Xem video:
Theúikhíbênngoàixehoạtđộngnhưthếnàđội hình al ittihad gặp al-nassro Zing

Những điều bạn có thể chưa biết về túi khí trên ô tô
Túi khí được kích hoạt chỉ trong vòng 0,05 giây và bung ra với tốc độ 320 km/h.
Xem video:
Theúikhíbênngoàixehoạtđộngnhưthếnàđội hình al ittihad gặp al-nassro Zing
Túi khí được kích hoạt chỉ trong vòng 0,05 giây và bung ra với tốc độ 320 km/h.
Sự ẩn danh trên môi trường mạng đã và đang được các đối tượng lừa đảo tận dụng triệt để, từ sử dụng thông tin, hình ảnh của người khác cho mục đích lừa đảo cho đến tạo website, fanpage, tài khoản ngân hàng, tài khoản các dịch vụ trực tuyến giả mạo để mạo danh cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo Cục An toàn thông tin, trong bối cảnh lừa đảo ngày càng tinh vi, khó lường với các hình thức được các đối tượng thay đổi thường xuyên, liên tục tạo ra các “biến tướng”, việc tuyên truyền để người dùng nhận diện và biết cách phòng tránh với từng hình thức lừa đảo là chưa đủ, quan trọng hơn là cần trang bị kỹ năng phòng tránh, cách ứng phó khi gặp tình huống lừa đảo.
Với quan điểm đó, chiến dịch tuyên truyền về phòng chống lừa đảo trực tuyến năm 2024 do Cục An toàn thông tin chủ trì triển khai, đã đặt trọng tâm vào việc cung cấp các kỹ năng cho người dân.
“Khi có kỹ năng, dù có xuất hiện hình thức, kỹ thuật lừa đảo mới, người dân vẫn có thể ứng phó, tránh được các bẫy lừa đảo”, chuyên gia Cục An toàn thông tin chia sẻ với phóng viên VietNamNet.
Dưới đây là các “điểm nóng” về lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam trong tuần qua, vừa được Cục An toàn thông tin cảnh báo tới người dùng:
Nhiều người nổi tiếng bị kẻ xấu mạo danh để lừa đảo
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội, các đối tượng đã mạo danh nhiều người nổi tiếng như tỷ phú Phạm Nhật Vượng, NSND Xuân Bắc, Chủ tịch Bkav Nguyễn Tử Quảng, ca sĩ Tóc Tiên..., sử dụng hình ảnh và thông tin đã bị cắt ghép, chỉnh sửa của họ để đưa nội dung sai lệch, quảng cáo sản phẩm kém chất lượng, phục vụ cho mục đích lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản.
Với hình thức giả mạo thương hiệu, giả mạo người nổi tiếng kể trên, thủ đoạn của đối tượng lừa đảo là tạo nhiều trang fanpage, website giả mạo rất tinh vi, có giao diện và tên miền gần giống với các trang chính thống.
Để tăng mức độ uy tín, các đối tượng lừa đảo còn tạo ra các tài liệu, quảng cáo, hoặc sản phẩm với tên và logo của thương hiệu uy tín, đồng thời cắt ghép hình ảnh của những nghệ sĩ nổi tiếng.
Khuyến cáo người dùng cẩn trọng trước những bài đăng, thông tin không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội, Cục An toàn thông tin cũng khuyên họ cần tạo thói quen kiểm tra tính xác thực của thông tin và người bán.
Người dân cũng cần tìm kiếm thông tin về nghệ sĩ hoặc thương hiệu trên website chính thức hoặc các nguồn tin cậy để xác minh sự hợp pháp của các sản phẩm được quảng cáo, đồng thời không truy cập vào các đường dẫn lạ, không tải về các ứng dụng không rõ nguồn gốc và không cung cấp thông tin cá nhân.
Mạo danh doanh nghiệp để lừa đảo tuyển dụng
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex và các đơn vị thành viên gần đây liên tục bị các đối tượng mạo danh phục vụ mục đích lừa đảo.
Hàng loạt chiêu trò nhằm chiếm đoạt tài sản của các ứng viên, đã được đối tượng lừa đảo sử dụng như tuyển dụng online, tạo đơn hàng online, mở thẻ vay tiền, giả mạo nhân viên báo xăng…
Trong vài tháng trở lại đây, hình thức mạo danh để lừa đảo tuyển dụng cũng đã được kẻ lừa đảo sử dụng với các doanh nghiệp chuyển phát lớn như Giao Hàng Tiết Kiệm, Bưu điện Việt Nam, Viettel Post...
