Người phụ nữ 30 tuổi đến từ Thái Lan có chuyến đi đầy thử thách trên chiếc xe máy. Cô mang theo con gái 8 tháng tuổi và đồ đạc cá nhân ra khỏi nhà, sau khi cãi nhau với mẹ chồng.
Câu chuyện thu hút sự chú ý của dư luận sau khi người qua đường phát hiện hành trình vất vả của hai mẹ con. Vào chiều ngày 9/11, người dân địa phương tình cờ gặp cô khi cô đang trên đường di chuyển qua tỉnh Prachin Buri, Thái Lan.
Cô lái chiếc xe máy màu đỏ chất đầy đồ đạc. Đứa con nhỏ ngồi trong chiếc địu phía trước ngực mẹ. Cô cho biết, hai mẹ con bắt đầu chuyến đi từ sáng sớm, xuất phát từ Chaiyaphum để đến Chonburi, cách khoảng 450km. Dù chỉ còn lại hơn 19 SGD (360.000 đồng) nhưng cô từ chối nhận tiền hỗ trợ của mọi người.
Khi được hỏi về hoàn cảnh của mình, cô vừa nói vừa rơi nước mắt. Cô chia sẻ rằng hai vợ chồng cô sống và làm việc tại Chonburi, gửi con cho mẹ chồng chăm sóc.
Tuy nhiên, mọi chuyện bắt đầu trở nên căng thẳng khi em trai chồng gặp tai nạn. Mẹ chồng cô phải chăm sóc cả đứa cháu nhỏ và con trai bị thương nên cảm thấy vô cùng áp lực.
Để giảm bớt gánh nặng cho mẹ chồng, cô quyết định tạm thời nghỉ việc để trở về chăm sóc con và hỗ trợ bà. Nhưng mối quan hệ giữa cô và mẹ chồng không êm đẹp. Bà hay gây sự và quát mắng cô. Chồng cô gọi điện thoại về để hòa giải nhưng không thành công.
Đỉnh điểm, sau một lần nghe điện thoại của con trai, bà tức giận và nói rằng nếu cô cảm thấy không hạnh phúc thì hãy rời khỏi nhà. Quá thất vọng, cô quyết định thu xếp đồ đạc, bế con và lên đường.
Video chia sẻ trên mạng xã hội X hôm 10/11, nhận được hơn 1,1 triệu lượt xem. Câu chuyện của cô khiến nhiều người chú ý.
Nhiều người đồng cảm, thương người phụ nữ phải chịu áp lực khi sống chung với gia đình chồng. "Người mẹ rất đáng thương. Xin hãy giữ an toàn trên hành trình này"; "Tôi thấy mừng cho cô ấy vì đã ra đi"; "Cô ấy thật mạnh mẽ. Mong hai mẹ con bình an"... người dùng mạng bình luận.
Tham gia cùng đoàn làm việc còn có ông Trần Văn Bừng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh, cùng đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị báo chí.
![]() |
Đoàn công tác có chuyến khảo sát việc xây dựng cột mốc tâm linh tại biển đảo, xây dựng chùa Trúc Lâm Đảo Trần để phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng cho quân dân trên đảo. |
Tại chuyến thăm và làm việc này, Hòa thượng Thích Quảng Tùng cảm phục trước tinh thần yêu nước của quân và dân hết lòng bám trụ bảo vệ biển đảo, dù còn rất nhiều khó khăn.
"Với đất nước Việt Nam ta, biển đảo tuy xa xôi về địa lý nhưng không xa về tấm lòng, đối với người Việt Nam, phần nhiều tín ngưỡng theo Phật giáo. Một gia đình hay hai, ba gia đình cũng là dân. Phật giáo Việt Nam có truyền thống đồng hành cùng dân tộc. Trong các cuộc chiến tranh, nhiều vị sư đã tham gia kháng chiến, tham gia các phong trào yêu nước, bảo vệ Tổ quốc. Các triều đại phát triển vững mạnh luôn có các vị thiền sư bên cạnh để làm cố vấn trị nước. Nếu coi chính quyền là cha, thì Phật giáo là mẹ, xoa dịu những nỗi đau khổ, an ủi, chăm lo cho muôn dân", Hoà thượng Thích Quảng Tùng nói.
|
Đoàn công tác đã tìm được vị trí đắc địa để dựng chùa. |
Thượng tọa Thích Thanh Quyết, người có công xây dựng rất nhiều ngôi chùa ở những vị trí mà chỉ nghĩ tới việc di chuyển thôi nhiều người cũng thấy ngại cho hay: "Tôi muốn rằng mai này ngôi chùa được xây dựng xong, có thể đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của quân và dân, để họ yên tâm công tác và sinh sống, cũng như ngư dân các nơi ghé qua tránh bão có thể về lễ Phật cầu bình an…
Hàng năm, vào ngày mùng 10/3, nhân ngày giỗ vua Hùng, chùa có thể tổ chức ngày Hội với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống để quân dân xa đất liền có thể hướng về Tổ tông, nguồn cội, giữ gìn những nét đẹp của cha ông để lại. Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh sẽ sớm hoàn hiện các thủ tục để ngôi chùa sớm khởi công xây dựng, và xây dựng theo kiến trúc truyền thống của người Việt".
