Đa số người dùng có quan điểm giống với nhà thiết kế, nhưng thật không may, những dòng smartphone chế tác từ kim loại trên thị trường khá hiếm và lại chỉ bó hẹp trong phân khúc đầu bảng. Tuy nhiên, nếu bạn không thể vào mắt bất cứ thiết kế smartphone plastic nào thì dưới đây là 8 lựa chọn "chất" nhất, đẳng cấp nhất cho bạn.
1. Apple iPhone 5s
![]() |
Dù đâu đó còn có người chê iPhone 5s hơi nhỏ hay cấu hình không hoành tráng như các đối thủ Android, nhưng tuyệt nhiên không một ai chê bai thiết kế của con dế này cả. Trên thực tế, dù đã ra mắt gần một năm nhưng iPhone 5s vẫn luôn nằm trong top smartphone "tuyệt mỹ" nhất thị trường. Sự kết hợp giữa kính, kim loại và thép không rỉ đã tạo ra hình hài ấn tượng cho con dế biểu tượng của Táo khuyết.
2. Sony Xperia Z2
![]() |
Danh sách này sẽ không bao giờ hoàn thiện nếu thiếu vắng Sony Xperia Z2. Cùng với Apple, Sony luôn nổi tiếng trong làng công nghệ về những thiết kế mang tính thẩm mỹ cao, tinh tế và đẳng cấp, dù giá bán của chúng không hề rẻ. Z2 là sự kết hợp của hai lớp kính ép chặt vào nhau với khung máy kim loại bao bọc bên ngoài tạo nên nét vuông vức, sang trọng, nam tính cho sản phẩm. Cảm giác khi cầm máy trên tay được nhiều trang công nghệ tán thưởng và khả năng chống nước của nó cũng là một điểm cộng.
3. HTC One M8
![]() |
Là một trong những con dế hoàn hảo và tinh tế nhất trong lịch sử của HTC, One (M8) nổi bật với kết cấu kim loại nguyên khối xuất sắc, đầy cảm hứng. Cảm giác khi cầm trên tay vừa chắc chắn, vừa đằm tay nhưng vẫn nhẹ và gọn gàng. Nếu như bạn muốn thu hút sự chú ý của người khác, cầm HTC One M8 trên tay sẽ một bí quyết hiệu quả.
4. Gionee Elife S5.5
![]() |
Được sản xuất bởi một thương hiệu ít tên tuổi là Gionee, Elife S5.5 không chỉ là smartphone mỏng nhất thế giới tính đến thời điểm này mà còn là một trong những thiết kế đẹp mắt nhất nhờ lựa chọn chất liệu thông minh. Mặt trước và sau của Elife S5.5 được làm từ kính, trong khi cạnh bên sử dụng khung kim loại được cắt cúp tinh tế và cực kỳ chuẩn xác.
5. HTC One mini 2
![]() |
Người anh em mini của One M8 cũng góp mặt trong danh sách nhờ thiết kế giống hệt model đàn anh, chỉ có điều là nó nhỏ, gọn hơn một chút. HTC cho thấy kỹ thuật chế tác tuyệt vời của mình khi ép nhỏ One M8 mà không hề hy sinh chất lượng máy.
6. Huawei Ascend P7
![]() |
Sự góp mặt của Huawei trong danh sách này là một bất ngờ, vì hãng điện thoại Trung Quốc này chủ yếu chỉ sản xuất smartphone giá rẻ, chất lượng thấp và thiết kế bình thường. Tuy nhiên, Ascend P7 được chế tác khá tốt khi kết hợp hai chất liệu kính và thép cao cấp bên trong một bộ khung chỉ dày 6.5mm. Đây cũng là một trong những smartphone mỏng nhất thị trường hiện nay.
7. Lenovo Vibe Z2 Pro
![]() |
Thiết kế là một trong những điểm nổi bật nhất ở smartphone đầu bảng này của Lenovo. Kết cấu kim loại nguyên khối của Vibe Z2 Pro thực sự ấn tượng, nhất là khi nhà sản xuất đã tạo được hiệu ứng bóng mờ tinh tế trên thân máy. Con dế này cũng rất mỏng, chỉ 7.7 mm.
8. Samsung Galaxy Alpha
![]() |
Tuần trước, Samsung đã công bố Galaxy Alpha, mẫu smartphone đầu tiên sử dụng chất liệu kim loại của hãng. Với đường viền kim loại chắc chắn và bề mặt ốp lưng mềm, Alpha có thiết kế đẹp mắt nhưng cấu hình của nó hơi gây thất vọng khi lược bỏ nhiều tính năng so với Galaxy S5. Dù vậy, với vòng eo chỉ 6.7mm, Galaxy Alpha chính là smartphone mỏng nhất trong họ Galaxy hiện nay.
T.C
" alt=""/>8 smartphone vỏ kim loại đẳng cấp nhấtKhông lo trở thành "phế"
Một trong những nguyên nhân khiến không ai muốn chơi support chính là việc dễ dàng trở thành "phế". Những người chơi support thường sở hữu lượng máu và mana rất ít để hoạt động, và khi gần hết máu thì việc hồi thành là lựa chọn tất yếu. Song việc về nhà rồi quay trở lại lane rất lãng phí thời gian, đôi khi bạn quay trở lại thì cuộc giao tranh đã kết thúc rồi, thậm chí còn bị đối phương "tiễn" luôn một thể.
