Bệnh nhân được cấp cứu ở tuyến trước, đặt ống nội khí quản, thuốc an thần, thở máy, truyền dịch và hội chẩn với Trung tâm chống độc từ xa, nghi ngộ độc xyanua, tiên lượng nặng hoặc có thể diễn biến phức tạp.
Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm cho thấy tất cả các mẫu đều có chứa xyanua, bao gồm cả mẫu nước măng và mẫu từ cơ thể bệnh nhân, đặc biệt hàm lượng xyanua trong các mẫu như sau: dịch dạ dày 0,5mg/L; máu 1mg/L; nước tiểu 2mg/L.
Bệnh nhân đã được hồi sức tích cực, tình trạng cải thiện dần, tỉnh táo, các xét nghiệm trở về bình thường và rút nội khí quản. Sau 4 ngày bệnh nhân xuất viện.
Theo bác sĩ Nguyên, xyanua là chất cực độc, liều thấp nhất có thể gây tử vong trên người là 0,56 mg/kg cân nặng. Với trọng lượng của bệnh nhân, uống 30mg xyanua đã có thể gây tử vong.
Bác sĩ Nguyên cho biết, một số loài thực vật chứa các tiền chất của xyanua khi vào cơ thể sẽ chuyển thành xyanua, điển hình nhất là sắn và măng (măng tre, vầu, trúc,…). Măng chứa chất glycoside sinh xyanua là taxiphyllin và enzym là B-glycosidase có thể chuyển hóa taxiphyllin thành xyanua.
Khi ngâm, măng sẽ tạo ra một lượng xyanua nhất định. Cả xyanua và chất taxiphyllin khuếch tán ra nước, lượng độc tố trong măng có thể giảm đi nhưng độc tố có trong nước có thể tăng lên, nên nếu uống quá nhiều nước măng có thể bị ngộ độc.
Ngộ độc xyanua do ăn măng ở người rất hiếm gặp và chỉ xuất hiện khi ăn quá nhiều tới mức no. Trong điều kiện bình thường, người ăn có thể yên tâm múc vài thìa nhỏ nước măng làm gia vị mà không sao.
Để phòng tránh ngộ độc xyanua do ăn măng và sắn, bác sĩ Nguyên khuyến cáo người dân cần chế biến măng và sắn cẩn thận trước khi ăn. Với măng nên luộc sôi kỹ (trong 1-2 tiếng). Măng tươi thái thành các miếng nhỏ và mỏng sau đó ngâm trước trong nước 24 giờ để loại bớt độc tố.
Trong quá trình luộc hoặc ngâm măng, cần thay nước mới nhiều lần để loại bỏ hiệu quả các độc tố (vì nước cũ đã có độc tố từ măng khuếch tán ra). Người dân cũng nên tránh các tình huống ăn quá nhiều măng.
Cho đến thời điểm hiện tại, Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn chưa có kế hoạch cấp bằng cho sinh viên.
Trước đó, nhiều phụ huynh, sinh viên phản ánh về việc chậm cấp bằng gây ảnh hưởng đến tâm lý và cơ hội việc làm.
“Con tôi tốt nghiệp nhưng đến nay trường không phát bằng vì lý do không có người ký. Doanh nghiệp hẹn nếu trong vòng 15 ngày không có bằng thì cho nghỉ việc. Sinh viên các trường khác nhận bằng rồi còn Trường ĐH Tôn Đức Thắng thì như vậy” – một phụ huynh có con học ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng than thở.
![]() |
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch TLĐLĐVN |
Trao đổi với VietNamNet, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐ), cho hay cơ quan này đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành để trong tháng 12 kiện toàn được người có thẩm quyền đại diện cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng ký bằng tốt nghiệp.
Ông Hiểu nhấn mạnh sẽ nỗ lực cao nhất với phương châm tất cả vì sinh viên.
Được biết, trong tháng 11, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã làm việc với Trường ĐH Tôn Đức Thắng để rà soát, xem xét, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật Giáo dục Đại học về việc thành lập Hội đồng trường và kiện toàn các vị trí lãnh đạo, quản lý của trường.
![]() |
Ông Lê Vinh Danh - Cựu hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng |
Gần 2 tháng trước, TLĐ - cơ quan chủ quản của Trường ĐH Tôn Đức Thắng quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Lê Vinh Danh bằng hình thức cách chức hiệu trưởng.
Sau khi ông Danh bị cách chức, Ban Giám hiệu Trường ĐH Tôn Đức Thắng không có ai, do các phó hiệu trưởng đã hết nhiệm kỳ (2014 - 2019). Hội đồng trường cũng trong tình trạng tương tự.
Hiện, ông Trần Trọng Đạo, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2014 - 2019 được TLĐ giao thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành nhà trường cho đến khi hiệu trưởng nhiệm kỳ mới được công nhận theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
Lê Huyền
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có quyết định thi hành kỷ luật với Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng - Lê Vinh Danh.
" alt=""/>Bao giờ Trường ĐH Tôn Đức Thắng cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên?Cho rằng đây là hồi chuông cảnh tỉnh về đạo đức của nhà giáo ở trong trường nội trú, Bộ trưởng nhấn mạnh về vai trò "dạy người" trong các trường học này nói riêng, cũng như trường phổ thông nói chung.
Nhìn nhận đây là vấn đề quan trọng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đưa vấn đề "dạy người" lên đầu tiên trong 3 nội dung mà ông yêu cầu các đại biểu thảo luận.
![]() |
Bộ trưởng Giáo dục điều hành hội nghị về trường phổ thông dân tộc nội trú. Ảnh: Bá Hải |
"Số trường đã tăng lên 35 so với trước, nhưng số học sinh được vào học trong trường PTDT nội trú mới chiếm khoảng 8% học sinh dân tộc thiểu số. Mô hình trường PTDT nội trú trong 10 năm tới như thế nào?", ông Nhạ nêu vấn đề.