Theo Cục An toàn thông tin, đối tượng lừa đảo thường tạo các website giả mạo với tên miền tương tự trang thông tin điện tử của doanh nghiệp; và dùng email giả mạo để gửi thông báo tuyển dụng, phỏng vấn hoặc yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân.
Chúng cũng sử dụng hình ảnh, thông tin của các doanh nghiệp một cách trái phép để đăng tin tuyển dụng nhân sự để lừa đảo. Ngoài ra, các đối tượng còn yêu cầu ứng viên thanh toán các khoản phí và chiếm đoạt.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người lao động cảnh giác với những lời mời chào về công việc trên mạng xã hội, cần truy cập website chính thức hoặc liên hệ trực tiếp tới doanh nghiệp để xác nhận thông tin tuyển dụng, sử dụng các dịch vụ tra cứu doanh nghiệp để xác minh thông tin về công ty tuyển dụng.
Trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, người lao động cần báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết.
Cảnh báo lừa đảo trong giao thương quốc tế
Thương vụ Việt Nam tại Pakistan vừa có cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thủ đoạn của đối tượng lừa đảo là mở tài khoản mạo danh các công ty có thật tại nước ngoài, liên hệ với doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu xuất nhập khẩu và sử dụng nhiều chiêu trò tinh vi, chuyên nghiệp để lừa ký hợp đồng, đặt cọc tiền.
Để lấy được lòng tin của nạn nhân, đối tượng lừa đảo còn làm giả các giấy tờ như bản sao giấy chứng nhận chất lượng, bản sao giấy chứng nhận xuất xứ...
Tuy nhiên, sau khi nhận tiền đặt cọc, đối tượng đã chiếm đoạt và xóa các dấu vết liên hệ. Thương vụ Việt Nam tại Pakistan cũng cho biết, đã có doanh nghiệp Việt Nam bị mắc bẫy lừa đảo này, bị chiếm đoạt 5.000 USD tiền đặt cọc.
Từ thực trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam cẩn trọng hơn khi tham gia hoạt động giao thương quốc tế. Trước khi giao dịch, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ thông tin về đối tác, xác nhận tính hợp pháp của đối tác kinh doanh.
Quá trình giao dịch, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng tất cả các thỏa thuận, giao dịch được ghi rõ trong hợp đồng bằng văn bản, thậm chí trường hợp cần thiết có thể tham khảo ý kiến từ luật sư quốc tế chuyên nghiệp.
Giả mạo tài khoản ngân hàng đứng tên doanh nghiệp để lừa chiếm đoạt tài sản
Đối tượng L.V.T ở An Lão (Hải Phòng) mới đây đã bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai bắt tạm giam vì đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Đối tượng đã liên hệ với anh N.K ở Bình Định để nhờ đặt heo ở “Công ty TNHH Cơ khí Khoa Đăng 88”. Để tạo lòng tin, đối tượng làm giả lệnh chuyển tiền 715 triệu đồng tiền đặt cọc vào tài khoản của nạn nhân. Tin tưởng, anh N.K đã chuyển vào tài khoản ngân hàng giả mạo 378 triệu đồng đặt mua heo giống và bị chiếm đoạt số tiền này.
Về thủ đoạn lừa đảo, các đối tượng gọi điện cho các nạn nhân, đánh vào nhu cầu của từng người để đưa ra lời mời chào, dẫn dụ những mặt hàng giá rẻ, ưu đãi lớn so với thị trường.
Để tạo lòng tin, đối tượng dùng những tài khoản ngân hàng đứng tên các doanh nghiệp, công ty uy tín có thật để nạn nhân yên tâm chuyển tiền; song trên thực tế, đó là những tài khoản giả mạo, được thu mua bất hợp pháp. Sau khi nạn nhân chuyển tiền, đối tượng sẽ chặn toàn bộ liên lạc rồi chiếm đoạt tài sản.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, kiểm tra kỹ thông tin của các tài khoản ngân hàng, website mua sắm trước khi thực hiện giao dịch.
Người dân cần đảm bảo rằng mình đang giao dịch với một nguồn tin cậy bằng cách kiểm tra địa chỉ trang web và thông tin liên hệ chính thức.
Bên cạnh đó, người dùng cần thường xuyên thay đổi mật khẩu, cài đặt xác thực 2 yếu tố, sử dụng mật khẩu mạnh cho các tài khoản ngân hàng.
- Chương trình GDPT của các nước phát triển xây dựng các môn học tích hợp như thế nào?
Dạy học tích hợp đã và đang được thực hiện ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu của thế giới; mức độ tích hợp khá đa dạng.
