Sau đêm chung kết, Đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ, anh cảm thấy nhẹ nhõm sau khi chương trình diễn ra thành công. Ban đầu, tổng đạo diễn Mr World Vietnam có nỗi lo vì sức hút của nam vương không nhiều.
“Các bạn nam đơn giản, chỉ cần lịch lãm, lịch sự và nam tính, không cần nhiều kỹ năng. Đó là lợi thế nhưng cũng đầy thách thức. Sau đó, tôi đã tận dụng lợi thế của nam giới: sức khỏe, sự nam tính, mạnh mẽ, nét khác biệt để bạn có phần biểu diễn ổn định”, Đạo diễn Hoàng Nhật Nam nói.
Để tạo ra sân khấu lấy thí sinh làm chủ đạo, Đạo diễn Hoàng Nhật Nam tính toán kỹ, để thí sinh tỏa sáng hoàn toàn, từ phần đồng diễn đến trình diễn cá nhân.
“Phần đồng diễn với trang phục ấn tượng được NTK Ivan Trần lên ý tưởng từ đầu năm. Với trang phục tua rua, đính kết ngọc trai, có những trang phục được xé, nhuộm cầu kỳ, tôi tính toán để thí sinh thể hiện được nét mạnh mẽ của nam giới, phối hợp nét bay bổng, mềm mại và tính ứng dụng của thời trang. Điều đó giúp các bạn thể hiện được cá tính riêng”, Đạo diễn Hoàng Nhật Nam cho biết thêm.
Đan xen màn trình diễn của thí sinh Nam vương Thế giới Việt Nam là phần biểu diễn ấn tượng của Hera Ngọc Hằng. Với Trót say, Á hậu 2 Hoa hậu Liên lục địa hút hồn khán giả. Đây cũng là tiết mục nữ duy nhất xuyên suốt chương trình diễn ra khoảng 3 giờ đồng hồ.
Mr World Vietnam 2024 tạo gay cấn đến lúc cuối chương trình. Phần trả lời bằng tiếng Anh giữa Minh Toại và Tuấn Ngọc trôi chảy, thu hút khán giả trường quay và người xem qua livestream.
Chia sẻ sau đêm chung kết Mr World Vietnam 2024, bà Phạm Kim Dung - CEO Công ty Sen Vàng kiêm Chủ tịch Mr World Vietnam - cho biết, “Sau nhiều lần tổ chức cuộc thi dành cho nữ, Sen Vàng lại bùng nổ nhờ cuộc thi Mr World Vietnam. Ban đầu, tôi không kỳ vọng lắm nhưng đêm chung kết đã chứng minh tất cả”.
Tiên phong và chấp nhận mạo hiểm
Nhiều năm qua, Sen Vàng được biết đến là công ty chuyên tổ chức các cuộc thi hoa hậu, cử người đẹp Việt tham dự nhiều cuộc thi uy tín như Miss World, Miss International, Miss Intercontinental, Miss Grand International...
Đến khi thông báo tổ chức cuộc thi Mr World Vietnam, Sen Vàng được cho là mạo hiểm khi lấn sân sang lĩnh vực nam vương.
Theo CEO Phạm Kim Dung, Chủ tịch Mr World Vietnam, cho biết đàn ông Việt Nam ngày càng đẹp, tài năng, mong muốn tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật nhưng chưa có cơ hội.
“Đôi khi không phải ai cũng dễ dàng chạm đến nghệ thuật. Cuộc thi nam vương là bước đệm để nhiều nam giới có thể tiến gần lĩnh vực giải trí. Đây là nhu cầu, hy vọng chung của nhiều thanh niên. Không có chuyện chúng tôi tổ chức Mr World Vietnam vì cuộc thi dành cho nữ bị bão hòa”, CEO Phạm Kim Dung khẳng định.