Bộ trưởng Giáo dục nhìn nhận chất lượng các trường PTDTNT được cải thiện và có chiều hướng tăng chất lượng nhưng xét trong mặt bằng chung của các trường phổ thông vẫn còn rất nhiều vấn đề.
"Các cháu vào học tại trường nội trú sinh hoạt như một gia đình. Các thầy cô như cha mẹ, chăm sóc nuôi dưỡng, bản thân thầy cô ngoài chức năng một giáo viên còn phải gánh thêm những nhiệm vụ khác như quản sinh, hướng dẫn các cháu sinh hoạt. Do vậy hành vi ứng xử của thầy cô hết sức quan trọng, đòi hỏi chuẩn mực cao".
Người đứng đầu ngành giáo dục xác định nếu không chuẩn chỉnh đội ngũ này và không thường xuyên nhắc nhở, sẽ dẫn đến hiện tượng một số giáo viên không đáp ứng được yêu cầu về chuẩn đạo đức, dẫn đến những vụ việc như hiệu trưởng bị tố xâm hại tình dục ở Phú Thọ mới đây.
"Tôi cũng đã có ý kiến cực kỳ phản đối trường hợp đó. Đây là một hồi chuông cảnh tỉnh về đạo đức nhà giáo trong các trường nội trú. Nếu thầy cô không gương mẫu và có những hành vi phi đạo đức là không thể chấp nhận được".
Công tác quản lý trường nội trú còn nhiều bất cập
Trường PTDTNT được hình thành từ cuối những năm 50 của thế kỷ 20 với những tên gọi khác nhau; đến năm 1985 mô hình này được mang tên thống nhất là trường PTDTNT.
Hiện nay, toàn quốc có toàn quốc có 315 trường PTDTNT ở 49 tỉnh/thành phố với 109.245 HS. Trong đó, có 58 trường cấp tỉnh (35.214 HS); 256 trường cấp huyện (74.031 HS), 3 trường thuộc Bộ GD-ĐT. Quy mô trung bình của trường cấp tỉnh khoảng 600 HS/trường, trường cấp huyện khoảng 290 HS/trường.
Báo cáo đánh giá của Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ GD-ĐT) cho hay: "Chất lượng giáo dục của trường PTDTNT hiện nay luôn đạt mức ngang bằng hoặc cao hơn so với chất lượng các trường phổ thông cùng cấp đóng trên địa bàn tại địa phương nơi trường đóng".
Ông Nguyễn Văn Sơn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ GD-ĐT) nhìn nhận hiệu quả đào tạo của trường PTDTNT chưa cao.
Chẳng hạn, việc thành lập các trường liên cấp ở một số địa phương chưa có sự chuẩn bị tốt về điều kiện phục vụ, nuôi dạy HS; CBQL, GV của các trường liên cấp còn nhiều lúng túng trong tổ chức hoạt động của 2 cấp trường. Đào tạo liên tục HS từ cấp THCS lên cấp THPT trong trường PTDTNT còn thấp, số HS tốt nghiệp lớp 9 được vào học tiếp lớp 10 rất ít (chiếm 23%) gây lãng phí trong đào tạo cả về nguồn lực kinh tế cũng như nguồn lực tạo nguồn đào tạo cán bộ người DTTS. Số học sinh tốt nghiệp THPT ở trường PTDTNT chủ yếu vào học cao đẳng, đại học. Tuy vậy, số sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng tự bản thân có thể tìm kiếm được việc làm để nuôi sống bản thân và gia đình rất khiêm tốn.
Ông Sơn cho biết thêm, công tác quản lý trường PTDTNT còn nhiều bất cập.
Cụ thể, theo phân cấp quản lý hiện hành, trường PTDTNT ở cấp THCS do Phòng GD&ĐT quản lý, cấp THPT do sở GD&ĐT quản lý, về chuyên môn phân cấp như vậy là khá hợp lý nhưng về tài chính gây nhiều bất cập trong công tác quản lý thu chi và kiểm soát tài chính.
Công tác quản lý và tổ chức nội trú ở một số địa phương, một số trường PTDTNT còn chưa khoa học và phù hợp; công tác hướng nghiệp, dạy nghề, phân luồng HSNT triển khai còn hình thức, chiếu lệ không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển của xã hội và của vùng DTTS, MN.
Một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả giáo dục chưa cao là Trường PTDTNT chưa có chương trình giáo dục đặc thù (trong đó có chương trình dạy và học 2 buổi/ngày) chung trong toàn hệ thống, điều này dẫn tới vị trí việc làm đặc thù của GV trường PTDTNT không mô tả rõ được, vì vậy định biên giáo viên trong trường PTDTNT hiện nay còn thấp so với thực tế nhiệm vụ.
Tại hội nghị, ông Sơn cũng nêu phương hướng phát triển trong thời gian tới, với 4 mô hình khác nhau như: Giữ nguyên mô hình trường PTDTNT truyền thống như hiện nay; Xây dựng mô hình trường PTDTNT có học sinh phổ thông (có một bộ phận là học sinh phổ thông); Mô hình học sinh nội trú học tại trường phổ thông có cùng cấp học; Mô hình trường PTDTNT trọng điểm (chất lượng cao) theo vùng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nêu vấn đề như vậy tại các buổi làm việc ở tỉnh Yên Bái ngày 17/12.
" alt=""/>Bộ trưởng Giáo dục: 'Vụ xâm hại học sinh ở Phú Thọ là hồi chuông cảnh tỉnh đạo đức nhà giáo'