Apple được thành lập vào 1/4/1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak tại Los Altos, California (Mỹ). Nơi làm việc đầu tiên của Apple là garage để xe của bố mẹ Jobs. “Tôi được giới thiệu gặp Jobs vào năm 1971 bởi anh ấy thích đồ điện tử và đùa giỡn”, Wozniak kể lại trong cuộc phỏng vấn với ABC News năm 2007. Ảnh: Digital Trends.
![]() |
Apple I là sản phẩm đầu tiên của công ty. Theo USA Today, máy tính có giá 666,66 USD và chỉ có 200 chiếc được sản xuất. Hiện nay, Apple I là món hàng được giới sưu tầm săn đón và sẵn sàng trả hàng trăm nghìn USD để sở hữu thiết bị còn hoạt động tốt. Ảnh: Computer History Museum. |
![]() |
Ngày 12/12/1980, Apple lần đầu lên sàn chứng khoán với mức giao dịch 22 USD/cổ phiếu, vốn hóa thị trường 1,2 tỷ USD. Đến nay, Apple là công ty đại chúng giá trị nhất thế giới, vốn hóa thị trường đạt 2,06 nghìn tỷ USD. Ảnh: Quartz. |
![]() |
Năm 1983, Apple gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Steve Jobs đã mời John Sculley (phải), lúc đó là CEO Pepsi về lãnh đạo công ty. Dưới sự dẫn dắt của Sculley, Apple trải qua nhiều thăng trầm. Ảnh: AP. |
![]() |
Một năm sau, Apple giới thiệu Macintosh, một trong những chiếc máy tính phổ thông đầu tiên hỗ trợ giao diện đồ họa, điều khiển bằng chuột thay vì dòng lệnh. Đoạn quảng cáo cho Macintosh có tên 1984, được chiếu tại sự kiện thể thao Super Bowl XVIII trở thành một trong những quảng cáo thành công nhất mọi thời đại. Ảnh: TNS. |
![]() |
Do mâu thuẫn với Sculley, Steve Jobs rời Apple vào năm 1985 để thành lập hãng máy tính NeXT. Cuối năm 1996, NeXT được Apple mua lại với giá 400 triệu USD. Steve Jobs trở về Táo khuyết với vai trò cố vấn, báo cáo tình hình cho CEO lúc ấy là Gil Amelio. Ảnh: AP. |
![]() |
Năm 1997, Jobs giữ chức quyền CEO Apple sau cuộc đảo chính khiến Amelio (trái) từ chức. “Tôi nói rằng: ‘Steve, tôi sẽ không bao giờ có sức hút như anh, và anh không bao giờ điều hành giỏi như tôi. Anh không thể điều hành một tập đoàn chỉ với vẻ điềm tĩnh’”, Amelio nói. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Trong khi giữ chức quyền CEO, Jobs đã giới thiệu iMac, chiếc máy tính nổi bật với bộ vỏ trong suốt, nhiều màu sắc và không có khe đĩa mềm, tính năng phổ biến trên máy tính thời điểm ấy. Ngay sau sự kiện, Jobs được bổ nhiệm làm CEO chính thức, khởi đầu kỷ nguyên thành công mới của Apple. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Năm 2001, Apple ra mắt iPod thế hệ đầu tiên, chiếc máy nghe nhạc tạo nên sức ảnh hưởng lớn cho thị trường. Cùng với iPod là dịch vụ nghe nhạc iTunes, cho phép mua và lưu trữ nhạc dưới dạng kỹ thuật số. Giới chuyên môn nhận định iTunes đã thay đổi cách chúng ta nghe nhạc, đồng thời thúc đẩy các hãng thu âm chuyển sang phát hành nhạc số. Ảnh: Gizmodo. |
![]() |
Ngày 19/5/2006, Apple khai trương cửa hàng tại Fifth Avenue, New York. Đây là một trong những Apple Store nổi tiếng nhất với lối ra vào hình lập phương. Đó là khối thủy tinh khổng lồ được tạo nên từ hàng chục tấm kính cường lực, bên trên có logo Apple phát sáng. Ảnh: Apple Explained/YouTube. |
![]() |
CEO Steve Jobs cùng vợ Laurene Jobs và Ron Johnson, Giám đốc Bán lẻ của Apple thời điểm đó cũng có mặt tại lễ khai trương. Apple Store Fifth Avenue đã trở thành biểu tượng, thu hút hàng chục triệu khách tham quan mỗi năm, là nơi xếp hàng quen thuộc mỗi khi thế hệ iPhone mới được lên kệ. Ảnh: Fortune. |
![]() |