Về vấn đề “mạo hiểm” vì tổ chức cuộc thi dành cho nam, CEO Phạm Kim Dung nói công ty gặp không ít thử thách. Trước hết, cuộc thi nam vương nói chung ban đầu không có nhiều sức hút như cuộc thi hoa hậu. Ngoài ra, hoa hậu thường có sự nhẹ nhàng, dễ thích nghi, thay đổi với nhiều hình tượng.
“Các bạn nam luôn có sự ổn định, khó để tạo ra nhiều sự đổi mới. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng công ty có thể giúp hình tượng các bạn nam nổi bật ở nhiều lĩnh vực, nhất là nhiều bạn có ngoại hình đẹp, khả năng ngoại ngữ ấn tượng. Gọi là mạo hiểm nhưng chúng tôi luôn nỗ lực để phát huy thuận lợi, hạn chế những điểm khó khăn”, CEO Phạm Kim Dung nói thêm.
Tuy gọi là nước đi mạo hiểm, Sen Vàng tiếp tục bám vào tiêu chí, kim chỉ nam mà công ty theo đuổi trong công tác đào tạo hoa hậu, nam vương: tìm ra những gương mặt không chỉ đẹp bề ngoài mà còn có trái tim ấm áp, tri thức.
Để làm được điều đó, Sen Vàng tổ chức Mr World Vietnam với nhiều phần thi gắn với hoạt động cộng đồng như trồng cây, bảo vệ động vật quý ở Nam Cát Tiên, phần thi Beauty with a Purpose lan tỏa trái tim ấm áp gắn với hoạt động từ thiện.
“Chúng ta luôn nhớ đến những người có chiều sâu tri thức, tâm hồn. Chúng tôi sẽ phát triển Nam vương theo hướng như vậy. Từ những bước khởi đầu, công ty giúp các nam vương, á vương hướng các bạn đến những giá trị phục vụ cộng đồng. Qua từng ngày, khán giả chú ý các bạn nhiều hơn, không chỉ qua đêm chung kết. Nghĩa là, Mr World Vietnam 2024 không chỉ đẹp mà phải có trái tim ấm áp và tri thức”, CEO Phạm Kim Dung khẳng định.
Thông tin Nhà tài trợ cuộc thi Mr World Vietnam 2024 NTT kim cương: Welson- Hồng sâm Hàn Quốc NTT kim cương: Arata Wellness - Thức uống rau xanh Nhật Bản Đơn vị huấn luyện kỹ năng tổng hợp: Viện đào tạo Sen Vàng NTT vàng: Startravel NTT chăm sóc tóc: GoodMen NTT nước hoa chính thức: Charme Perfume Đơn vị đồng tài trợ: Dr. Cao Duy NTT vàng: Jeep Bicycle Việt Nam Đơn vị đồng hành: Strong Việt Nam Đơn vị huấn luyện thể hình: Citigym NTT nha khoa: Otis Dental NTT giày: Tuấn Đối tác độc quyền: Cổng bình chọn chính thức Eventista NTT lưu trú: Somerset Ho Chi Minh City & Somerset Chancellor Court Ho Chi Minh City Đơn vị tài trợ: Oniiz NTT thời trang: GenZchic, Harold Clothes Đơn vị bảo trợ truyền thông: Chicilon media, Tiktok, Topsao NTT hoa tươi: Kavy Florist Đối tác đồng hành: Vietnam Moving NTT ẩm thực: Kobee, Laikee Đơn vị hỗ trợ tư vấn luật: INLAW Việt Nam Đơn vị biên phiên dịch tiếng Anh: Power English Make up: Quân & Pu |
Vĩnh Phú
" alt=""/>Mr World Vietnam 2024Thông qua đó, học sinh không những có cơ hội được học tập kiến thức trong sách vở mà còn được trau dồi các kiến thức liên văn hoá, có được sự tự tin và trang bị những năng lực, phẩm chất cần thiết của công dân thế kỉ XXI qua những dự án học tập.
