Để thuê được xe tự lái, khách hàng phải xuất trình các loại giấy tờ cá nhân như Căn cước công dân gắn chip, Giấy phép lái xe và đặt cọc khoảng 20-30 triệu hoặc vật dụng có giá trị tương đương. Ngoài ra, riêng trong dịp Tết Nguyên đán, khách buộc phải thuê ít nhất 7-10 ngày chứ không được xé lẻ.
Anh Trần Văn Linh, chủ một công ty cho thuê xe tự lái lớn trên đường Chiến Thắng (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, cơ sở của anh có xấp xỉ 40 đầu xe cho thuê tự lái nhưng hiện đã ký hợp đồng và nhận đặt cọc hơn 30 chiếc.
Những xe đã được khách đặt hầu hết là những mẫu bình dân giá rẻ như KIA Morning, VinFast Fadil, Hyundai Accent, Toyota Vios, Mazda 3, Toyota Veloz hay Mitsubishi Xpander. So với ngày thường, giá thuê của những mẫu xe này trong dịp Tết này tăng khoảng gấp rưỡi, dao động khoảng 1,2-2 triệu đồng/ngày. Còn lại một số ít là các dòng xe cao cấp hơn như Toyota Fortuner, Mazda CX-5, Hyundai Tucson, Mercedes-Benz C200,... do giá thuê cao hơn nên nhiều khách vẫn đang cân nhắc.
"Đa số khách đến thuê có xu hướng chọn xe sedan có cốp rộng hoặc xe MPV 7 chỗ để chở được nhiều người cùng đồ đạc, giá lại mềm. Tuy vậy chắc vài hôm nữa là xe giá thuê cao cũng sẽ hết vì nhu cầu năm nay khá lớn", anh Linh nhận định.
Một cơ sở kinh doanh cho thuê xe tự lái khác trên đường Thành Thái (quận Cầu Giấy) cũng cho biết, đến 26/1 (tức 16 tháng Chạp âm lịch), cơ sở này đã chính thức "cháy xe" đi Tết dù giá cho thuê năm nay đã tăng 200-300 nghìn đồng/ngày so với 2 năm trước.
Anh Lê Ngọc Lâm, chủ cơ sở này cho biết: "Mấy năm trước, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên đến tầm này vẫn còn khá nhiều xe, phải qua 23 tháng Chạp mọi người mới ồ ạt xuống tiền đặt cọc. Nhưng năm nay có vẻ nhiều người chốt thuê xe sớm hơn. Phần lớn khách thuê ở chỗ chúng tôi là khách quen nên không cần phải xác minh hay đặt cọc nhiều".
Có nhu cầu thuê xe tự lái để đi Tết, anh Nguyễn Đình Thành (Hà Đông, Hà Nội) đã đến hỏi 3-4 cơ sở nhưng vẫn ngậm ngùi "lắc đầu" bởi có nơi thì hết xe, có nơi chỉ còn toàn những dòng xe đắt tiền, không phù hợp với nhu cầu của gia đình.
"Có một công ty ở Linh Đàm báo giá xe VinFast Lux A đời 2022 giá 27 triệu/10 ngày và một chiếc Mercedes GLC 200 giá 32 triệu/10 ngày chưa kể phụ phí. Tôi không dám thuê vì chỉ có nhu cầu đi 6-7 ngày với khoảng tài chính 15 triệu mà thôi. Mình cần xe thật nhưng nghĩ đến việc chi đến trên dưới 30 triệu chưa kể xăng xe, phí cầu đường,... chỉ để đi lại mấy ngày Tết thì đúng là hơi chát. Có lẽ tôi sẽ thuê taxi hoặc xe có người lái theo ngày cho tiết kiệm", anh Thành nói.
Khách hàng có nhiều sự lựa chọn khác
Dù nhiều nơi "cháy xe" do nhu cầu thuê xe tự lái của người dân tăng cao, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, khách hàng không chỉ tìm đến trực tiếp những cơ sở cho thuê xe chuyên nghiệp nữa còn rất nhiều sự lựa chọn khác. Trong đó, sự nở rộ của những hội nhóm thuê xe tự lái trên mạng xã hội hoặc các ứng dụng tìm xe tự lái như Emdi, Chungxe, Holacar, Mioto, Tripx, Sigo,... đã phần nào giải quyết được nhu cầu thuê xe của người dân.