Trong năm 2007, Steve Jobs tham gia cuộc phỏng vấn với Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft tại hội thảo D5. Trong lần đầu cùng ngồi trò chuyện trước công chúng từ năm 1991, cả 2 đã có những chia sẻ thú vị về nhau. Đây cũng là năm chiếc iPhone đầu tiên được ra mắt, mở đường cho thành công tiếp theo của Apple. Ảnh: ZDNet. |
![]() |
Ngày 11/7/2008, kho ứng dụng App Store hoạt động với chỉ 500 ứng dụng. Sau 13 năm, App Store đã có hơn 2 triệu ứng dụng, góp phần tạo ra ngành công nghiệp hoàn toàn mới. Tuy chỉ chiếm phần nhỏ trong doanh thu Apple, App Store là bàn đạp quan trọng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ đang rất phát triển của Táo khuyết. Ảnh: iMore. |
![]() |
Apple nổi tiếng giữ kín sản phẩm trước khi ra mắt. Tuy nhiên vào tháng 4/2010, hình ảnh nguyên mẫu iPhone 4 đã được tiết lộ. Kỹ sư Apple để quên chiếc điện thoại ở quán bar. Một người khách tại quán đã nhặt được nó rồi bán cho Jason Chen, phóng viên Gizmodo với giá 5.000 USD. Hình ảnh iPhone 4 trên Gizmodo trở thành câu chuyện nóng vào thời điểm ấy. Ảnh: Gizmodo. |
![]() |
Tháng 6/2011, Steve Jobs trình bày kế hoạch xây dựng trụ sở Apple Park cho hội đồng thành phố Cupertino. Kiến trúc hình tròn, bao phủ bởi mảng xanh của cây cối khiến trụ sở này được gọi là "phi thuyền". Đây cũng là lúc tình trạng bệnh của Jobs được nhiều người quan tâm. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Ngày 5/10/2011, thông tin Steve Jobs đột ngột qua đời khiến giới công nghệ bàng hoàng. Ngay sau đó, hình ảnh tưởng niệm Jobs được đặt tại các Apple Store khắp thế giới và trên Internet. Ảnh: AP. |
![]() |
2 tuần sau, Apple tổ chức lễ tưởng niệm đặc biệt cho Jobs. Đáng chú ý là bài phát biểu của CEO Tim Cook và Giám đốc thiết kế Jony Ive, kể lại những kỷ niệm cùng cố CEO. Bill Campbell, thành viên hội đồng quản trị Apple đã rơi nước mắt khi nói về người bạn, người đồng nghiệp thân thiết. Ảnh: CNET. |
![]() |
Cuối năm 2012, Tim Cook gây sốc khi sa thải Scott Forstall, kỹ sư phần mềm và nhà thiết kế chính của iOS. Trước đó, Apple hứng chịu chỉ trích nặng nề do ứng dụng Apple Maps trên iOS 6 quá nhiều lỗi. Tin đồn cho biết Forstall bị đuổi việc sau khi từ chối ký vào biên bản xin lỗi mà Cook phải đưa ra cho người dùng. Ảnh: Getty Images. |
![]() |
Sau khi loa HomePod được giới thiệu tại WWDC 2017, firmware của thiết bị đã được phân phối cho nhà phát triển để nghiên cứu. Trong bản firmware, các lập trình viên đã phát hiện hình ảnh chiếc iPhone có viền màn hình mỏng, chứa dải khuyết phía trên cho hệ thống nhận diện khuôn mặt. Hình ảnh nhanh chóng thu hút sự chú ý trên Internet, chính là chiếc iPhone X được ra mắt tháng 9 cùng năm. Ảnh: 9to5mac. |
![]() |
Apple hầu như không tiết lộ sản phẩm mới trên website cho đến khi màn ra mắt kết thúc. Tuy nhiên vào tháng 8/2018, 9to5mac đã phát hiện hình ảnh của iPhone XS, XS Max và Apple Watch Series 4 trên máy chủ website của hãng. Đây là lần hiếm hoi Apple để lộ sản phẩm trên website trước khi công bố rộng rãi. Ảnh: 9to5mac. |
![]() |
Là cộng sự thân thiết của Steve Jobs với nhiều thiết kế biểu tượng, thông tin Jony Ive rời Apple vào năm 2019 để thành lập studio LoveForm khiến nhiều người bất ngờ. "Anh ta có quyền lực điều hành lớn hơn bất cứ ai khác, trừ tôi", cố CEO Steve Jobs từng chia sẻ về Ive. Ảnh: CNET. |
Một ngày làm việc của CEO Apple Tim Cook
Tim Cook là một người khá kín đáo, hòa nhã nhưng rất nhiệt tình trong công việc. Ngoài ra ông cũng rất quan tâm đến sức khỏe và luôn dành thời gian tập thể dục.(Theo Zing)
Liệu những sản phẩm và dịch vụ như iPhone, iPad, Mac, Apple Watch, Apple TV có còn là sản phẩm chủ lực của “nhà Táo” ở thời hậu Steve Jobs?