Cô được Quỹ Varkey, đối tác UNESCO ghi nhận nằm trong top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu năm 2020 và nằm trong danh sách 11 giáo viên xuất sắc khu vực Đông Nam Á do Quỹ giải thưởng công chúa Thái Lan năm 2021 trao tặng vì những nỗ lực, sáng kiến trong giáo dục, trong đó có giáo dục trực tuyến.
Không phủ nhận những khó khăn khi triển khai học trực tuyến như các vấn đề đường truyền Internet, thiết bị học tập, sức khoẻ, tinh thần học sinh, hay vấn đề an toàn trên không gian mạng,… nhưng trong điều kiện bình thường, theo cô giáo Hà Ánh Phượng, vẫn có những lợi ích ưu việt của học trực tuyến.
Cô Phượng là giáo viên tiếng Anh của Trường THPT Hương Cần (Thanh Sơn, Phú Thọ).
Dạy học trực tuyến cho phép giáo viên thiết kế bài dạy sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút sự tương tác của học sinh hơn lớp học truyền thống.
Theo cô Phượng, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, giáo viên có thể dễ dàng lồng ghép các nội dung số vào trong bài dạy. Ví dụ, giáo viên có thể biến các nội dung bài học dưới dạng các trò chơi, thông qua phần mềm trực tuyến như Quizizz, Kahoot, Blooket, Nearpd, Gimkit…, hay các phần mềm lấy ý kiến, phiếu bầu của học sinh; dễ dàng kết nối với các lớp học khác trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ học tập,...
Cô Phượng chia sẻ, nếu như ở lớp học truyền thống, nhiều trường học không cho phép học sinh sử dụng điện thoại trên lớp thì điều này sẽ rất khó thực hiện.
“Thông thường, học sinh sẽ rất nhàm chán khi học ngữ pháp để ôn thi tốt nghiệp một cách truyền thống. Vì thế, khi dạy đến chuyên đề nào đó, tôi thường kết nối với một lớp học khác tại một ngôi trường trong nước có cùng cấp độ học. Sau phần lý thuyết được hai cô giáo của hai lớp chia sẻ, học sinh sẽ được “thi đấu” dưới hình thức trò chơi. Do tâm lý muốn giành phần thắng cho lớp mình, học sinh sẽ chăm chú nghe giảng từ đầu giờ và cố gắng ghi chép. Tiết học nhờ thế càng trở nên rất sôi động và hiệu quả.
Hay khi tôi kết nối “đấu trường trí tuệ” này với các lớp học ở những quốc gia khác như Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản,... thì quyết tâm giành phần thắng của học sinh càng thể hiện rõ.
Nhưng tất nhiên, cũng có những lúc dở khóc dở cười, như phụ huynh lầm tưởng con mình đang chơi điện tử, do đó giáo viên cũng phải giải thích rõ ràng để phụ huynh hiểu”.
Ngoài ra, nhờ học trực tuyến, học sinh có thể dễ dàng phát triển những năng lực, phẩm chất cần thiết của một công dân thế kỷ XXI, hướng tới việc trở thành các công dân toàn cầu.
Thực tế, thế kỉ XXI đòi hỏi học sinh cần phải có những kỹ năng, phẩm chất như giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, khả năng sử dụng công nghệ thông tin, sự tự học, sáng tạo và việc giải quyết các vấn đề toàn cầu… Giáo dục trực tuyến cho phép học sinh dễ dàng thực hiện được điều này.
Ví dụ, trong các dự án học tập quốc tế của mình,cô Phượng thường đưa ra các vấn đề nóng để học sinh trong lớp có cơ hội trao đổi, khảo sát và học hỏi từ chính học sinh trong và ngoài nước trên nền tảng số. Bên cạnh đó, thông qua lớp học trực tuyến, học sinh còn dễ dàng trao đổi văn hoá với các bạn đồng trang lứa đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Cũng nhờ học trực tuyến, việc theo dõi tiến độ, kiểm tra, đánh giá cũng dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.Theo cô Phượng, hiện nay có rất nhiều phần mềm có chức năng quản lý và đánh giá sát tiến độ của học sinh. Thông qua đó, giáo viên có thể nắm bắt được mức độ nhận thức và tiếp thu của từng học trò.
