“Tôi biết mình được nhận nuôi, vì những người hàng xóm đều nói như vậy. Nhưng tôi lại không dám hỏi chuyện này với bố mẹ nuôi cho tới cách đây vài năm”, cô Lulu chia sẻ với trang tin Ersanli.
“Bố mẹ nuôi nói rằng cha mẹ đẻ của tôi có 3 người con gái và tôi là con út. Họ không có tiền để nuôi nên đã bán tôi”, cô Lulu nhớ lại chính câu nói đó đã khiến cô uất hận những người sinh ra mình, dù bản thân cô không còn chút ký ức nào về họ.
Cuộc đoàn tụ như "phép màu"
Sau 32 năm xa cách, cô Lulu cuối cùng đã được trở về ngôi làng Xinxing, và đoàn tụ với bố mẹ cùng hai anh trai và một em gái mà cô chưa bao giờ được gặp.
Khi biết tin gia đình cô Lulu vẫn miệt mài đi tìm con sau hàng chục năm, tổ chức phi chính phủ Liên đoàn Phụ nữ toàn Trung Quốc đã liên lạc với phía cảnh sát.
Với sự hỗ trợ của dữ liệu thống kê, lực lượng chức năng dần dần thu hẹp được phạm vi tìm kiếm, và xác định người phụ nữ có tên Zhang Qianqian khả năng cao là cô bé Lulu năm nào bị bắt cóc. Cho tới nay, quá trình cảnh sát sàng lọc thông tin như thế nào để tìm ra cô Lulu vẫn là điều bí ẩn.
Vào ngày 11/3/2021, một viên cảnh sát đã tới ngôi nhà của cô Lulu ở thành phố Thấm Dương thuộc tỉnh Hà Nam, nằm cách ngôi làng Xinxing mà bố mẹ đẻ của cô sinh sống gần 500km. Cô Lulu được yêu cầu làm xét nghiệm ADN để xác minh có mối quan hệ huyết thống với gia đình họ Feng hay không. Và kết quả dương tính được công bố vào ngày 30/3.
Cô Lulu cho biết "đầu óc tôi trống rỗng" khi cảnh sát quận thông báo kết quả ADN.
"Sau đó, tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng cha mẹ ruột vẫn luôn tìm kiếm mình trong hơn 30 năm", cô Lulu nói.
Người phụ nữ đã kết hôn và có 2 con cho biết, khả năng cha mẹ nuôi không muốn để cô gặp cha mẹ ruột vì lo sợ cô sẽ bỏ rơi họ.
Chính quyền địa phương cũng không công bố thông tin về cặp vợ chồng đã nuôi dạy cô Lulu, hoặc kẻ môi giới đã đưa cô đến thành phố Thấm Dương. Việc cha mẹ nuôi có biết chuyện Lulu bị bố mẹ bán, hay là nạn nhân bị bắt cóc cũng không được tiết lộ.
Cuối cùng, vào ngày 2/4/2021, cô Lulu lần đầu tiên được gặp lại bố mẹ đẻ sau 32 năm. Cuộc đoàn tụ có cả nước mắt và tiếng cười. Rất nhiều người hàng xóm đã tới chung vui với gia đình.
Chồng cô Lulu là anh Huang Biao nói rằng, “gia đình chúng tôi rất ủng hộ chuyện đoàn tụ. Chúng tôi giục cô ấy về nhà ở Xinxing càng sớm càng tốt. Nhưng cảnh sát đã yêu cầu chúng tôi chờ cho tới khi có kết quả xét nghiệm ADN chính thức. Đó là ngày trọng đại với vợ tôi”.
Cô Lulu cũng nói sẽ trở về quê nhà nhiều lần để “bù đắp quãng thời gian đã bị đánh cắp”.
“Tôi thực sự là người may mắn”, cô Lulu nói.
Cho tới nay, không có số liệu thống kê đầy đủ về số vụ trẻ em bị bắt cóc ở Trung Quốc. Năm 2009, Bộ Công an đã thiết lập cơ sở dữ liệu ADN và giúp hơn 6.000 trẻ em đoàn tụ với cha mẹ.
Các gia đình có con bị mất tích đã nhờ các tổ chức phi lợi nhuận như "Baobei Huijia" (Baby Back Home) được thành lập năm 2007 để hỗ trợ tìm kiếm. Tính đến năm 2021, tổ chức này đã giúp 3.647 trẻ tìm được người thân.
Trang chủ của tổ chức liệt kê hơn 10.000 bài đăng của những người từng là trẻ bị bắt cóc, hay thất lạc đang tìm kiếm gia đình, và khoảng 23.000 bài đăng của các gia đình đang tìm con.
Khoảng 1 năm trước, bà ngoại Nguyễn Thị Bích Thủy (53 tuổi) thấy Tiến xanh xao, lại thường than chóng mặt nên gọi mẹ em là chị Lý Thị Thanh Mai về đưa đi khám. Tại bệnh viện tỉnh, bác sĩ phát hiện kết quả xét nghiệm máu bất thường, chuyển Tiến lên Bệnh viện Nhi đồng 1 để khám chuyên sâu.
“Chỉ mất 3 ngày là bác sĩ phát hiện thằng nhỏ bị ung thư máu”, giọng ông Lý Văn On nghẹn lại.
Ông On từng nhiều đêm mất ngủ khi nghĩ đến số phận bất hạnh của đứa cháu ngoại. Không thể thay cháu chịu đựng nỗi đau, ông chỉ biết cật lực đi làm để kiếm tiền, thế mà vẫn không cách nào đủ cho Tiến điều trị.
“Lúc trước có bà ngoại và mẹ cháu đi chăm, nhưng chỉ ít ngày là bà về bán vé số, vì một mình tôi lo không xuể”, ông giãi bày.
Khoảng 1 năm nay, chị Lý Thị Thanh Mai nghỉ làm công nhân để cận kề chăm sóc con trai. Thời điểm chuyển sang Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để điều trị, Tiến biết mẹ không còn tiền, lại nghe phong thanh chi phí điều trị cả trăm triệu đồng, em bật khóc nức nở. Chị Mai an ủi, động viên rất lâu để con trai hợp tác vô thuốc.
Chỉ trong 1 năm, số lần Tiến nhập viện truyền thuốc nhiều đến nỗi chị Mai chẳng đếm được. Có khi ngắn nhất khoảng 1 tuần, cũng có đợt em bị thiếu máu, men gan cao, phải ở lại kéo dài cả 2 tháng.
“Con khá trầm tính, bị bệnh khi đã lớn nên không khóc nháo như những em bé nhỏ khác. Ngay cả khi phải chọc lấy tủy đồ con cũng cắn răng chịu đựng, chỉ sợ nhất là mẹ không có tiền để chữa bệnh nữa. Con biết cái chết nghĩa là gì nên sợ lắm”, chị Mai tâm sự.
Tháng đầu tiên, do Tiến chưa có bảo hiểm y tế nên chi phí vô cùng tốn kém, sau này tuy đỡ hơn nhưng gia đình vẫn phải chi trả những khoản ngoài danh mục. Cùng với tiền mua thuốc, dinh dưỡng cho Tiến và đi lại, mỗi tháng cần hết khoảng 15 triệu đồng.
Vợ chồng ông On và chị Mai đã dồn hết tiền dành dụm, ngoài ra còn phải vay mượn 80 triệu đồng và 5 chỉ vàng. Hiện tại, họ chẳng thể nào xoay xở tiếp.
“Mỗi tháng cha mẹ tôi phải lo hơn 2 triệu đồng tiền lãi nên không còn phụ được bao nhiêu. Cũng may nhà chồng hiện tại thương nên để tôi chăm lo cho Tiến, nhưng không còn tiền, chẳng biết con còn được chữa trị đến bao giờ”, người mẹ xót xa.
