Những trận đấu hấp dẫn với sự trở lại của khán giả không chỉ giúp Premier Leaguecó khả năng phục hồi tài chính sau Covid-19, cũng như tác động đến kinh tế và xã hội Anh. |
Premier League trở lại với những khán đài cuồng nhiệt |
Sự cuồng nhiệt của Premier League
Đã có 34 bàn thắng được ghi sau 10 trận đầu tiên ở Premier League 2021-22. Trong đó, có 6 đội ghi ít nhất 3 bàn thắng.
MU là đội có chiến thắng tưng bừng nhất vòng mở màn. Quỷ đỏ có màn trình diễn tưng bừng trước Leeds United với kết quả 5-1, nhờ phong độ chói sáng của Paul Pogba.
Sự cổ vũ từ người hâm mộ là một phần sức mạnh với đội quân của Ole Gunnar Solskjaer. 72.732 khán giả đã có mặt trên khán đài Old Trafford.
Trong 10 số SVĐ ở vòng 1, Old Trafford cũng là sân có lượng khán giả cao nhất. Độ phủ trên khán đài là 95,7%, gần như kín sân.
 |
Old Trafford đón hơn 7 vạn khán giả |
Sức mạnh tinh thần từ khán đài cũng là điểm tựa quan trọng để Tottenham quật ngã nhà ĐKVĐ Man City 1-0.
Có 58.262 khán giả (92,7%) theo dõi Tottenham với màn ra mắt của HLV Nuno Santo. Không có Harry Kane, đội bóng thành London vẫn xuất sắc buộc Man City ra về trong cảnh trắng tay.
Sự sôi động cũng đến trên sân St. James' Park, khi chủ nhà Newcastle tiếp West Ham. 50.673 khán giả trở thành tác nhân của cuộc rượt đuổi ngoạn mục có 6 bàn thắng được ghi, với chiến thắng 4-2 cho đội khách.
Sau thời gian dài thi đấu phía sau các cánh cửa đóng kín - chính xác là 522 ngày, cùng âm thanh phát từ loa và nghe rõ tiếng của những cú sút khô khốc, các cầu thủ lại được sống trong không khí quen thuộc. Người hâm mộ trở lại biến trận đấu thành những bữa tiệc bóng đá hấp dẫn.
 |
Sự cổ vũ của người hâm mộ giúp Tottenham đánh bại ĐKVĐ Man City |
Hiệu ứng từ vắc xin Covid-19
Anh rất thành công khi tổ chức các trận bán kết và chung kết EURO 2020. Từ đó, Chính phủ cho phép Premier League mở cửa trở lại và không bị hạn chế số lượng.
Hộ chiếu vắc xin chưa chắc chắn có được áp dụng từ tháng Mười tới hay không, nhưng Anh vẫn cho phép nới lỏng các hạn chế trên khán đài.
Thủ tướng Boris Johnson thông qua việc mở cửa SVĐ, và bắt buộc chứng nhận tại các địa điểm tập trung "đám đông lớn", bao gồm các địa điểm thể thao có sức chứa 20.000 người trở lên.
Từ đó, Premier League và các đội bóng có kế hoạch cụ thể để đón người hâm mộ, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm Covid-19 trên khán đài.
 |
Với yêu cầu về vắc xin hoặc kết quả xét nghiệm âm tính, Premier League xóa bỏ những hạn chế |
Theo quy định của BTC giải Ngoại hạng, người hâm mộ đến dự các trận đấu cần chuẩn bị sẵn hồ sơ cho thấy họ đã được tiêm phòng đầy đủ, hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính trong 48 giờ trước khi bóng lăn.
Phần lớn các SVĐ không kiểm tra Covid-19 bắt buộc. Dù vậy, các CĐV có thể phải thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên.
Riêng Chelsea là CLB đầu tiên thông báo rằng người hâm mộ cần bằng chứng về việc đã được tiêm phòng đầy đủ hoặc kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính để được tham dự các trận đấu tại Stamford Bridge.
Để kế hoạch chung được thuận lợi, Vương quốc Anh có độ phủ vắc xin Covid-19 khá cao. Xấp xỉ 70% trong tổng dân số đã được tiêm phòng (nếu chỉ tính dân số trưởng thành, tỷ lệ tiêm vắc xin là 90%), trong đó gần 60% đạt đủ 2 mũi.
