đích bảo đảm an toàn không gian mạng Việt Nam, duy trì hoạt động ổn định của các hệ thống thông tin trong thời gian nghỉ lễ 30/4, 1/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ TT&TT đã đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý.
Một trong những việc Bộ TT&TT đề nghị các đơn vị tập trung là rà soát, kiểm tra, đánh giá, khắc phục các lỗ hổng bảo mật; chủ động săn lùng mối nguy hại và bóc gỡ phần mềm độc hại cho toàn bộ máy chủ, máy trạm trong hệ thống mạng.
Cùng với đó, cần củng cố và ưu tiên nguồn lực, nhân lực cho nhiệm vụ ứng trực, giám sát 24/7; theo dõi thường xuyên, liên tục các hệ thống ‘Giám sát an toàn thông tin tập trung’, ‘Phòng chống mã độc tập trung’ nhằm đảm bảo phát hiện, xử lý và khắc phục kịp thời tấn công mạng cũng như các cảnh báo về mã độc.
Thông tin về tình hình an toàn thông tin mạng Việt Nam trong tháng 3 vừa qua, Cục An toàn thông tin cho biết, trong tháng, Hệ thống giám sát kỹ thuật của NCSC đã ghi nhận 88.990 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các máy chủ, máy trạm, hệ thống thông tin của các cơ quan tổ chức nhà nước.
Hệ thống giám sát, rà quét từ xa của NCSC cũng đã phát hiện hơn 1.600 lỗ hổng trên 5.000 hệ thống đang được mở công khai trên Internet. Các chuyên gia trung tâm này cũng đã ghi nhận 12 lỗ hổng mới được công bố, có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng và cao có thể bị lợi dụng để tấn công, khai thác vào các hệ thống của các cơ quan, tổ chức.
“Các lỗ hổng này là các lỗ hổng tồn tại trên các 4 sản phẩm phổ biến của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Vì thế, các đơn vị cần thực hiện kiểm tra toàn diện và rà soát hệ thống của mình giúp xác định hệ thống có sử dụng các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng không, nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời để bảo vệ an toàn thông tin. Đồng thời, liên tục cập nhật thông tin về các lỗ hổng mới, các xu hướng tấn công trên không gian mạng”, chuyên gia Cục An toàn thông tin khuyến nghị.
Bên cạnh đó, trong tháng 3, NCSC đã phát hiện 9 hệ thống của các đơn vị có kết nối đến hạ tầng botnet (mạng máy tính ma - PV). Trung tâm đã thực hiện chia sẻ các thông tin botnet này đến các đơn vị thông qua hệ thống phát hiện cảnh báo sớm botnet.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần nghiên cứu những thông tin về các nguy cơ rủi ro đã được cảnh báo và thực hiện rà soát hệ thống, xử lý các vấn đề về an toàn thông tin mạng trong hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình.