Chị Nguyệt lớn lên ở nơi xã miền núi Vĩnh Khê (huyện Vĩnh Linh) hẻo lánh, nơi đây điều kiện sống khó khăn. Năm 2019, sau khi lập gia đình, do không có công việc ổn định nên hai vợ chồng đều làm thuê, ai cần gì thì làm nấy.
Hàng ngày, chồng chị đi bóc vỏ tràm, được trả công 200.000 đồng. Tuy nhiên công việc bấp bênh, lúc có lúc không. Chị Nguyệt cũng cố gắng theo chồng đi làm nhưng do việc nặng, năng suất kém hơn hẳn, tiền công vì thế mà ít hơn.
Năm 2020, gia đình vui mừng chào đón con trai Trần Trung Kiên. Lúc chào đời, Kiên khỏe mạnh, kháu khỉnh. Nhưng chỉ 3 tháng sau, trong một trận sốt cao, con phải nhập viện rồi chuyển viện liên tục. Lúc này, bác sĩ phát hiện Kiên bị viêm màng não.
Nghe tin dữ, cả gia đình hoảng hốt, vội tìm cách xoay sở kiếm tiền chạy chữa cho con. Hỏi nhiều nơi mới gom góp được 20 triệu đồng, chị Nguyệt ôm con đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ trong vùng. Đi đến đâu, bác sĩ cũng lắc đầu vì đứa trẻ còn quá nhỏ, không thể phẫu thuật.
Đi lại nhiều, chi phí tốn kém nên chẳng mấy chốc, số tiền mượn được đã cạn sạch. Không thể cầm cự được nữa, gia đình đành đưa con về nhà theo dõi.
Bị bệnh tật dày vò nên thể trạng của Trung Kiên rất yếu ớt, phải thở oxi liên tục. Con không đi vệ sinh được, người trắng bệch và nằm bất động. Chị Nguyệt phải túc trực bên cạnh, dõi theo từng cử chỉ yếu ớt và hơi thở mong manh của con cả ngày lẫn đêm, sức khoẻ cũng suy kiệt theo.
Để lo trang trải viện phí cho con đồng thời trả món nợ cũ, bố của Kiên phải cố gắng làm lụng cật lực. Thế nhưng nợ cũ chưa trả được, nợ mới đã chất chồng. Lên 6 tháng, gia đình tiếp tục đưa con vào Bệnh viện Trung ương Huế tái khám và phẫu thuật lần thứ nhất. Sau đó 1 tháng, con được phẫu thuật lần 2 để đặt ống dẫn từ não xuống dạ dày.
Dù được bảo hiểm hỗ trợ, gia đình vẫn phải đóng tạm ứng và chi trả những khoản ngoài bảo hiểm. Cầm cố hết tài sản có được, vay mượn thêm, vợ chồng chị Nguyệt cũng chẳng mấy chốc mà tiêu hết số tiền 50 triệu đồng, song bệnh tình của con vẫn chưa tiến triển.
Thậm chí, di chứng từ căn bệnh viêm màng não khiến Kiên mắc thêm nhiều thứ bệnh khác như: Động kinh, bại não, não úng thủy, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, men gan cao,... Đứa trẻ năm nay mới 3 tuổi thường xuyên chịu dày vò, ngày đêm khóc ngằn ngặt, cơ thể tiều tuỵ. Không những vậy, tiền ăn uống, bỉm sữa cũng là gánh nặng lớn.
“Gia đình em có 6 anh chị em. Mọi người cũng lam lũ với công việc tay chân. Khi con em bị bệnh, ai cũng tìm cách vay tiền giúp để con chữa bệnh. Suốt 3 năm qua mẹ con em lấy bệnh viện làm nhà. Nay tiền cạn rồi, em sợ rằng sẽ phải đưa con về nhà chờ chết", người mẹ nghèo nức nở.
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng khóm 2 (thị trấn Bến quan, huyện Vĩnh Linh) cho biết, hoàn cảnh mẹ con chị Nguyệt hết sức bi đát. Cháu Trần Trung Kiên mắc nhiều thứ bệnh, cơ thể ốm yếu đau đớn. Rất mong bạn đọc thương cảm, giúp đỡ để gia đình chị Nguyệt có thêm chi phí thuốc thang và điều trị cho đứa trẻ tội nghiệp.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Hồ Thị Nguyệt, khóm 2, thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị. SĐT 035.3368.153. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2023.138 (bé Trần Trung Kiên) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Trong cuộc trò chuyện với Tuttosport, Fabio Paratici - GĐTT của Juventus - thừa nhận vừa nhận được đề nghị từ MU gửi đến thảo luận về tương lai Merih Demiral.