Cô Phượng lấy ví dụ, trước đây, trong giờ Writing, giáo viên thường khó có thể quản lý và nắm bắt được học sinh đang viết đến đâu trong lớp học truyền thống. Hơn nữa, trong một tiết học 45 phút, giáo viên cũng không thể chữa bài cho từng em và phát hiện ra lỗi sai nhanh chóng.
Nhưng khi học trực tuyến, trên cùng một giao diện như padlet, whiteboard.fi, livesheet, hệ thống Office online…giáo viên có thể nhìn thấy tiến độ viết, hay quan điểm của từng học sinh trong cả lớp, có thể nhắc nhở, chỉnh sửa trực tiếp vào bài nếu học sinh đó viết sai.
Bên cạnh đó, các phần mềm chấm phát âm, kiểm tra kỹ năng nói từ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho phép giáo viên và học sinh dễ dàng biết lỗi sai ở đâu mà chưa chắc khi nghe trực tiếp, giáo viên có thể sửa nhanh và chuẩn đến vậy.
Vì thế, khi ra bài tập cho học sinh, cô Phượng thường tận dụng các ứng dụng này để góp phần tạo trau dồi khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Cũng nhờ cách này, giáo viên có thể cá nhân hóa việc học, giúp tất cả học sinh tiếp tục tham gia và tiến bộ theo tốc độ riêng của từng người.
Ngoài ra, cũng nhờ có học trực tuyến, đây sẽ là chất xúc tác khiến các thầy cô giáo tích cực học hỏi từ đồng nghiệp, không chỉ trong một phạm vi hẹp nữa mà trong phạm vi toàn cầu. Giáo viên sẽ tích cực trau dồi chuyên môn để tạo dấu ấn riêng, khiến chất lượng bài học ngày càng tốt lên.
Yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người
Theo quan điểm của cô Phượng, để triển khai việc dạy và học trực tuyến thành công, yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người.
“Cũng giống như ngành y tế, trong bối cảnh dịch bệnh, ngành giáo dục cũng phải “vừa học vừa làm”. Thế nên, trên hành trình ấy, vẫn cần phải có sự đồng lòng, tin tưởng, hỗ trợ từ nhiều bên thì mới có thể đem lại hiệu quả”.
Ngay từ khi bắt đầu quá trình này, thầy cô cần phải nghiêm túc cùng học sinh thiết lập văn hóa lớp học, đặc biệt là phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử, văn hoá học trực tuyến.
Bộ quy tắc trong lớp học online của cô Phượng
Ví dụ, học sinh cần phải có vở ghi chép đầy đủ, tránh tình trạng bật mic, tắt camera để làm việc khác mà không tập trung vào việc học, cần triển khai khen thưởng rõ ràng trong lớp,... Cuối giờ, cô Phượng thường yêu cầu học sinh gửi phần ghi chép theo một đường link của lớp.
Cách để duy trì sự chú ý của học sinh là liên tục tương tác, giao nhiệm vụ trong suốt buổi dạy, linh hoạt kiểm tra, đánh giá,...
Bên cạnh đó, ngay chính giáo viên cũng cần phải thay đổi tư duy. Theo cô Phượng, có một thực tế, nhiều giáo viên rất sợ “chạm tay” vào công nghệ. Nhiều giáo viên tâm sự rằng họ e ngại việc số hóa bài giảng hay chưa thành thạo việc dạy học qua mạng,… Nhưng thực tế, đến khi áp dụng, giáo viên mới bắt đầu thấy nhiều cái hay như có thể chia sẻ màn hình, thiết kế trò chơi, chấm bài trực tiếp, thậm chí là thiết kế những thí nghiệm online cho các môn học tự nhiên.