Riêng tại nước Anh, 89% người trưởng thành đã tiêm vắc xin, với 75% đạt hai mũi (Xứ Wales dẫn đầu ở Vương quốc Anh, với tỷ lệ tương ứng 91% và 84%).
 |
Anh là một trong những quốc gia tiêm vắc xin cao nhất châu Âu |
Chính phủ cho biết, mức độ tiêm chủng cao này đã tạo ra một "bức tường bảo vệ", đủ để chấm dứt mọi hạn chế pháp lý đối với tiếp xúc xã hội. Ban đầu, giới hạn tuổi thấp nhất được tiêm là 18, nhưng hiện mở rộng ra 16.
Dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy hơn 9/10 người trưởng thành ở Anh hiện có kháng thể virus corona - đây là bằng chứng của việc nhiễm trùng Covid trong quá khứ hoặc đã tiêm ít nhất một liều vắc xin.
Khoảng 93% người lớn được ONS xét nghiệm ở lần gần nhất có kháng thể Covid-19, tiếp tục tăng so với trước đó.
Theo nghiên cứu của Deloitte, Premier League là giải duy nhất trong 5 giải lớn nhất châu Âu (Tây Ban Nha, Anh, Italy, Đức và Pháp) sẽ phục hồi kinh tế ngay mùa 2021-22. Chìa khóa của thành công là vắc xin.
Thiên Thanh

MU thắng "5 sao": Quỷ đỏ và vũ điệu Pogba
MU mở màn Premier League bằng trận đại thắng Leeds United 5-1, với màn trình diễn ở đẳng cấp cao của Paul Pogba.
" alt=""/>Premier League và hiệu quả vắc xin Covid
Những đứa trẻ nhà Messi đã khóc và không muốn thay đổi cuộc sống. Quá nhiều nỗi lo mà đội trưởng Argentina phải giải quyết khi Barca tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận. |
Messi, một biểu tượng trở nên cô độc |
Gia đình bị xáo trộn
Có một hình ảnh chung: một gia đình mỗi người mỗi ngả. Năm 2001, trong một căn hộ rộng 120 mét vuông ở khu Les Corts, thành phố Barcelona, gia đình Messi quyết định một cuộc ly tán.
"Thật khó khăn cho em gái tôi để thích nghi với trường học", Messi nói nhiều năm sau sự kiện 2001. Celia, người mẹ, trở về Rosario cùng với những đứa con còn lại (Rodrigo, Matias và Maria Sol) và ông Jorge ở lại với Lionel, khi ấy là một phần dự án cầu thủ bóng đá tại La Masia, thuộc đủ đô của Catalunya.
Ngày qua ngày tràn ngập những nghi ngờ và hơn hết là những khoảng lặng giữa cha và con, hai kiểu khắc khổ trong lời nói.
"Điều khó khăn nhất trong những năm đó không phải là thuốc men(hormone tăng trưởng mà Barcelona tài trợ cho Messi), mà là dành quá nhiều thời gian cho gia đình ly tán", anh nhớ lại, khi bản thân đã trốn trong phòng khóc để bố không nhận ra rằng anh nhớ nhà, ở khu phố Las Heras.
Gần 20 năm sau, trong một ngôi nhà sang trọng ở Castellfedels (khu cao cấp Barcelona), gia đình Messi, đã có Lionel là trụ cột, vẫn không nói nên lời.
Sau khi kỳ nghỉ ở Miami và Ibiza kết thúc, hôm thứ Tư vừa qua, anh trở về Barcelona cùng vợ và ba con (Thiago, Mateo và Ciro). Kế hoạch của anh là ký hợp đồng cuối cùng trong sự nghiệp của mình với Barca, có thời hạn đến năm 2026, vào ngày hôm sau.
 |
Messi chịu cảnh gia đình ly tán năm 2001 |
"Hẹn gặp bạn vào thứ Sáu tại Ciudad Deportiva (sân tập của Barca)", Messi nói với người bạn Kun Aguero của mình, một trong những bản hợp đồng được ban quản lý thể thao móc ngoặc để cám dỗ "số 10".