Số nước có môn Khoa học tự nhiên thay cho 3 môn học riêng rẽ là Vật lí, Hoá học và Sinh học ở cấp THCS chiếm tỉ lệ cao trong số các QG có nền GD phát triển như Anh, Australia, Hàn Quốc, Mỹ, New Zealand, Nhật Bản, Singapore, Thụy Sỹ,... Điều này cho thấy việc thiết kế môn học tích hợp Khoa học tự nhiên ở THCS trong Chương trình GDPT mới của Việt Nam là phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
Việc tích hợp Lịch sử và Địa lí thành một môn học (Lịch sử và Địa lí/Khoa học xã hội/Nghiên cứu xã hội) tuy không phổ biến như môn Khoa học tự nhiên nhưng cũng đã thực hiện ở nhiều QG có nền giáo dục phát triển như Canada, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Pháp,...
- Chương trình GDPT mới của Việt Nam có giải pháp như thế nào để xây dựng các môn tích hợp phù hợp với thực tiễn dạy và học ở nước ta?
Dạy học tích hợp có nhiều ưu thế, nhưng cũng gây ra một số e ngại nhất định. Chẳng hạn, Jones Casey trong bài viết “Quan điểm liên môn – Ưu điểm, hạn chế và các lợi ích tương lai của các nghiên cứu liên môn” (2009) lưu ý: Nếu chỉ “nhăm nhăm” vào kiến thức liên môn, tích hợp thì có thể rời xa kiến thức cốt lõi của môn học, vì khi chú ý đến kiến thức liên môn, giáo viên sẽ chú ý đến phần giao nhau giữa các môn học, mà phần giao ấy là nơi thể hiện ít hơn đặc trưng của môn học.
Những người biên soạn Chương trình GDPT mới của Việt Nam đã lựa chọn phương án tích hợp phù hợp với mỗi môn học để phát huy hiệu quả, đồng thời bảo đảm kiến thức cốt lõi của mỗi ngành khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế giáo dục của nước nhà.
Trong chương trình môn Khoa học tự nhiên, bên cạnh việc thiết kế nội dung theo các chủ đề chung như Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái đất và Bầu trời, chương trình hướng dẫn HS tìm hiểu một số vấn đề đòi hỏi tính tích hợp cao như biến đổi khí hậu, giáo dục sức khoẻ, giáo dục STEM, bảo vệ môi trường...
Trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí, bên cạnh việc thiết kế các nội dung của phân môn vừa bảo đảm tính độc lập tương đối vừa góp phần soi sáng, hỗ trợ cho nhau, chương trình còn tạo cơ hội cho HS tìm hiểu một số chủ đề đòi hỏi tính tích hợp cao như: Các cuộc đại phát kiến địa lí, Đô thị - Lịch sử và hiện tại, Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Ngoài 4 chủ đề có tính tích hợp cao đã được lựa chọn, theo nguyên tắc “mở” của chương trình, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc TW có thể bổ sung những chủ đề liên quan đến lịch sử, địa lí trong nội dung giáo dục của địa phương.
Phương thức và mức độ tích hợp như trên không vượt quá năng lực dạy học của giáo viên và khả năng tiếp nhận, vận dụng kiến thức của học sinh. Đây là một phương thức tích hợp ở mức độ phù hợp.
Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn thử nghiệm dạy học tích hợp ở Việt Nam trong nhiều năm qua cho thấy việc xây dựng chương trình môn học tích hợp giúp HS có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, giúp HS phát triển được những phẩm chất và năng lực mà Chương trình GDPT kì vọng.
Ngoài ra, nó còn giúp tránh được sự trùng lặp kiến thức nếu dạy ở nhiều môn học, góp phần giảm tải so với chương trình hiện hành. Trong thực tiễn dạy học lâu nay, nhiều giáo viên đã vận dụng cách dạy học tích hợp. Tuy nhiên, nếu quan điểm tích hợp được quán triệt ngay từ khâu thiết kế chương trình và biên soạn sách giáo khoa thì giáo viên sẽ vận dụng thuận lợi hơn và hiệu quả hơn.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo giáo viên để dạy các môn học tích hợp như thế nào?
Trước năm 1975, việc một GV (giáo viên) dạy cả 2 môn như Vật lí - Hóa học, Lịch sử - Địa lí rất phổ biến. Nhiều GV hiện nay cảm thấy khó khăn khi dạy môn tích hợp là do chương trình đào tạo sư phạm và thói quen dạy đơn môn trong mấy chục năm gần đây.
Để đáp ứng yêu cầu của Chương trình mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV dạy học tích hợp.
Các trường sư phạm đang xây dựng chương trình đào tạo GV các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí và chương trình bồi dưỡng GV đơn môn để dạy các môn học này.
Theo dự kiến, GV dạy môn Lịch sử và môn Địa lý trong chương trình hiện hành sẽ học khoảng 20 tín chỉ để dạy môn Lịch sử và Địa lí ở THCS. Đối với môn Khoa học tự nhiên, cách bồi dưỡng cũng tương tự.
Từ nay cho đến khi áp dụng Chương trình mới ở cấp THCS còn gần 3 - 4 năm chuẩn bị, cho nên chương trình bồi dưỡng này hoàn toàn có tính khả thi.
Đối với một số trường hợp đặc biệt như GV gần đến tuổi nghỉ hưu thì có thể áp dụng phương án bố trí mỗi GV dạy một mạch nội dung phù hợp trong môn tích hợp trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với GV dạy mạch nội dung khác. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, không nên kéo dài.
Bìa phụ sách giáo khoa môn Khoa học xã hội và nhân văn của Nhà xuất bản Đại học Cambridge viết theo chương trình của Australia
Mục lục sách giáo khoa môn Khoa học xã hội và nhân văn của Nhà xuất bản Đại học Cambridge viết theo chương trình của Australia
Doãn Phong (thực hiện)
" alt=""/>Dạy học tích hợp: Kinh nghiệm từ thế giới
Năm 2021, khối các trường quân đội tiếp tục thực hiện tuyển sinh theo phương án sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Chỉ xét tuyển nguyện vọng 1
Những thí sinh muốn đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng quân sự phải trải qua vòng sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng. Thời gian tổ chức sơ tuyển khối trường quân đội từ ngày 1/3 đến ngày 25/4.
Thí sinh chỉ được đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào một trường quân đội đã nộp hồ sơ sơ tuyển. Nếu trường có nhiều ngành đào tạo, thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển vào một ngành. Các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài quân đội.
Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, nếu muốn thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Đối với việc điều chỉnh đăng ký xét tuyển vào các trường quân đội, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (nguyện vọng 1) theo nhóm trường như sau:
Nhóm 1gồm các học viện Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, Phòng không-Không quân (hệ Chỉ huy tham mưu) và các trường sĩ quan Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.
Nhóm 2gồm các học viện Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, Phòng không-Không quân (hệ Kỹ sư hàng không).
Điểm chuẩn tuyển sinh
Đối với các học viện, trường xét tuyển đồng thời tổ hợp Toán, Lý, Hóa (A00) và tổ hợp Toán, Lý, tiếng Anh (A01), trường sẽ thực hiện một điểm chuẩn chung hai tổ hợp xét tuyển này,
Những thí sinh được tính điểm chuẩn theo hộ khẩu thường trú phía Nam phải có hộ khẩu thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào. Thời gian có hộ khẩu thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào (tính đến tháng 9 năm dự tuyển) phải đủ 3 năm thường trú liên tục trở lên và có ít nhất năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp THPT tại các tỉnh phía Nam.
Riêng với Trường Sĩ quan Không quân thực hiện một điểm chuẩn xét tuyển chung vào đào tạo Phi công quân sự cho thí sinh trong cả nước.
Học viện Quân y thực hiện một điểm chuẩn chung cho cả 2 tổ hợp xét tuyển là Toán, Lí. Hóa (A00) và Toán, Hóa, Sinh (B00).
Học viện Khoa học Quân sự thực hiện một điểm chuẩn chung cho cùng một đối tượng thí sinh nam hoặc đối tượng thí sinh nữ trong cả nước dự tuyển vào các ngành đào tạo ngoại ngữ và thực hiện một điểm chuẩn chung giữa các tổ hợp xét tuyển là tổ hợp A00 và A01 vào đào tạo ngành Trinh sát kỹ thuật; tổ hợp D01 và D02 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Nga; tổ hợp D01 và D04 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.
Trong trường hợp có nhiều thí sinh bằng điểm nhau, số thí sinh trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu được giao, trường sử dụng điểm của các môn trong tổ hợp xét tuyển làm các tiêu chí phụ để xét tuyển.
Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào các học viện, trường trong quân đội sẽ được xét tuyển các nguyện vọng kế tiếp vào các trường ngoài quân đội theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng thí sinh đăng ký.
Thúy Nga
Ban tuyển sinh Quân sự - Bộ Quốc phòng vừa công bố điểm chuẩn tuyển sinh đào tạo đại học quân sự năm 2020 của 17 trường quân đội.
" alt=""/>Những lưu ý khi đăng ký xét tuyển vào khối trường quân đội năm 2021