“Tôi cho rằng, khó khăn chính là chất xúc tác để giáo viên nỗ lực hơn trong giảng dạy và đem lại kết quả rất tích cực. Khi đã “vượt qua chính mình”, thầy cô đều nhận ra những tiện ích mà số hóa mang lại trong mỗi bài giảng”, cô Phượng nói.
Về phía cha mẹ học sinh, cần phải có sự phối kết hợp với giáo viên, nhà trường để đồng hành, động viên, đồng thời tạo điều kiện và không gian yên tĩnh cho con học. Cô Phượng cho rằng, có một thực tế, rất nhiều học sinh khi đang học online, các em lại bị gián đoạn vì bố mẹ giao việc nhà cho con như… nấu cơm, trông em hay bán hàng, từ đó rất khó tập trung vào việc học.
“Tóm lại, tôi không phủ nhận những điều còn tồn tại của việc học trực tuyến, nhưng cũng không nên quá cực đoan về cách học này. Nếu biết tận dụng các kỹ thuật dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai nghiêm túc thì việc học trực tuyến sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Thậm chí, tôi cho rằng, hình thức này còn có thể đem lại rất nhiều lợi thế hơn học trực tiếp”, cô Hà Ánh Phượng nói.
Thúy Nga (ghi)
Thích ứng để dạy học trong điều kiện dịch Covid-19, thầy Bùi Thái Nam (giáo viên Trường THPT Tân Yên số 1, Bắc Giang) đã linh hoạt với lớp học dành cho cả những học sinh đến trường và học sinh đang ở vùng giãn cách.
" alt=""/>Cô giáo Hà Ánh Phượng: 'Học trực tuyến có thể tạo ra kết quả tuyệt vời'Các nhà giáo được phong tặng danh hiệu 'Nhà giáo Nhân dân' năm 2021
Danh sách 7 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2021:
GS.TS Trần Hữu Dàng, Giảng viên cao cấp, Trường ĐH Y Dược, Đại học Huế.
PGS.TS Phan Trọng Ngọ, Giảng viên cao cấp Viện Nghiên cứu sư phạm, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
GS.TS Nguyễn Viết Lâm, Giảng viên cao cấp, Khoa Marketing, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
PGS.TS Trương Đình Chiến, Giảng viên cao cấp, Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
GS.TS Võ Quang Minh, Trưởng Bộ môn Tài nguyên Đất đai, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường ĐH Cần Thơ.
GS.TS Võ Thanh Thu, Giảng viên cao cấp, Khoa Kinh doanh Quốc tế - Marketing, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
GS.TS Đinh Văn Sơn, nguyên Hiệu trưởng, Trường ĐH Thương mại.
Là 1 trong 7 nhà giáo được phong tặng lần này, GS.TS Nguyễn Viết Lâm, Giảng viên cao cấp, Khoa Marketing, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, danh hiệu cao quý này là một món quà, một phần thưởng ý nghĩa và cũng là một kỷ niệm đẹp trong cuộc đời làm nghề giáo.
Nhận thức được điều này không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà còn là trách nhiệm lớn lao, thầy Lâm hứa sẽ tiếp tục làm việc và cống hiến bằng cả tài và đức của mình cho sự nghiệp trồng người, góp phần vào công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, để sự nghiệp giáo dục, đào tạo thực sự trở thành quốc sách hàng đầu.
Ngoài 7 nhà giáo được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” năm nay, có 72 nhà giáo cũng được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”. Xem danh sách cụ thể TẠI ĐÂY.
Thúy Nga
Sáng ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi gặp mặt cán bộ, nhà giáo tiêu biểu đại diện cho hơn 1,5 triệu nhà giáo trên cả nước nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
" alt=""/>Danh sách nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú năm 2021