Cậu bé tội nghiệp đang rất cần bàn tay nâng đỡ của cộng đồng, rất mong các nhà hảo tâm thương và giúp đỡ cho con.
![]() | ![]() | ![]() |
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Ông Lý Văn On hoặc chị Lý Thị Thanh Mai; Địa chỉ: Ấp Cầy Xiêng, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. SĐT: 0374477783 (ông On) 0395798743 (chị Mai). 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2024.170 (em Nguyễn Văn Tiến) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản:0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Đại diện FPT cho biết, thủ tục pháp lý, công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, nhân sự và chương trình đào tạo, chăm sóc nuôi dưỡng các em đang được FPT, Quỹ Hy vọng phối hợp cùng các đơn vị, tổ chức đoàn thể gấp rút triển khai để sớm đón các học sinh nhập trường.
Nguồn tài chính cam kết bởi những người FPT và tập đoàn sẵn sàng đón nhận tất cả sáng kiến, ý tưởng và giải pháp của cộng đồng để chung sức xây dựng môi trường tốt đẹp nhất cho các em dựa trên triết lý “yêu thương là sức mạnh của nghị lực và thành công”, thông qua “Cổng yêu thương” tại địa chỉ https://truongnoitru.fpt.com.vn
![]() |
Trước mắt, các học sinh sẽ được bố trí ăn, ở tại toà nhà FPT Smart Nano tromg khu FPT City Đà Nẵng. |
Rất nhiều tâm nguyện và mong muốn chung sức đã được các tổ chức, cá nhân, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực gửi về ngôi trường yêu thương. Anh Lê Đức Cảnh, thành phố Đà Nẵng nhắn gửi: “Tôi năm nay 46 tuổi, là một giáo viên dạy đàn, đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Đà Nẵng. Từ trung tâm dạy năng khiếu của tôi đến FPT City Đà Nẵng không xa. Tôi mong ngôi trường sẽ có thêm những chương trình dạy các cháu nhỏ biết chơi đàn để được thư giãn nhiều hơn sau những giờ học bài trên lớp. Tôi mong muốn mỗi ngày sẽ được dạy miễn phí vài giờ đồng hồ cho các em nhỏ tại trường”.
Còn anh Lê Quang Vinh chia sẻ: “Bên mình có một quỹ chuyên về đầu tư năng lượng bền vững của Đức, xin được đề xuất đầu tư toàn bộ hệ thống năng lượng mặt trời áp mái tại các toà nhà nơi FPT chuẩn bị xây dựng trường cho 1.000 em nhỏ sinh hoạt và học tập. Toàn bộ số tiền đầu tư do quỹ bên mình lo, sản lượng điện phát ra được sử dụng tại chỗ. Rất mong chờ cơ hội được trình bày về dự án này với Ban quản lý dự án xây dựng trường nuôi 1.000 em nhỏ của FPT”.
Trước đó, vào ngày 16/9, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình đã khởi xướng ý tưởng xây dựng một ngôi trường dành cho các em nhỏ không may mất đi cha mẹ do Covid-19, với mong muốn tạo ra một môi trường để các em được chăm sóc, yêu thương, học tập và rèn luyện, biến đau thương thành sức mạnh, từ đó trưởng thành và góp phần xây dựng đất nước trong tương lai.
Vân Anh
Chỉ trong 7 ngày, 6 xe phát sóng lưu động (với tổng cộng 11 thiết bị 3G và 12 thiết bị 4G, có thể đáp ứng được nhu cầu của hơn 32.000 F0) đã được lắp đặt thành công tại 12 bệnh viện dã chiến của TP. Thủ Đức.
" alt=""/>Trường nội trú FPT mong sớm đón các học sinh mất cha mẹ vì Covid