- Những câu chuyện kiếm bạc tỷ trong thời sốt đất luôn thôi thúc những nhà đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, cũng không ít người tay trắng khi vận dụng “công thức" giàu nhanh.Triệu người mua nhà, đây là bí mật hiếm người biết
Hoa hậu lao vào địa ốc, đời không như mơ
Thương vụ đổi đời
Sau vài năm mở sàn môi giới, thấy khả năng kiếm lợi nhuận không cao, lại bị chủ đầu tư giữ phí, anh N bắt đầu chuyển hướng. Muốn giàu phải đầu tư. Đây là bài học từ rất nhiều đại gia bất động sản đi trước. Làm môi giới mỗi sản phẩm bán ra, hoa hồng thông thường chỉ được vài ba chục triệu, trừ chi phí các loại, lời lãi không bao nhiêu.
“Nếu may mắn, dự án bán nhanh trong 2-3 tháng thì có lời. Gặp dự án bán nửa năm không xong thì gần như xác định lỗ. Chủ đầu tư có thể lời tiền trăm triệu trên mỗi sản phẩm. Chứ môi giới lời dự án này đắp qua dự án khác, rồi chi phí cố định trong thời gian không có hàng chủ lực sẽ ăn mòn hết lợi nhuận”, N. chia sẻ.
 |
Bất động sản thời sốt luôn tiềm ẩn cơ hội đan xen rủi ro |
Đầu năm 2018, thấy thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đang dần nóng lên, N. cũng về khu vực này tìm cơ hội. Sau 3 tìm hiểu, gặp nhiều cò địa phương, N đã gặp được một chủ đất có lô đất mặt tiền, có thể phân được 100 lô. Ông chủ đất không có nhiều kinh nghiệm về bất động sản, nên muốn giao cho N. làm hết mọi việc triển khai bán hàng.
Ý tưởng đầu tư đã loé lên trong đầu N. Chủ đất ra giá khoảng 8 triệu/m2, mức giá được N. đánh giá là khá hợp lý. Tuy nhiên, giá trị khu đất tính ra khoảng 80 tỷ, trong khi trong tay N. chỉ có chưa đầy 1 tỷ. Đây là thời điểm cân não. N. nhẩm tính đất khu này có thể bán lên 12 triệu/m2, mỗi lô lời 400 triệu, trừ chi phí lãi ròng cũng được 300 triệu/lô. Vấn đề là làm sao chốt giá mua với chủ đất và bán lại cho khách.
Với mức giá chủ đất đưa ra, N. không đàm phán giảm giá, mà chỉ đàm phán giãn tiến độ thanh toán. Số tiền có sẵn chưa đầy 1 tỷ, N. phải cắm nhà và xe để vay thêm 3 tỷ. Nhờ tài thương lượng, N đã chốt với chủ đất bán sỉ cho N. 100 lô, đặt cọc 3 tỷ, sau 2 tháng thanh toán đủ 30%.
Trong thời gian đàm phán, N. cũng đã cho môi giới tự chạy thị trường trước để đo hiệu ứng. Do vậy, vừa chốt xong cọc, N. tự tin gom các sàn môi giới chạy phân khúc đất nền cùng vào phân phối, với mức phí khá hấp dẫn. Mục tiêu là bán nhanh để huy động vốn cho đợt thanh toán tiếp theo.
Thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu tăng nhiệt, khách quan tâm tăng lên, nhiều sàn vào gom khách đã tạo hiệu ứng tốt. Sau 1,5 tháng triển khai, lượng khách hàng đã lên đến 300, trong khi dự án chỉ có 100 sản phẩm. Đợt mở bán gần như cháy hàng và thành công mỹ mãn. Với 3 tỷ đặt cọc, nhờ tính toán và có phần may mắn, N đã nhầm tính có lời 30 tỷ. Thương vụ khiến N. từ một sàn môi giới cò con trở thành có “máu mặt” trong giới địa ốc.
Coi chừng mất trắng
Câu chuyện “lướt cọc” như N., không phải là hiếm, khi thị trường bất động sản nóng sốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ “máu liều” và suôn sẻ theo sự tính toán trước. Đặc biệt, khi thị trường biến động nhanh thì rất khó trở tay.
Từ đầu năm 2018, khi một vài thị trường tỉnh tăng nhiệt, thì các quận ven TP.HCM đã có sự giảm nhiệt, mất thanh khoản. Không ít trường hợp đã bị mất cọc vì tính lướt nhưng không thành.
Mới đây, giao dịch một lô đất lớn ở quận 9, trị giá hơn 70 tỷ, đã “gãy cọc”, khách mua bị xử mất trắng hơn 7 tỷ. Thương vụ này trở thành điểm nóng, không chỉ vì giá trị giao dịch khá lớn, mà sau đó, nhiều đối tượng giang hồ đã xuất hiện và quấy rối bên bán, vì xử mất cọc.
Được biết, việc đối tượng hung dữ tới gây mất trật tự, dán băng rôn có hình ảnh, số điện thoại và bêu xấu Tổng Giám đốc công ty bán đất đã kéo dài nhiều ngày liên tục. Điều này buộc công ty phải trình báo cơ quan chức năng, nhờ xử lý theo quy định pháp luật.
