Bệnh nhân thứ 2 tử vong vì cúm A/H1N1" alt=""/>Cách xử lý ổ dịch cúm A H1N1 lây từ lợn sang người
Ăn nhiều muối là thói quen dễ gây bệnh tăng huyết áp. Bệnh rất dễ phát hiện bằng cách đo huyết áp. Ảnh minh hoạ
Ăn muối ra sao cho hợp lý?
Theo khuyến cáo của tổ chức WHO, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5g muối/ngày để phòng chống bệnh tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh không lây nhiễm khác.
Theo kết quả điều tra toàn quốc gần đây nhất, trung bình một người trưởng thành ở Việt Nam đang tiêu thụ 9,4g muối/ngày - mức cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Hầu hết những thực phẩm chế biến sẵn chưa có dán nhãn thực phẩm nên người dân không biết hàm lượng muối cụ thể trong sản phẩm đó dùng hàng ngày gây khó khăn trong lựa chọn.
Để thực hiện mục tiêu giảm mức tiêu thụ muối trong khẩu phần ăn, tháng 3/2018, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2033/QĐ-BYT về kế hoạch quốc gia truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn đề phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác.
Mục tiêu của kế hoạch là nâng cao hiểu biết, thay đổi hành vi của người dân để giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày với chỉ tiêu trên 90% người trưởng thành biết tác hại do ăn nhiều muối, nhận biết được các loại thực phẩm có nhiều muối và biết các biện pháp để giảm ăn muối; trên 60% người trưởng thành thực hiện ít nhất 1 biện pháp để giảm muối trong khẩu phần ăn hằng ngày; giảm mức tiêu thụ muối trung bình của người trưởng thành xuống còn dưới 7 gam/người/ngày; trên 90% học sinh phổ thông có hiểu biết về tác hại của việc ăn nhiều muối và nhận biết được các loại thực phẩm chứa nhiều muối; trên 90% số người được phát hiện mắc tăng huyết áp, bệnh tim mạch và các bệnh liên quan khác được tư vấn, hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giảm muối.
Trong nội dung Chương trình Sức khoẻ Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 9/2018, có đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, giảm mức tiêu thụ muối của một người/ngày xuống dưới 8g và đến năm 2030 là dưới 7g.
Để dễ dàng thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn, Chương trình Sức khoẻ Việt Nam cũng đề cập việc cần có quy định bắt buộc về dán nhãn thực phẩm đối với thực phẩm chế biến sẵn trong đó công bố hàm lượng muối là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng.
Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người dân không ăn quá 5g muối/ngày, giảm một nửa lượng muối cho vào khi chế biến thức ăn cho gia đình, hạn chế sử dụng các gia vị mặn trên bàn ăn. Nếu có sử dụng nên pha loãng các gia vị mặn và chấm nhẹ tay.
Khi sử dụng các thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn, cần đọc nhãn dinh dưỡng ghi trên bao gói sản phẩm để biết được hàm lượng muối có trong sản phẩm đó.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân cân nhắc và hạn chế sử dụng các sản phẩm có nhiều muối như: Rau củ muối, mỳ ăn liền, thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích,… Cùng đó, nên tăng cường ăn các món luộc thay cho các món kho, rim hay rang.
Đối với trẻ em, cha mẹ nên rèn cho con thói quen giảm ăn muối ngay từ nhỏ. Còn với người có thói quen ăn nhiều muối, nên thực hiện các khuyến cáo giảm muối trong các bữa ăn hàng ngày để dần có chế độ ăn lành mạnh. Mỗi hành động nhỏ như giảm ăn muối, tạo thói quen sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm nguy hiểm.
Mai Hương
Những người gầy đôi khi còn có tiền sử bị suy dinh dưỡng lúc thơ ấu nhưng không tìm ra nguyên nhân. Khả năng chuyển hóa của họ hoàn toàn bình thường. Đặc biệt, lượng thức ăn đưa vào cơ thể đôi khi còn nhiều hơn ở những người bình thường. Thậm chí, họ có mức tiêu thụ năng lượng cao hơn bình thường và khi quan sát các tế bào mỡ thấy có hiện tượng giảm số lượng tế bào mỡ chứ không phải giảm kích thước của tế bào.
Những người gầy do thể tạng thường thiếu tự tin, mất thẩm mỹ nhưng họ thường có tuổi thọcao hơn người bình thường. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng người gầy thể tạng đều có ít nhiều những rối loạn về tâm lý như lo âu, hoang tưởng, tự ti về thân hình.
Thứ hai, gầy bệnh lý
Khác với gầy khỏe, người gầy bệnh lý hay còn gọi là gầy yếu. Đây là hậu quả của nhiều bệnh lý khác có trước đó như tiêu hóa, nội tiết, các rối loạn về tâm lý gây suy giảm protide.
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gầy bệnh lý, chúng ta có thể chia thành một số nhóm bệnh như sau:
- Nhóm bệnh về chuyển hóa hay tiêu hóa: Những bệnh này làm tăng quá trình chuyển hóa của cơ thể, hoặc rối loạn tiêu hóa gây kém hấp thu của dạ dày và ruột non. Các bệnh thường khiến cơ thể giảm cân gồm: bệnh lao, nhiễm khuẩn nặng, ung thư, bệnh hệ thống, các rối loạn tiêu hóa nặng, viêm tụy mạn tính, tắc mật, bệnh Crohn.
- Yếu tố về nội tiết: Các bệnh về nội tiết như tiểu đường phụ thuộc Insulin không được điều trị hay điều trị không đúng cách, hội chứng cường giáp, suy vỏ thượng thận, u tủy thượng thận.
- Yếu tố tâm lý: Cùng với sự giảm khối lượng là giảm khối lượng protide trong bệnh chán ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ em, chán ăn do rối loạn tâm thần, chán ăn ở người già, chán ăn trong tình trạng stress.
- Do thầy thuốc hoặc điều trị không đúng phương pháp gây ra: Nhiều trường hợp chữa béo phì không đúng, sử dụng các chế độ ăn mất cân đối, bắt nhịn hoàn toàn hoặc sử dụng các loại thuốc gây chán ăn, hormone tuyến giáp, lợi tiểu, phẫu thuật.
Các dấu hiệu cơ bản để bạn nhận ra mình đang gầy bệnh lý: Gầy hoặc mất khối lượng mỡ một cách nhanh chóng kèm theo rối loạn chuyển hoá chất đạm. Bạn luôn có cảm giác mệt mỏi kéo dài, chán ăn toàn thể.