Ở các nền tảng này, người đi thuê xe chỉ cần đưa ra nhu cầu của mình như cần dòng xe gì, vào những ngày nào, tầm tài chính bao nhiêu,... là sẽ được các cơ sở "chào hàng" hoặc kết nối tự động đến các chủ xe. Ngược lại, nhiều người không dùng đến ô tô trong dịp Tết muốn cho thuê để "đỡ phí" cũng có thể đăng xe của mình lên và tìm khách phù hợp.
Nếu may mắn và "nhanh tay", khách hàng hoàn toàn có thể thuê lẻ ngày mà không cần phải đặt "full" cả 7-10 ngày Tết như ở các cơ sở cho thuê xe tự lái bên ngoài, giá cả thoả thuận nên sẽ "mềm" hơn so với thuê của các cơ sở truyền thống.
Không chỉ nở rộ dịch vụ thuê xe tự lái trên các ứng dụng, hãng xe VinFast trong thời gian vừa qua cũng tung ra dịch vụ cho thuê ô tô điện tự lái theo ngày. Dù số lượng không quá nhiều nhưng đây cũng là một kênh thuê xe đáng để tham khảo và giúp khách hàng có thêm trải nghiệm mới với các dòng xe điện.
Bên cạnh những người đang cố gắng thuê cho mình một chiếc xe để đi Tết, không ít người có cách làm "táo bạo" hơn.
Anh Ngô Quốc Minh (Thanh Xuân, Hà Nội), người đã từng 5 năm thuê xe tự lái đi Tết lại quyết định không thuê xe nữa bởi giá năm nay quá cao. Tính toán chi phí thuê một chiếc xe tự lái bình dân cũng phải mất đến 15-20 triệu cho cả kỳ nghỉ, anh quyết định dốc hầu bao gần 200 triệu để “tậu” hẳn một chiếc xe cũ chỉ để đi Tết.
“Giá xe cũ đang khá rẻ nên với gần 200 triệu tôi đã mua được một chiếc "xe cỏ" Daewoo Lacetti CDX số tự động chạy khá hay. Sau Tết nếu chán có bán đi cũng chỉ lỗ 10-15 triệu, chưa bằng tiền đi thuê xe mà mình lại hoàn toàn chủ động, thoải mái chạy về các quê trước Tết và du xuân hết tháng Giêng cũng được”, anh Minh chia sẻ.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Khi rảnh, bà Phương làm bánh gánh đi bán. Thông Linh nhớ hai chị em thường đi cùng mẹ. Lúc về, Châu Nhuận Phát hay nhõng nhẽo không chịu đi bộ, bà Phương đặt con vào thúng gánh về, thúng còn lại gánh gạo, đồ ăn.
Nếu thời gian đầu thai kỳ thuận lợi thì những tháng cuối, chị Quỳnh bị phù chân, mệt mỏi. Tuy nhiên, chị cố gắng làm việc, tăng ca đến 23h mới về nhà.
Trước khi chuyển dạ, chị Quỳnh vẫn miệt mài làm việc ở công ty. Phát hiện có dấu hiệu sinh, chị vội vàng đến bệnh viện. Sau sinh, chị Quỳnh bị tiền sản giật, phải nằm phòng hậu phẫu.
Để gặp con, chị phải gọi điện cho chồng. Thấy con qua điện thoại, nước mắt của chị lăn dài. “Trước khi sinh, tôi cứ nghĩ mình là người đầu tiên ôm con, nhưng không phải. Tôi nằm cách ly với con hoàn toàn, chỉ nhìn con qua điện thoại.
Vài ngày sau, tôi năn nỉ mấy lần hộ lý mới lấy xe lăn đẩy tôi lên thăm con”, chị kể lại.
Xuất viện, chị Quỳnh dự định làm theo kế hoạch ban đầu là về nhà ngoại ở cữ. Tuy nhiên, chồng chị thấy không thoải mái khi ở nhà vợ. Hai người bàn bạc, cuối cùng quyết định ở cữ tại nhà nội.