Đại diện công ty bán đất cho biết, đã linh động gia hạn thời gian thanh toán nhiều lần, nhưng khách mua vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Do đó, công ty đã áp dụng quy định của hợp đồng để chấm dứt hợp đồng và yêu cầu khách hàng hợp tác để giải quyết hậu quả pháp lý của việc vi phạm hợp đồng, theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình công ty đang làm việc với luật sư để giải quyết vụ việc, khách hàng đã có nhiều hành xử kiểu xã hội đen, gây rối tại cơ sở kinh doanh.
Theo giới bất động sản, thời gian qua, đất nền quận 9 đã có dấu hiệu giảm nhiệt sau thời gian tăng trưởng quá nóng. Hơn nữa việc phân lô theo Quyết định 60 vẫn đang bế tắc thủ tục. Đây là lý do khiến những “đầu nậu” muốn “lướt cọc” rất dễ gặp rủi ro. Và trường hợp đưa giang hồ vào cuộc như trên rất có thể là 1 kết quả của bài toán mất thanh khoản, không tìm được đầu ra.
Trong kinh doanh, lợi nhuận lớn luôn đi cùng rủi ro cao. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư cần có tính toán đường lùi trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Điều này sẽ đảm bảo cuộc chơi đường dài và bền vững.
Quốc Tuấn - Mạnh Đức

Nước mắt giữa phồn hoa Sài Gòn, cưới rồi không dám sinh con
Cứ sinh con trước rồi dành dụm mua nhà sau theo ý ông bà, hay mua được nhà rồi từ từ sinh con? Nhiều đêm tôi trăn trở rơi nước mắt mà không biết phải lựa chọn thế nào.
" alt=""/>Sốt đất nền: Vốn 1 lời 10, độc chiêu nhanh giàu, ai thấy cũng ham
WHO đã chính thức thông báo hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin của Việt Nam (NRA) đạt Cấp độ hoàn thiện 3 - cấp độ cao thứ hai trong thang đánh giá phân loại của WHO về hệ thống quản lý quốc gia.Quá trình đánh giá được WHO thực hiện theo Bộ công cụ đánh giá toàn cầu với một loạt chức năng và tiêu chí cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả của vắc xin lưu hành trên thị trường.
Theo đó, hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin của Việt Nam được duy trì và phát triển trong những năm qua không chỉ đáp ứng được nhu cầu vắc xin trong nước mà còn tạo tiền đề xuất khẩu, đóng góp vào chuỗi cung ứng vắc xin toàn cầu.
Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất được 11 loại vắc xin phòng 11 bệnh cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, sởi, rubella, bại liệt) và nhiều loại vắc xin khác như: cúm mùa, cúm đại dịch H5N1, rotavirus.
Việt Nam có 4 nhà sản xuất đang nghiên cứu vắc xin phòng Covid-19, trong đó 2/4 nhà sản xuất đang thực hiện thử nghiệm lâm sàng, hướng tới đăng ký lưu hành vắc xin phòng Covid-19 “Made in Vietnam” trong năm 2021.
Các nhà máy sản xuất vắc xin của Việt Nam được xây dựng đủ cung ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Trong lần đánh giá gần nhất, hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin của Việt Nam đạt Cấp độ hoàn thiện 3 ở 8 trên tổng số 9 chức năng về quản lý vắc xin.
 |
Tiêm thử nghiệm vắc xin Nanocovax - vắc xin Covid-19 "made in Vietnam" đầu tiên - Ảnh: Minh Khôi |
TS. Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho hay, thành tựu này tái khẳng định sự hợp tác thường xuyên giữa Chính phủ Việt Nam và WHO trong việc bao phủ tiếp cận vắc xin an toàn, hiệu quả, giá thành hợp lý.
“Trong tương lai, hệ thống quản lý thuốc, vắc xin và các sản phẩm y tế khác của Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục đổi mới để trở thành cơ quan quản lý quốc gia có tính nhất quán cao hơn, hoạt động dựa trên cơ sở khoa học, không bị chi phối bởi các yếu tố chính trị và thương mại”, ông Park nói.
Tháng 4/2015, hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin của Việt Nam đã đạt được chứng nhận “Hoạt động tốt” theo Bộ công cụ đánh giá vắc xin của WHO. Ba năm sau, vào năm 2018, WHO đã cử nhóm chuyên gia quốc tế đến Việt Nam thực hiện việc đánh giá lại hệ thống NRA dựa trên bộ công cụ cập nhật và hoàn thiện hơn.
Thang đánh giá được chia thành bốn cấp độ hoàn thiện từ 1 đến 4. Cấp độ 1 có nghĩa hệ thống quản lý quốc gia bước đầu có một số yếu tố cấu thành hệ thống quản lý. Cấp độ 2 thể hiện hệ thống quản lý quốc gia đang phát triển và thực hiện một phần các chức năng quản lý thiết yếu.
Cấp độ 3 chứng nhận quốc gia đã có hệ thống quản lý ổn định, hiệu quả và đồng nhất. Cấp độ cao nhất, Cấp độ 4, thể hiện hệ thống quản lý của một quốc gia hoạt động với hiệu suất cao và liên tục được cải thiện.
Nguyễn Liên

WHO không tán đồng hộ chiếu vắc xin vào thời điểm hiện tại
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không ủng hộ việc yêu cầu những người muốn di chuyển giữa các nước phải có hộ chiếu vắc xin.
" alt=""/>Việt Nam có hệ thống quản lý vắc xin đạt cấp độ cao thứ hai trong thang đánh giá của WHO