Strifenắm lấy điểm này và cho ra một hệ thống "hồi máu sau giao tranh" độc đáo, có nghĩa là tốc độ hồi máu và mana của bạn sẽ nhanh hơn nhiều khi bạn trong trạng thái đứng yên và không nhận bất kỳ sát thương nào. Điều này thực sự hiệu quả khi kết hợp với những bụi cỏ. Việc chui vào bụi cỏ hồi máu rồi lại xông ra chiến đấu cho phép người chơi support có thể trụ lane lâu hơn, kiếm được nhiều vàng hơn để lên trang bị. Bạn sẽ không còn mất thời gian cho việc phù về hồi máu, hay lãng phí tiền bạc mua cục máu nữa.
Việc loại bỏ những chi tiết như vậy khiến support có thể đóng góp nhiều hơn vào các cuộc giao tranh với số item kha khá mình kiếm được. Khi đó bạn hoàn toàn có khả năng quấy nhiễu đối phương mà không lo bị "phế" nữa.
Khuyến khích người chơi last hit
Đối với support, last hit có lẽ là một điều khá xa xỉ. Với những ai không nắm rõ cách chơi support, đôi khi họ lại chính là người khiến carry "thọt" vì không farm được. Như trong Liên Minh Huyền Thoại, đầu game damage tay chưa to do vậy việc đứng farm dưới trụ khá cần thiêt, ví dụ: với lính cận chiến thì trụ 2 hit AD last hit, lính đánh xa thì AD 1 hit, trụ 1 hit, AD last hit, và giữa lúc đó nếu bạn "vui tính" chen vào 1 hit thì AD chỉ có nước "ăn cám".
Đến với Strife, bạn sẽ không còn phải lo về những vấn đề bất công ấy nữa. Hệ thống chia sẻ vàng cho phép bất kể ai là người last hit, thậm chí kill địch thì mọi người đều được nhận vàng. Điều này về mặt lý thuyết có vẻ rất hay ho nhưng nó có thể phản tác dụng nếu như bạn không cẩn thận. Ví dụ khi bạn không có được một cú last hit nào thì số vàng của bạn sẽ bị giảm trên từng phút, và kẻ thù của bạn có thể quấy rối để bạn không farm được. vì vậy, hãy biết hợp tác với người đi cùng lane của mình để farm quân có hiệu quả hơn.
Một điều rõ ràng là khi vừa farm vừa quấy rối đối phương thì sẽ chiếm được ưu thế nhất định. Trong Strife, do không phân biệt ai là người last hit cho nên support hay carry đều có thể thay phiên nhau farm và quấy rối tướng địch.
Và một số phiền toái khác
Một support tốt trong DotA 2 sẽ nhận thức rằng tầm quan trọng và sự tiện dụng mà courier mang lại. Bạn sẽ phải nâng cấp courier để nó có thể di chuyển nhanh hơn, và cả nhóm sẽ thay phiên nhau sử dụng nó. Tuy nhiên trong Strife, mỗi người chơi đều sẽ có một courier riêng của mình ngay khi mới bắt đầu trận đấu. Vì vậy, nếu bạn là một support, bạn sẽ không còn phải thấy những lời trách móc như kiểu "Sao không mua corier" nữa.
Nhưng việc này cũng không mang lại lợi ích gì trong game cả bởi bạn không cần mua cục máu hay mắt để courier vận chuyển. Máu thì đã được thay thế bằng tính năng "hồi máu" như đã nói ở trên, còn mắt thì sẽ được thay thế bằng các trụ quan sát. Thực tế thì courier không mấy quan trọng đối với trò chơi này.
Tuy nhiên, các trụ quan sát thì lại khác. Đó là các điểm kiểm soát mang lại tầm nhìn cho bạn trên bản đồ giống như mắt. Người chơi chỉ việc đứng bên cạnh một trụ quan sát để có thể thắp nó lên. Khi mới chơi, hầu hết nhiều người đều cho rằng nó không quan trọng nhưng đó là sai lầm. Sử dụng trụ quan sát là một trong những cách tốt nhất để giành quyền kiểm soát bản đồ và đưa ra những phương án tấn công hợp lý, đặc biệt là khi kết thúc giai đoạn laning.
Cả hai tựa game Liên Minh Huyền Thoạivà DotA 2 đều có một hệ thống mắt đặc trưng, và phải nói rằng người cắm mắt chính là "những nghệ sĩ" đích thực, mang đến tầm nhìn tốt nhất cho đội mình. Strife đã bỏ qua điểm đó, và người chơi support có thể tập trung vào việc hỗ trợ đồng đội ngay từ khi bắt đầu.
Nhìn chung, những sự thay đổi trên của Strife khiến trò chơi trở nên đơn giản hơn rất nhiều so vớiLiên Minh Huyền Thoạihay DotA 2- những tựa game đòi hỏi sự tính toán hợp lý và kỹ năng cần thiết. Dường như S2 Gamesđang hướng tới một trò chơi giải trí đơn thuần chứ không phải là một tựa game cạnh tranh chuyên nghiệp. Vậy, bạn thấy thế nào về Strife?
T.B
" alt=""/>Đôi điều về Support trong Strife