![]() |
MU muốn sớm có Demiral |
Paratici cho biết, Juventus từng từ chối đề nghị của MU hồi mùa hè, và hiện đang cân nhắc ngồi vào bàn đàm phán.
MU hiện thiếu nhân sự ở hàng thủ, khiến HLV Solskjaer thiếu giải pháp phòng ngự.
Quỷ đỏ trải qua 9 trận liên tiếp thủng lưới ở Premier League. Trong đó, 2 trận gần nhất thủ môn De Gea nhận đến 5 bàn thua. Lần gần nhất MU sạch lưới ở Ngoại hạng Anh là ngày 14/9.
Chính vì thế, Phó chủ tịch Ed Woodward đang đàm phán để đưa Demiral về sân Old Trafford, khi kế hoạch mua các cầu thủ Koulibaly hay Ruben Dias khó hoàn thành trong tháng Giêng 2020.
Demiral được Juventus lấy từ Sassuolo hồi mùa hè 2019, nhưng trung vệ người Thổ Nhĩ Kỳ không được HLV Sarri trọng dụng.
MU đang xem xét giải pháp mượn Demiral trong nửa năm, có trả một khoản phí nhất định.
Mourinho dằn mặt Eriksen
HLV Jose Mourinho đang bắt đầu thiết lập kỷ luật ở Tottenham, mà mục tiêu ông nhắm đến là ngôi sao Christian Eriksen.
![]() |
Mourinho áp dụng kỷ luật thép với Eriksen |
Giới truyền thông London đưa tin, Mourinho lên kế hoạch gia hạn hợp đồng với Toby Alderweireld và Jan Vertonghen, đồng thời dằn mặt Eriksen.
Nhà cầm quân người Bồ Đào Nha không hài lòng với thái độ của Eriksen.
Thời gian qua, từ khi Pochettino còn tại vị, Eriksen làm mình làm mẩy, không đồng ý gia hạn hợp đồng với Tottenham, mà muốn ra đi theo dạng tự do.
Kế hoạch của Eriksen là sẵn sàng ngồi chơi xơi nước đến hết mùa giải, tự do đàm phán với CLB khác để nhận lương và khoản phí lót tay cao.
Mourinho không muốn như thế. Ông yêu cầu Eriksen hoặc phải gia hạn hợp đồng ngay lập tức, hoặc bị bán trong tháng Giêng 2020.
"Người đặc biệt" không chấp nhận Eriksen không đá mà ngồi ăn lương. Nếu không tìm được thỏa thuận chung, Mourinho quyết bán cầu thủ người Đan Mạch để có thêm ngân sách mua sắm cho mùa Đông.
Kim Ngọc
" alt=""/>Tin thể thao 4Lực lượng Không quân Ukraine cho hay các UAV Shahed do Iran sản xuất đã bị bắn hạ trên 4 khu vực ở miền trung và miền nam Ukraine.
Nga ước tính tổn thất của quân đội Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, Ukraine đã mất 23.000 quân, và 3.000 thiết bị quân sự trong tháng 1. Vào tháng 12/2023, Bộ trưởng Shoigu cho hay thương vong của Ukraine kể từ khi bùng nổ xung đột với Nga vào tháng 2/2022 là 383.000 người.
Theo ông Shoigu, Ukraine đã phải triển khai quân dự bị để ngăn chặn sự sụp đổ của lực lượng ở tiền tuyến.
Phát biểu trước các tướng quân đội Nga vào ngày 2/2, ông Shoigu cho biết sau khi Ukraine thất bại trong cuộc phản công từ đầu tháng 6/2023 và kết thúc vào mùa thu cùng năm mà không thu được ưu thế nào đáng kể, các lực lượng Nga hiện "giữ thế chủ động chiến lược dọc theo toàn bộ đường liên lạc”.
Theo ông, quân đội Nga cũng đang tiến công, cải thiện vị trí, và giành quyền kiểm soát một số khu định cư ở khu vực Donetsk và Kharkiv.
Ông nói thêm, Nga còn phá hủy hơn 3.000 thiết bị quân sự trong tháng 1 bao gồm xe tăng Leopard do Đức cung cấp, cùng xe chiến đấu bộ binh Bradley, hệ thống phòng không Patriot và hệ thống tên lửa HIMARS của Mỹ.
Bộ trưởng Shoigu khẳng định Nga vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công có độ chính xác cao vào cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine bao gồm các cơ sở sản xuất và sửa chữa, sân bay, kho dã chiến, và căn cứ của quân đội Kiev cùng lính đánh thuê nước ngoài.
Kiev đã công bố đợt tổng động viên ngay sau khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ. Các quan chức Ukraine còn cân nhắc một dự luật huy động mới để bù đắp tổn thất ở vùng xung đột kể từ tháng 12/2023, nhưng vẫn chưa được thông qua.