Nhưng bầu không khí bắt đầu trở nên kỳ lạ ngay khi anh hạ cánh xuống sân bay El Prat. Joan Laporta gọi cho cha kiêm người đại diện của anh để thông báo rằng thỏa thuận được đồng ý vào tháng Bảy đã bị treo bởi một vấn đề xuất hiện.
Vào thứ Năm, cuối cùng, hiệp ước giữa Barcelona và cầu thủ người Argentina đã bị phá vỡ. Và Lionel, vẫn còn bị sốc, đã phải nói với các con rằng anh sẽ rời Camp Nou. Lần này là dứt khoát, không giống như năm 2020 khi anh ấy cố gắng rời đến Man City do sự khác biệt giữa anh với chủ tịch Barcelona khi đó, Josep Maria Bartomeu.
"Các con tôi đã khóc và nói với tôi rằng đừng bỏ đi", Leo tiết lộ.
Nỗi lo của Messi
"Cuối cùng, nó xảy ra với họ như bao gia đình khác. Họ phải rời xa bạn bè, thay đổi những đứa trẻ đang đi học. Những vấn đề mà đôi khi không dễ giải quyết với số tiền lớn mà họ có", những người sống trong môi trường Argentina với Messi nói.
Messi hát những bài hát thiếu nhi bằng tiếng Catalan cùng các con, có một cuộc sống bình lặng ở Castelldefels.
"Trường học gần nhà. Khi bắt đầu đi học và các thói quen, chúng tôi rất lo lắng về việc quản lý thời gian của trẻ và tùy thuộc vào chúng. Cuộc sống của chúng tôi đi qua Castelldefels", anh từng giải thích.
Trên thực tế, cầu thủ người Argentina vẫn chưa quyết định sẽ sắp xếp sân khấu gia đình mới của mình như thế nào. Một lựa chọn mà anh ấy đang suy tính là làm giống như người bạn Neymar của mình - cầu thủ người Brazil đã mua một căn nhà tại Tibidabo cho con trai và mẹ của anh sử dụng - cho gia đình mình ở lại thủ đô của Catalan.
 |
Messi rời Barca với nhiều nỗi lo về gia đình |
Messi đến Barca năm 13 tuổi và ra đi ở tuổi 34. "Tôi nghĩ chúng tôi đếm trên đầu ngón tay những lần chứng kiến Leo bị đánh chìm", một nhân viên lịch sử của câu lạc bộ nói.
Anh bị gãy xương mác ngay trận đấu thứ hai của mình trong màu áo thiếu sinh quân B và các vấn đề về cơ lặp đi lặp lại trong những năm đầu ở Camp Nou (anh đã bỏ lỡ 50 trận đấu do 5 lần chấn thương từ năm 2004 đến 2007). "Tất cả những gì tôi muốn là được khỏe mạnh", La Pulga nói với một người bạn vào Giáng sinh năm 2007.
Anh đã cân nhắc rời câu lạc bộ vào năm 2014, cũng trong năm 2016 sau khi cảm thấy bị khủng bố bởi Kho bạc - năm 2017 anh bị kết tội trốn thuế 4,1 triệu euro. Anh đã thất vọng với việc bị loại khỏi Champions League, nhưng chưa bao giờ tức giận như sau thất bại long trời lở đất trước Bayern Munich vào năm 2020 (2-8).
Vì vậy, anh nói đủ và yêu cầu Bartomeu để mình rời Camp Nou.
Cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử câu lạc bộ - cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất (672), nhiều trận đấu (778) và danh hiệu nhất (35) - đã không thể lựa chọn số phận của mình. Anh ấy không thể rời Barca vào năm 2020, cũng như không thể ở lại vào năm 2021.
Thiên Thanh

Barca trở mặt với Messi: 'Quả bom' bắt đầu từ Neymar
Barcelona đối xử phũ phàng với Lionel Messi khi thông báo chia tay, và Neymar là khởi đầu của sự thiếu kiểm soát ở Camp Nou.
" alt=""/>Messi, nước mắt và nỗi buồn thấu tâm can khi rời Barcelona