![]() |
Sharp LE240 có ba màu đen,ẻnhấtcủaSharpvềnottm forest – west ham đỏ và trắng. |
![]() |
Sharp LE240 có ba màu đen,ẻnhấtcủaSharpvềnottm forest – west ham đỏ và trắng. |
Ngoài những môn cơ sở bắt buộc, sinh viên sẽ đăng ký các môn tự chọn. Linh thường chọn những môn muốn học và phục vụ cho công việc tương lai thay vì chọn các môn “càng dễ lấy điểm càng tốt”.
“Chẳng hạn, các bạn khoa em hay né môn Thuế quốc tế vì khó, nhưng em lại cảm thấy môn này khá hữu ích và mình cần phải biết. Vì thế, em sẽ đăng ký và học thực sự”, Linh nói.
Ngoài ra theo Linh, việc mỗi ngày đến lớp luôn cảm thấy vui vẻ cũng rất quan trọng. Tất nhiên, không phải lúc nào sinh viên cũng sẽ tràn đầy năng lượng trong suốt các tiết học, nhưng đa phần nữ sinh luôn cảm thấy “thích thú và hứng khởi”.
“Nếu trong hai tiết kéo dài hai tiếng, mình chăm chú và 'học thật' sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian khi về nhà”, Linh chia sẻ.
Bên cạnh đó, trong các tiết học, thay vì giơ điện thoại lên chụp toàn bộ slide nhưng về nhà không xem lại, Linh thường tự ghi chép những điều mình tiếp nhận và đúc kết được. Theo em, đây là điều giá trị hơn vì chỉ chụp lại không xem khá vô nghĩa. Nhờ đó, trước mỗi kỳ thi, việc ôn tập kiến thức cũ cũng đỡ mất thời gian.
Một “bí quyết" đặc biệt khác, theo Linh, cũng là yếu tố then chốt giúp em đạt điểm cao trong tất cả các môn học, là tìm được hai người bạn thân “cùng chung hệ tư tưởng”.
“Các bạn đều là những người cực kỳ giỏi, cùng tốt nghiệp với GPA 3.99/4.0. Chúng em quen nhau rất ngẫu nhiên, không chọn lọc, nhưng sau đó đã đồng hành và cùng nhau đi lên trong hầu hết các hoat động như học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi”, nữ sinh chia sẻ.
“Hệ tư tưởng” mà Linh nhắc tới là sự say mê với việc học, cùng thích thú khi được đến lớp mỗi ngày. “Chẳng hạn khi đề cập tới những kiến thức vĩ mô, nhiều bạn thường nói học những thứ ấy làm gì, sau này khi đi làm cũng có dùng đến đâu. Nhưng hai người bạn của em lại không nghĩ vậy. Các bạn đều cho rằng đây là những kiến thức cơ bản, bao trùm lên mọi hoạt động mình sẽ cần khi đi làm sau này.
Ngoài ra, chúng em cũng hay hỏi nhau những câu về tình hình kinh tế, xã hội, ví dụ như tác động từ chính sách tiền tệ của FED (Cục dự trữ liên bang Mỹ). Thậm chí, nếu chưa rõ, chúng em có thể cùng nghiên cứu và trả lời những thắc mắc không liên quan gì đến bài học”.
Khi có những người bạn “cùng chung hệ tư tưởng”, theo Linh, cả ba sẽ tiết kiệm nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu. Nếu chỉ học trên lớp sẽ không thấy hết giá trị của làm việc nhóm. “Đến khi tham gia nghiên cứu khoa học, em càng thấy việc có một nhóm bạn 'chất lượng' quan trọng đến cỡ nào”, Linh nói.
Trong vòng 3 năm, cả ba đã cùng làm 3 nghiên cứu khoa học, trong đó có một đề tài đăng trên tạp chí trong nước và hai đề tài đăng trên tạp chí quốc tế.
“Ngành kinh tế xoay quanh những chủ đề lớn như trao đổi hàng hóa, xuất nhập khẩu. Vì thế, đề tài đầu tiên chúng em làm cũng tiếp cận theo hướng xoay quanh ngành học là truy xuất nguồn gốc hàng hóa để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Sang năm thứ hai, cả nhóm nghiêm túc muốn thực hiện chủ đề mới mẻ, cụ thể và thực tế hơn. Vì vậy, những chủ đề sau chúng em làm xoay quanh lĩnh vực kinh tế xanh, thoát hẳn ra khỏi chuyên ngành học”.
Quá trình làm nghiên cứu từ sớm cũng giúp Linh học cách nghiên cứu tài liệu nhanh và có hệ thống, vì thế không thấy "ngợp" khi tiếp cận với những nội dung môn học mới vì không biết bắt đầu từ đâu.
