Nhờ tiền bán hàng, cô đã mua một bất động sản rộng 129m2, một ô tô rồi tặng luôn cho người em trai nhà hàng bán bánh để em cưới vợ. Cô tiết lộ, chưa nghĩ đến chuyện mua nhà cho mình nhưng có thể mua trong tương lai.
Việc kinh doanh của cô gái này bắt đầu từ năm 19 tuổi. Doanh thu hàng tháng là 100.000 tệ (345 triệu đồng). "Hơn 4 năm trở lại đây, tôi rất tằn tiện, kể cả việc mua quần áo cũng tính toán", cô kể.
Bận rộn lo cho em trai, cô gái 33 tuổi cũng chưa nghĩ đến chuyện hôn nhân của mình vì luôn ưu tiên cho tương lai của em trai. "Tôi sẽ nghĩ cho bản thân mình sau khi em trai kết hôn. Đám cưới của tôi có thể tổ chức sau", cô kể.
Sau khi câu chuyện của cô gái được chia sẻ, nhiều người đã phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, cô gái cảm thấy việc làm của mình là đúng đắn.
"Cuộc sống mỗi người một khác. Có thể họ không trải qua khó khăn gian khổ như chúng tôi thời thơ ấu nên không hiểu được là chuyện bình thường", cô gái bày tỏ.
Nhiều cư dân mạng cho rằng, hành động của cô gái này là tấm gương xấu cho mọi người.
"Cô ấy càng cho em trai nhiều thì em trai càng coi đó là hiển nhiên", một cư dân mạng bình luận.
Một người khác đặt câu hỏi: "Có phải em cô ấy không thể làm được gì? Thật bất công với người em tội nghiệp".
Cách đây không lâu, câu chuyện một cô gái không chịu mua nhà cho em trai dẫn đến cha mẹ đâm đơn kiện cũng gây xôn xao dư luận Trung Quốc.
Theo đó, cô Zhang, 29 tuổi được cha mẹ gửi cho người dì nuôi từ bé. Nhờ dì chăm sóc, Zhang đã trưởng thành có công việc ổn định. Khi có tiền, Zhang quyết định mua nhà tặng dì như một cách báo hiếu.
Sau khi cha mẹ đẻ của Zhang phát hiện sự việc đã đòi cô cũng phải chi tiền mua nhà cho em trai ruột. Tuy nhiên, Zhang không đồng ý nên giữa 2 bên nảy sinh mâu thuẫn. Cha mẹ đẻ cho rằng, Zhang mua nhà cho con trai người dì thì cũng nên mua nhà cho em trai ruột. Trong gia đình, chị giúp đỡ em là lẽ thường tình.
Mâu thuẫn giữa 2 bên không thể giải quyết dẫn đến dưa nhau ra toà. Cha mẹ của Zhang muốn đòi 500.000 tệ (1,7 tỷ đồng) tiền phụng dưỡng từ con gái để mua nhà cho con trai.
Trong xã hội Trung Quốc, mất cân bằng giới tính là một vấn đề. Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ khiến cho áp lực với nam giới khi kết hôn.
Tháng 2 năm nay, Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc đã công bố dữ liệu điều tra dân số năm 2021 cho thấy tỷ lệ giới tính của dân số nước này là 723,11 triệu nam so với 689,49 triệu nữ.
Quang Anh(Theo AsiaOne)
Trước đó, ngày 17/7, bé D. nhập viện trong tình trạng da ửng đỏ, phù môi, sưng nề, đau dữ dội tại vị trí các vết đốt. Bé khó thở kèm theo sốc và có nhiều vòi chích của ong dính trên da.
Theo thông tin từ gia đình, bé D. cùng người nhà đi thăm ruộng thì giẫm phải tổ ong vò vẽ, bị đốt rất nhiều. Qua thăm khám, các bác sĩ chuẩn đoán D. bị sốc phản vệ độ II, suy gan cấp, suy thận cấp, nhiễm trùng huyết.
Lãnh đạo Bệnh viện Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi tỉnh Sóc Trăng cho biết: "Đây là ca bệnh được tiên lượng ở mức độ nặng, tỷ lệ tử vong rất cao, điều trị trong thời gian dài với các biến chứng liên quan rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nhờ được can thiệp kịp thời, bé D. đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm”.
![]() |
Nghi can Trần Thị Liên. Ảnh: Anh Vũ |
Theo điều tra ban đầu, từ năm học 2018 - 2019 đến nay, trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, do bà Liên làm hiệu trưởng được Phòng GD-ĐT duyệt cho phép tổ chức các lớp bán trú.
Theo kế hoạch được duyệt, hiệu trưởng chịu trách nhiệm toàn bộ trong hoạt động quản lý, điều hành hoạt động giảng dạy, trong đó có theo dõi các khoản thu, chi. Năm học 2019 - 2020, trường mở 13 lớp bán trú với 505 học sinh.
Mỗi học sinh học bán trú phải đóng 150.000/tháng, tiền phí phục vụ và 27.000 đồng/suất ăn. Năm 2020 - 2021, trường mở 15 lớp bán trú với 629 học sinh.
Trong đó, phí phục vụ 250.000/tháng/học sinh và mỗi suất ăn học sinh phải đóng 30.000 đồng. Theo điều tra, trong 2 năm học nói trên, việc thu, chi tiền bán trú tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc không đúng quy định về tài chính, kế toán.
Cụ thể, giáo viên chủ nhiệm các lớp bán trú phải thu tiền học sinh để nộp cho thủ quỹ. Lúc này, bà Liên chỉ đạo thủ quỹ không nộp tiền vào kho bạc theo quy định mà đưa cho bà Liên quản lý, tự chi.
Thông qua việc tự quản, tự chi, bà Liên đã chiếm đoạt tiền bán trú của học sinh hơn 1,35 tỷ đồng, trong đó gồm tiền ăn và tiền trang bị cơ sở vật chất.
Ngoài ra, trong năm học 2020-2021, bà Liên còn chiếm đoạt số tiền gần 435 triệu đồng, tiền bán đồng phục học sinh mà không trả cho công ty cung cấp đồng phục theo hợp đồng đã ký. Tổng số tiền bà Liên tham ô hơn 1,78 tỷ đồng.
Công an Tuyên Quang hôm nay (19/2) cho biết, vừa bắt một hiệu trưởng vì đã có hành vi chiếm đoạt tiền đóng bảo hiểm thân thể của học sinh và giáo viên trong trường.
" alt=""/>Bắt nữ hiệu trưởng tham ô gần 1,8 tỷ đồng