" alt=""/>Nhìn lại những dấu mốc tạo nên lịch sử AppleỞ Mỹ, hãng di động Verizon Wireless, hãng thuộc sở hữu của Verizon Communications và Vodafone, hôm thứ Năm vừa qua đã tuyên bố họ sẽ mua Alltel với giá 5,9 tỷ USD và nhận gánh vác khoản nợ 22,2 tỷ USD. Điều đó sẽ làm cho hãng trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Mỹ với 80 triệu thuê bao.
Ở châu Âu, hãng viễn thông Pháp France Télécom cũng trong hôm thứ Năm đã đưa ra đề nghị mua hãng viễn thông Thụy Điển – Phần Lan TeliaSonera với giá 42 tỷ USD tiền mặt và cổ phiếu. TeliaSonera là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển) có cổ phần ở nhiều quốc gia như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ,
Trong vòng vài giờ đồng hồ, TeliaSonera, hãng có 51% sở hữu thuộc chính phủ Thụy Điển và Phần Lan, đã từ chối đề nghị vì giá quá thấp. Song các nhà phân tích cho rằng đề nghị giá mua cao hơn từ France Télécom hay những công ty khác có thể thuyết phục được các chính phủ nói trên chấp nhận giao dịch này.
Sự hợp nhất France Télécom và TeliaSonera sẽ có thể tạo ra nhà cung cấp di động lớn thứ tư thế giới với 168 triệu thuê bao, đứng sau China Mobile (Trung Quốc), Vodafone (Anh) và Telefónica của Tây Ban Nha đang điều hành dịch vụ di động nhãn hiệu O2.
Các nhà cung cấp dịch vụ di động trên toàn cầu đang nóng lòng quan tâm đến các thị trường di động chưa khai phá còn lại ở châu Phi, Trung Đông và châu Á. Đà doanh số đã chậm lại do tỷ lệ thâm nhập điện thoại di động, hay số diện thoại di động trên dân số, đã đạt hoặc vượt 100% ở nhiều thị trường châu Âu.
Khi các thị trường phương Tây đã bão hòa, tốc độ thâu tóm liên quan đến các nhà cung cấp dịch vụ ở những thị trường đang nổi đã được đẩy nhanh hơn. Tuần trước, nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất châu Âu Vodafone cho biết họ muốn giành quyền kiểm soát hãng di động Nam Phi Vodacom, công ty mà Vodafone đã sở hữu 50%. Tháng trước, hãng di động Ấn Độ Reliance Communications cho hay họ đang trong quá trình đàm phán thâu tóm hãng di động lớn nhất châu Phi MTN.
Trong khi đó, hãng viễn thông Đức Deutsche Telekom đã đồng ý mua quyền kiểm soát nhà cựu độc quyền điện thoại Hy Lap Hellenic Telecommunications. Công ty này sở hữu các nhà cung cấp dịch vụ di động ở bán đảo Balkan ở Serbia, Romania, Bulgaria, Albania và Macedonia.
" alt=""/>Viễn thông thế giới lên cơn sốt sáp nhập