Bệnh viện đa khoa Sài Gòn (Ảnh: Hoàng Lê).
Ngay sau khi nhận được thông tin vụ việc, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) đã khẩn trương phối hợp với Trung tâm Y tế quận 3 can thiệp theo quy trình xử lý các trường hợp ngộ độc thực phẩm.
Qua điều tra, Trường THPT Lê Quý Đôn đã ghi nhận 6 trường hợp học sinh có triệu chứng đau bụng sau bữa ăn bán trú. Trong đó, có 5 học sinh đã được chuyển đến bệnh viện theo dõi và điều trị, ca còn lại nằm tại phòng y tế của trường.
Các học sinh trên đều ăn bữa trưa tại trường vào khoảng 11h30, với món bún gạo xào thịt nướng, nem nướng và canh hẹ. Tổng số suất ăn được cung cấp trong ngày 10/10 là 1.393 suất, bao gồm 1.348 suất bún gạo xào, 26 suất ăn chay và 19 suất cháo.
Đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận trường hợp nào có triệu chứng tương tự ở giáo viên và nhân viên nhà trường.
Theo điều tra ban đầu, cả 6 bệnh nhân đều có biểu hiện đau bụng (2 trường hợp có thêm triệu chứng nôn ói), sau 2,5-3 giờ tính từ thời điểm ăn. Các học sinh thuộc 4 lớp khác nhau của khối 11 và 12, không ăn cùng bữa ăn khác ngoài trường.
Các học sinh trường Lê Quý Đôn nghi ngộ độc thực phẩm đang được điều trị ở bệnh viện (Ảnh: CTV).
Được biết, suất ăn bán trú tại trường do một công ty tại quận 1 cung cấp. Thức ăn được chế biến sẵn và vận chuyển đến trường bằng xe tải vào khoảng 10 giờ sáng, sau đó được phân phối theo từng khay và phục vụ tại phòng ăn của trường. Dụng cụ ăn uống được thu gom và mang về cơ sở để xử lý.
Hiện tại, nhà trường đang phối hợp với các cơ quan y tế tiến hành điều tra nguyên nhân và đánh giá nguy cơ, nhằm đảm bảo an toàn cho các học sinh và giáo viên.
Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo bệnh viện theo dõi sát và điều trị cho các bệnh nhi, đồng thời chỉ đạo HCDC phối hợp Sở An toàn thực phẩm TPHCM và Trường tiến hành điều tra dịch tễ, xét nghiệm độc chất nhằm ngăn chặn kịp thời, tránh để xảy ra các trường hợp ngộ độc tương tự.
Như Dân tríđã đưa tin, khoảng 15h ngày 10/10, Bệnh viện đa khoa Sài Gòn nhận điều phối từ Trung tâm Cấp cứu 115 về việc tiếp nhận các trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm tại trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TPHCM).
Nạn nhân là 5 học sinh nam (4 em sinh năm 2008, 1 em sinh năm 2007). Theo thông tin ban đầu, các học sinh có ăn trưa tại căng tin trường rồi xuất hiện triệu chứng nôn ói ra nhiều thức ăn, đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn.
Tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn, các bác sĩ đã tiến hành can thiệp y tế, theo dõi sát bệnh nhân tại khoa Cấp cứu hồi sức, đồng thời thực hiện lấy mẫu để làm các xét nghiệm.
" alt=""/>6 học sinh ở TPHCM nghi ngộ độc sau bữa ăn trưa: Nguồn gốc thức ăn thế nào?Hình ảnh tại Công ty TNHH Viva Beauty Dental (Ảnh: CT).
Bị phạt nhiều tiền nhất trong đợt công bố này là Công ty TNHH Phòng khám quốc tế Dong Zang (307I Nguyễn Văn Trỗi, phường 1, quận Tân Bình), vì các sai phạm trong quảng cáo và hành vi vi phạm Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ (sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông…) tại cơ sở không phải bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ theo quy định).
Công ty TNHH Phòng khám quốc tế Dong Zang bị xử phạt 95 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động cơ sở trong thời hạn 4,5 tháng và buộc tháo gỡ các quảng cáo sai phạm.
Cũng có sai phạm trong quảng cáo, Công ty Cổ phần Y tế PW (215 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3) bị phạt 45 triệu đồng, buộc tháo dỡ, xóa các quảng cáo trái quy định.
Ngoài ra, trong đợt công bố các quyết định xử phạt của Thanh tra Sở Y tế TPHCM lần này còn có:
Công ty TNHH Nha khoa ST Group bị phạt 8 triệu đồng, do có vi phạm tại chi nhánh số 535 đường Nguyễn Tri Phương, phường 8, quận 10.
Công ty TNHH Phòng khám An Đông (phường 4, quận 5) bị phạt 12,7 triệu đồng vì 3 sai phạm: Người hành nghề không đăng ký hành nghề khám chữa bệnh theo quy định; không đeo biển tên; không niêm yết giá dịch vụ khám chữa bệnh.
Ông Huỳnh Lê D., nhân viên phòng khám Răng Hàm Mặt (phường 1, quận 3), bị phạt 35 triệu đồng, vì khám chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề liên quan.
" alt=""/>Đang đình chỉ hoạt động vẫn khám chữa bệnh, cơ sở ở TPHCM bị phạt nặngUng thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở nữ giới sau ung thư vú (Ảnh minh họa: H.K).
Bệnh nhân ung thư được phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… rất cần chế độ dinh dưỡng chuyên biệt để bồi bổ cơ thể. Khẩu phần ăn cần đầy đủ, đa dạng nhiều loại thực phẩm bằng cách thay đổi món ăn thường xuyên trong ngày và trong tuần. Bữa ăn chính nên đảm bảo đủ bốn nhóm thực phẩm cơ bản bao gồm bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
Bệnh nhân không nên bồi bổ quá mức, cân đối các nhóm thực phẩm, không ăn quá mặn và hạn chế thực phẩm chiên, nướng, chế biến sẵn.
Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung nên ăn chế độ ăn dựa trên thực vật, cố gắng duy trì cân nặng khỏe mạnh và hoạt động thể chất ít nhất hai tiếng rưỡi mỗi tuần.
Cụ thể, người bệnh cần ăn ít những thứ này:
- Chất béo bão hòa, được tìm thấy trong các loại thực phẩm như sữa nguyên kem, mỡ lợn, bơ, kem, pho mát, thịt cừu, thịt lợn, thịt gia cầm có da và thịt bò béo.
- Sữa giàu chất béo, vì nó có nhiều chất béo bão hòa và lượng calo cao hơn so với các lựa chọn ít chất béo.
- Thực phẩm có lượng đường cao như đồ uống có đường và thực phẩm chế biến sẵn.
Đồng thời, nên ăn nhiều thứ này:
- Các loại rau không chứa tinh bột như rau lá xanh, ớt và cà rốt.
- Ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm gạo lứt, hạt diêm mạch và yến mạch.
- Các loại đậu - chẳng hạn như đậu, đậu Hà Lan và đậu phộng - như một chất thay thế thịt và là nguồn cung cấp chất xơ và chất phytochemical tốt.
- Nhiều loại trái cây cho vị ngọt tự nhiên giúp hạn chế đồ uống có đường và thực phẩm chế biến sẵn.
- Toàn bộ trái cây hơn là nước trái cây.
" alt=""/>Bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì?