Hồi tháng 4 vừa qua, phân tích của Sở Y tế TP.HCM trên 180 bệnh nhân Covid-19 nhập viện cho thấy 86% có bệnh nền. Bác sĩ Nguyễn Duy Cường, Phó trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Thống Nhất phân tích, người lớn tuổi có nhiều bệnh nền khi mắc Covid-19 sẽ bị suy giảm miễn dịch, virus phát triển nhanh hơn và bùng lên các đợt cấp của bệnh mạn tính.
Theo thông tin của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, số ca mắc trung bình mỗi tháng giảm 12 lần so với năm 2021 (khoảng 144.000 ca/tháng) và giảm 68 lần so với 2022 (khoảng 816.000 ca/tháng).
Tỷ lệ tử vong do Covid-19 giảm từ 1,86% năm 2021 xuống 0,1% năm 2022 và hiện còn 0,02% trong năm 2023, tương đương hoặc thấp hơn tỷ lệ tử vong của một số bệnh truyền nhiễm nhóm B ghi nhận phổ biến tại Việt Nam. Những trường hợp này đều có bệnh nền nặng đang điều trị từ trước.
Tài liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy Covid-19 làm bật mối liên hệ giữa bệnh không lây và bệnh truyền nhiễm. Những người mắc bệnh không lây nhiễm có nguy cơ bệnh nặng hơn do Covid-19.
Ví dụ, người bị bệnh béo phì hoặc đái tháo đường có nguy cơ nhập viện hoặc tử vong vì Covid-19 cao hơn; người mắc bệnh động mạch vành và phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gặp hậu quả nghiêm trọng cao hơn; hút thuốc làm tăng nguy cơ tử vong do Covid-19...
Bên cạnh đó, trong những tháng đầu của đại dịch, 75% quốc gia báo cáo sự gián đoạn đối với các dịch vụ bệnh không lây nhiễm thiết yếu như: vật lý trị liệu, chương trình quản lý tăng huyết áp, quản lý đái tháo đường, dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, điều trị ung thư, cấp cứu tim mạch.
Cũng trong đại dịch, các biện pháp y tế công cộng như phong tỏa dẫn đến người dân ít hoạt động thể chất hơn. Tình trạng bất ổn kinh tế khiến nhiều người không đảm bảo được một chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng và vận động ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của người mắc bệnh mạn tính không lây.
Bộ Y tế đề xuất công bố hết dịch Covid-19 thuộc nhóm ABộ Y tế vừa có tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 thuộc nhóm A và bãi bỏ một số văn bản phòng chống dịch Covid-19 do Ban Chỉ đạo quốc gia và Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Trước đó, vào ngày 3/6, tại phiên họp thứ 20, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã thống nhất chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Đồng thời, ban hành hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với dịch bệnh nhóm B.
" alt=""/>Bệnh mạn tính và nỗi căng thẳng khi nhiễm CovidTheo ông Marcin Miller, rất nhiều công việc đã chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, đặc biệt là những công việc đòi hỏi việc giao tiếp nhiều như trong ngành bán lẻ, dịch vụ ăn uống, khách sạn.
Các công việc ở mảng chăm sóc sức khoẻ và giao thông vận tải đang tăng lên, tuy nhiên những công việc khác đòi hỏi việc giao tiếp trực tiếp đang giảm dần. Những người làm trong lĩnh vực này vì thế cần phải thay đổi bộ kỹ năng của họ.
Sự chuyển đổi các công việc cũ lên môi trường online đặt ra yêu cầu người lao động cần phải có những kỹ năng mới nhằm tăng tính thích ứng, nhất là những kỹ năng về công nghệ nhằm áp dụng vào công việc của mình.
Những xu hướng hành vi của người dùng sẽ thay đổi mạnh mẽ sau đại dịch là thói quen làm việc từ xa, việc sử dụng thương mại điện tử và giao dịch số. Với các doanh nghiệp, đó là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm tối ưu hóa nhân công và tăng cường ứng dụng tự động hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
![]() |
Công nghệ AI và việc tự động hóa sẽ được ứng dụng ngày càng rộng rãi hơn sau đại dịch Covid-19. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo ông Marcin Miller, McKinsey đã khảo sát 800 doanh nghiệp và hầu hết trong số này đã đầu tư vào tự động hóa.
Thời gian tới, các xu hướng làm việc từ xa, họp ảo sẽ vẫn tiếp tục duy trì sau đại dịch. Mọi người sẽ di chuyển ít hơn và ở nhà làm việc nhiều hơn. Các giao dịch số, thương mại điện tử sẽ ngày một phổ biến. AI, tự động hóa cũng sẽ được các doanh nghiệp áp dụng thường xuyên nhằm cải thiện khả năng vận hành.
“Với các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, sẽ có khoảng 20-25% người lao động có thể làm việc tại nhà 3-4 ngày mỗi tuần. Tại Việt Nam, tỷ lệ làm việc từ xa có thể sẽ ít hơn một chút.”, chuyên gia của McKinsey Việt Nam chia sẻ.
Một trong những khác biệt lớn nhất trước và sau thời điểm bùng phát của Covid-19 là các chính phủ, các nhà làm giáo dục hay các CEO và những bên liên quan có cơ hội hình dung lại cách một doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia vận hành.
“Họ sẽ chọn chuyển sang sử dụng nhóm lực lượng lao động nhanh nhẹn hơn, trao quyền nhiều hơn để tạo ra năng suất cao hơn. Việc sử dụng AI và các công nghệ tự động hóa cũng vậy.”, Giám đốc Tư vấn McKinsey Việt Nam nói.
Trọng Đạt
Chỉ trong có 4 năm, tỷ lệ người dùng Việt sử dụng dịch vụ của các công ty Fintech đã tăng từ 16% lên 56%. Tài chính, ngân hàng đang là một trong những lĩnh vực chuyển đổi số mạnh mẽ nhất.
" alt=""/>Thế giới đang thay đổi, AI, tự động hóa được ứng dụng nhiều hơn nhờ Covid