Nhân dịp này, đoàn đã đến thăm và tặng quà cho các chiến sĩ cùng 12 hộ gia đình đã không quản ngại điều kiện sinh sống mà vẫn ở đây giữ gìn biển đảo.
Đoàn công tác đã thăm hỏi và tặng quà cho quân và dân trên Đảo Trần. Đồng thời, đoàn cũng lên cột cờ trên Đảo Trần để dâng hương Bác Hồ. |
Đảo Trần là một hòn đảo nhỏ xinh đẹp, diện tích khoảng 4km2, nằm ở phía Đông Bắc của quần đảo Cô Tô, phía Nam của đảo Vĩnh Thực, thuộc xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Đảo Trần cách đảo Cô Tô Lớn khoảng 45 km về phía Đông bắc và cách cảng Vạn Gia của thành phố Móng Cái khoảng 25 km về phía Nam.
Đây là đảo xa đất liền nhất ở tỉnh Quảng Ninh, có vị trí hết sức quan trọng trong công tác bảo đảm an ninh, quốc phòng và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội các hệ thống đảo và vùng biển Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
![]() |
Người dân rất vui mừng vì sau những ngày bám biển đầy sóng gió họ có chỗ dựa về tâm linh và tinh thần. |
Do điều kiện trên đảo còn khó khăn, nên ngoài quân đội và biên phòng, hiện tại trên đảo chỉ có 12 hộ gia đình bám trụ giữ đảo, chủ yếu làm nghề chài lưới. Mặc dù dân cư trên đảo còn rất ít nhưng người dân cũng có nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh, nhất là khi ở ngoài biển đảo luôn có nhiều mối nguy hiểm rình rập.
Tình Lê
" alt=""/>Sắp có ngôi chùa tại Đảo Trần
Denise Sung từng đọc vở kịch "Đêm thứ mười hai" của William Shakspeare. Một tác phẩm hài lãng mạn có nhân vật chính tên là Sebastian. Cô bị cuốn vào câu chuyện về Sebastian, đặc biệt yêu thích nhân vật và cả cái tên của người này.
Không ngờ sau này, cô gái lớn lên ở Đài Loan (Trung Quốc) bất ngờ gặp người đàn ông cũng có tên là Sebastian. Đó là vào năm 2015, bạn Denise làm đám cưới và đề nghị cô làm phù dâu cho mình.
Cô đồng ý và trong lần về quê hương của bạn, cô đi chơi cùng cả nhóm. Trong cuộc đi chơi tối trước đám cưới, cô đã gặp chàng trai tên Sebastian đến từ Đức.
"Đó là cái tên tôi thích nhất", Denise thốt lên ngay khi gặp Sebastian. Điều này khiến anh ngạc nhiên, vì cái tên này khá phổ biến ở quê hương anh. Hai người lưu thông tin liên lạc của nhau, nhưng không nghĩ rằng sẽ sớm gặp lại.
Hè năm 2016, Denise đến châu Âu du lịch. Khi 2 người trò chuyện, Sebastian tình cờ nhắc đến việc anh sẽ về nhà ở Đức cùng thời gian đó. Vì vậy Denise quyết định đưa địa điểm này vào hành trình của mình.
Đối với Denise, cô cảm thấy Sebastian rất "trung thực và chân thành". Sebastian cũng thích đưa cô về thăm quê hương mình. Anh cảm thấy khi gặp lại cô ở Đức, mối quan hệ của họ trở nên thân thiết, gần gũi hơn.
Hè năm 2017, anh đến thăm nơi Denise sinh sống và làm việc ở California, Mỹ. Tình cảm của 2 người dành cho nhau ngày một lớn.
Denise thổ lộ tình cảm với Sebastian và đề nghị sẽ yêu xa một thời gian. Nhưng vì khoảng cách địa lý quá lớn, Sebastian hơi do dự. Tuy nhiên, sự quyết tâm của Denise giúp anh củng cố thêm niềm tin.
Họ hẹn gặp nhau ở khắp nơi trên thế giới, ít nhất 2 tháng một lần và ngày càng trở nên gắn bó.
Đã 9 năm trôi qua kể từ khi Denise và Sebastian gặp nhau lần đầu tiên. Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách khi yêu xa, cuối cùng, cặp đôi cũng làm đám cưới vào mùa xuân năm 2024 tại Frankfurt, Đức.
"Tôi vui vì chúng tôi đã gặp nhau ở nơi hoàn toàn xa lạ. Tôi mong chờ chặng hành trình trong tương lai chúng tôi sẽ có với nhau", Sebastian nói.
Denise cũng rất hào hứng với tương lai đó. Cô cảm thấy cuộc gặp gỡ với chồng nhiều năm trước là một định mệnh.
"Tôi tin vào năng lượng vũ trụ, cũng tin vào số phận. Anh ấy đến từ Frankfurt, Đức. Còn tôi lớn lên ở vùng nông thôn Đài Loan, Trung Quốc. Chúng tôi tình cờ gặp nhau ở một nơi mà cả hai không ngờ tới. Nếu không phải là số phận, thì là gì?
Đặc biệt hơn, tên anh ấy cũng chính là cái tên tôi yêu thích rất lâu rồi. Có lẽ, từ lâu, tôi đã biết rằng mình sẽ kết hôn với Sebastian", Denise chia sẻ.