Hàng ngày, mẹ chồng phụ trách việc nấu ăn, còn mẹ đẻ hỗ trợ chị Quỳnh chăm cháu. Hết tháng ở cữ, chị tự mình chăm con.
Lúc này, em bé quấy khóc nhiều khiến chị căng thẳng. Thỉnh thoảng, chị chạy vào nhà vệ sinh khóc nức nở, rồi trở ra tiếp tục chăm con.
Lập quỹ quyên tiền cứu con
Niềm vui con biết lật lẫy kéo dài không bao lâu, chị phát hiện con có nhiều biểu hiện bất thường. Bé có dấu hiệu chậm phát triển, không thể ngóc đầu, lẫy người như trước. Chị Quỳnh đưa con đến khám tại nhiều bệnh viện lớn.
Bác sĩ nghi ngờ em bé mắc bệnh teo cơ tủy sống.
Sau 3 tuần chờ đợi, chị chết lặng khi cầm kết quả xét nghiệm. Câu “những bé như thế này không sống quá 2 tuổi” của bác sĩ như nhát dao chí mạng khiến chị sụp đổ.
“Bác sĩ còn tư vấn nhiều điều, nhưng tôi chẳng nghe được bao nhiêu. Điều tôi quan tâm nhất là thuốc chữa căn bệnh teo cơ tủy sống.
Tuy nhiên, loại thuốc chữa trị căn bệnh này chỉ có ở nước ngoài và giá khoảng 50 tỷ đồng. Hàng năm, công ty dược đó có chương trình bốc thăm may mắn cho các bé mắc bệnh trên toàn thế giới.
Lúc đó, tôi có đăng ký và chờ bốc thăm nhưng kết quả không như mong muốn”, chị Quỳnh kể.
Thời gian đầu, vợ chồng chị Quỳnh khóc cạn nước mắt. Cả hai quay cuồng với câu hỏi làm thế nào để có thuốc cứu con.
14 tháng tuổi, con trai chị bị viêm phổi lần đầu. Do sức đề kháng yếu, bé bị suy hô hấp, phải nhập viện điều trị, cách ly cha mẹ. Từ đó, cứ 2 – 4 tháng, bé lại bệnh một lần, thậm chí có đợt thập tử nhất sinh.
Có thời điểm quá mệt mỏi, chị Quỳnh muốn buông xuôi. Thế nhưng, bản năng làm mẹ thôi thúc chị Quỳnh làm tất cả để cứu con. Không được tham gia bốc thăm, chị tìm cách kiếm tiền mua thuốc cho con.
Chị liên hệ với các gia đình người nước ngoài có con mắc bệnh teo cơ tủy sống, để học hỏi kinh nghiệm. Chị được họ chia sẻ cách gây quỹ từ thiện mua thuốc cho con.
“Tôi không thể chấp nhận một ngày nào đó con sẽ rời xa mình. Tôi quyết tâm gây quỹ quyên góp tiền để cứu con.
Vợ chồng tôi bán hết tài sản, nhà cửa được khoảng 4 – 5 tỷ đồng. Một bệnh viện ở Việt Nam có thể nhập thuốc đó về với giá 44 tỷ đồng. Như vậy, tôi cần quyên góp thêm 40 tỷ đồng”, chị Quỳnh cho biết.
Chị Quỳnh chia sẻ câu chuyện của con trai lên mạng xã hội. Không ngờ, nhiều người yêu thương và ủng hộ dù chưa gặp con bao giờ.
Biết con không còn nhiều thời gian, chị quyết định xin nghỉ việc. Chị không thể tiếp tục làm việc khi biết con rất cần mẹ bên cạnh. Chị yêu thương, dành trọn thời gian, cố gắng bù đắp cho con.
Tính đến đầu tháng 7/2024, chị Quỳnh đã quyên góp được 40% số tiền cần có để mua thuốc Zolgensma trị bệnh cho con trai.
Hiện tại, con trai chị Quỳnh được 3 tuổi nhưng không thể đi lại. Tuy nhiên, bé bi bô suốt cả ngày và đặc biệt rất hiểu chuyện. Điều này tiếp thêm thật nhiều động lực cho chị Quỳnh trên hành trình dài phía trước.
Ảnh: Tâm sự mẹ bỉm sữa