Nhờ có phương pháp học hiệu quả, Khánh Linh sớm hoàn thành việc học trong tròn 3 năm như kế hoạch đặt ra, đạt cả 6/6 kỳ học bổng của trường.
Từ tháng 8/2023, khi chưa kết thúc chương trình học, Linh đã có việc làm chính thức tại một doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đến tháng 4/2024, Khánh Linh thi công chức và trúng tuyển vào Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong danh sách ứng viên trúng tuyển khi ấy, nữ sinh là người trẻ tuổi nhất.
Đạt những mục tiêu đặt ra khi bước chân vào cánh cổng đại học, Linh cho rằng có một điều em luôn tâm niệm “không nên FOMO (Fear of missing out - nỗi sợ bị bỏ lỡ), nhìn vào người khác và nghi ngờ con đường mình lựa chọn”. Ngoài ra, “hãy học mọi thứ thật say mê, mình sẽ nhận được kết quả trọn vẹn”.
Thời gian này, Linh vẫn muốn tập trung toàn tâm cho công việc. Trong tương lai, nữ sinh mong muốn tìm kiếm cơ hội xin học bổng tại Hà Lan để tiếp tục phát triển chuyên môn.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Phó Thủ tướng Slovakia đã tới TP.HCM trong ngày 25/11. Buổi chiều cùng ngày, ông Peter Pellegrini cùng phái đoàn đã tới tham quan Tòa tháp Tài chính Bitexco tại số 2 Hải Triều, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
Đoàn xe của Phó Thủ tướng Slovakia dừng chân tại Tòa tháp Tài chính Bitexco
Tại đây, Phó Thủ tướng đã thăm Đài Quan Sát Saigon Skydeck tọa lạc trên tầng 49 của tòa nhà và cùng phái đoàn ngắm nhìn bao quát vẻ đẹp sôi động của TP.HCM.
Phó Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini tham quan TP.HCM từ Đài Quan Sát Saigon Skydeck của Bitexco Financial Tower
Sau đó, Phó Thủ tướng đã tham quan sân đỗ trực thăng Helipad tại tầng 52 của Bitexco Financial Tower. Đây là sân đỗ trực thăng đầu tiên tại Việt Nam nằm ở hướng Nam của tòa tháp, có thể tiếp nhận máy bay trực thăng 2 – 10 chỗ, được dùng cho mục đích chính cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp. Ở độ cao 192 m so với mặt đất, kết cấu của sân đỗ trực thăng treo "lơ lửng" ra khỏi kết cấu chính của tòa nhà, tạo điểm nhấn như hình ảnh một búp sen đang hé nở.
Phó Thủ tướng cùng phái đoàn tham quan và chụp hình lưu niệm tại sân đỗ trực thăng trên tầng 52 của Bitexco Financial Tower
Có tổng chiều dài 40m, trong đó phần kết nối với tòa nhà là 18m và mở rộng ra 22m so với cấu trúc chính của tòa tháp, sân đỗ trực thăng là kết hợp của trên 250 tấn kết cấu bằng thép, hơn 4.000 bulông liên kết đáp ứng những tiêu chuẩn xây dựng khắt khe nhất. Phó Thủ tướng Peter Pellegrini đánh giá cao ý tưởng, kỹ thuật xây dựng Helipad cũng như kiến trúc tổng thể của Bitexco Financial Tower. Theo Phó Thủ tướng, Bitexco Financial Tower xứng đáng là biểu tượng cho vẻ đẹp và sự phát triển kinh tế sôi động của TP.HCM. Do đó, mặc dù lịch làm việc trong chuyến thăm Việt Nam khá dày đặc nhưng tới Bitexco Financial Tower tham quan TP.HCM từ độ cao gần 200m so với mặt đất là một trải nghiệm rất thú vị và ấn tượng với ông.
Bitexco Financial Tower ở độ cao 262 mét so với mặt đất, hiện là tòa nhà cao nhất TP.HCM. Với ý tưởng thiết kế được lấy từ hình dáng búp sen – quốc hoa của Việt Nam, Bitexco Financial Tower là biểu tượng cho vẻ đẹp và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế của TP.HCM, vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Kể từ khi chính thức đưa vào hoạt động ngày 31/10/2010 tới nay, Bitexco Financial Tower đã đón tiếp nhiều nguyên thủ quốc gia, các phái đoàn quốc tế cũng như khách du lịch khi tới thăm và làm việc tại TP.HCM.
(Theo Baophapluat)
" alt=""/>Phó Thủ tướng Slovakia thăm Tòa tháp Tài chính BitexcoMinh Thư