Do mua bán đất bằng “giấy viết tay” và xây dựng nhà không phép nên nhiều người dân ở TP Hồ Chí Minh đã bị cưỡng chế, phá bỏ căn nhà mà họ đã mua bằng những đồng tiền tích cóp được từ công sức lao động vất vả.Người nghèo khốn khổ…
Trong căn nhà tạm vừa bị cưỡng chế, tháo dỡ cách đó ít ngày, anh Mai Sỹ Huyên cho biết, từ năm 2009, anh vào TP Hồ Chí Minh buôn bán hàng rong, làm mướn nhiều năm nên vợ chồng anh đã mua được mảnh đất gần 50 m2 của chính người chủ nhà mà anh ở trọ. Hai vợ chồng tích cóp vốn và vay mượn thêm để dựng lên một căn nhà tạm để cả gia đình trú mưa, trú nắng qua ngày.
Nhưng do việc mua bán đất chỉ là sang nhượng bằng giấy tay, việc dựng tạm căn nhà cũng không xin phép của chính quyền nên ở được khoảng gần 1 năm thì gia đình anh bị cưỡng chế, tháo dỡ. Anh Huyên chia sẻ: “Mấy hôm nay trời mưa gió, cả nhà tôi chẳng có nơi nào để ở nên phải dùng mấy tấm bạt che tạm trên nền nhà cũ để trú mưa.
 |
Ảnh minh họa. |
Cùng chung cảnh ngộ, chị Hiền, một người hàng xóm của anh Huyên cũng sống trong nơm nớp lo sợ khi chính quyền phường có thông báo sẽ tiến hành cưỡng chế căn nhà mà chị vừa vay mượn tiền để mua. Chị Hiền cho biết, sau khi rời quê Ninh Bình từ năm 1996 vào TP Hồ Chí Minh làm thuê, buôn bán thì chị đã tích cóp được một ít tiền. Đến cuối năm 2015, chị chạy vạy, vay mượn thêm được 580 triệu để mua căn nhà này.
Khi mua, căn nhà đã được xây dựng ổn định, có đồng hồ điện, nước nên cảm thấy yên tâm, nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì nhận được thông báo của phường 15, là nhà của chị nằm trong diện phải cưỡng chế, tháo dỡ do xây dựng không phép. Nghe tin xong, cả gia đình bàng hoàng, tưởng gop góp mua được căn nhà để cha mẹ có thể yên ổn tuổi già, nhưng toàn bộ những gì tích cóp được trong 20 năm ở đây cũng sắp tan theo mây khói… “Tại sao chính quyền không ngăn chặn từ khi họ bắt đầu xây nhà mà để xây xong cả năm, rồi đến khi tôi mua lại căn nhà này thì chính quyền lại cưỡng chế? Giá như chính quyền làm sớm hơn thì toàn bộ gia sản của gia đình tôi tích cóp, vay mượn lâu nay đâu lâm vào cảnh mất trắng như hiện nay…”, chị Hiền nghẹn ngào.
Chính quyền cũng khó
Ấp Doi, phường 15, quận Gò Vấp có tổng diện tích 40 ha, được quy hoạch là đất cây xanh từ năm 1998. Người dân chịu nhiều thiệt thòi vì bị quy hoạch “treo” suốt gần 20 năm, không thể xây cất, sửa chữa nhà, nên việc mua bán nhà, đất ở đây chủ yếu chỉ bằng giấy tay. Tình trạng cưỡng chế, giải tỏa nhà xây dựng trái phép từ mua bán đất bằng giấy tay ở đây đã kéo dài, dai dẳng nhiều năm nay. Hàng trăm hộ nghèo lâm vào cảnh tay trắng, nợ nần chồng chất vì trót vay mượn, mua đất, dựng nhà không phép trong khu quy hoạch “treo” là câu chuyện nhức nhối nhiều năm qua mà cả chính quyền và người dân đều không tìm thấy một hướng giải quyết thỏa đáng.
Từ năm 2013, khi khu vực này vẫn còn nằm trong diện quy hoạch đất cây xanh, UBND phường 15 đã tiến hành cưỡng chế, giải tỏa hàng trăm hộ gia đình. Từ tháng 5/2013, thành phố có chủ trương thay đổi quy hoạch thành khu hỗn hợp, bao gồm cả cây xanh, khu dân cư… người dân vui mừng và tiếp tục mua đất, dựng nhà. Theo phản ánh của nhiều hộ dân ở đây, trong quá trình xây dựng nhà, chính quyền không có ý kiến gì nên nghĩ, là khu dân cư, nên họ xây nhà và chờ chủ trương để hợp thức hóa, bổ sung thủ tục... Tuy nhiên khi xây dựng xong, dọn về ở được một thời gian thì lại nhận được quyết định cưỡng chế, buộc tháo dỡ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Chủ tịch UBND phường 15, quận Gò Vấp cho biết, tình trạng xây dựng nhà tự phát ở ấp Doi đã nhiều năm nay. Đa số người dân đều là những hộ nghèo, từ nơi khác đến làm ăn. Cách đây vài năm, phường đã thực hiện cưỡng chế ồ ạt theo chủ trương từ cấp trên, nhưng sau đó việc cưỡng chế được tạm ngưng một thời gian do thành phố có chủ trương thay đổi quy hoạch, nên phường tiến hành, rà soát lại. Hiện nay, trên địa bàn ấp Doi có khoảng 250 căn nhà đang nằm trong diện “treo” chờ cưỡng chế.
Tuy nhiên, chủ trương của phường là vận dụng mọi quy định để người dân có thể làm thủ tục, hướng dẫn người dân làm các thủ tục để khắc phục, mục đích là để căn nhà của họ không bị cưỡng chế, giải tỏa. Từ sau khi điều chỉnh quy hoạch từ đất cây xanh sang “khu hỗn hợp” khoảng 100 hộ gia đình trước đây nằm trong diện cưỡng chế, tháo dỡ đã được cấp giấy chứng nhận và cấp phép xây dựng. Những hộ hiện nay vẫn nằm trong diện cưỡng chế, tháo dỡ đều là những hộ mới mua đất, mới xây dựng nhà sau này.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Việt nói: “Đa số bà con đều là hộ nghèo, chúng tôi xuống vận động từng nhà, lắng nghe, chia sẻ với bà con, nhưng vẫn phải tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ vì không có quy định nào có thể vận dụng để khắc phục những sai phạm này. Nhìn cảnh tượng đó, bản thân tôi cũng thấy xót xa, nhưng không có cách nào khác. Để xảy ra tình trạng xây dựng nhà tự phát như hiện nay, trước đó, nhiều cán bộ lãnh đạo của phường đã bị kỷ luật”.
Nguyện vọng được sinh sống trong chính căn nhà mình dành dụm, tích cóp dựng nên của những người dân nghèo là một nguyện vọng hết sức chính đáng. Những người dân nghèo không hiểu biết pháp luật, tha phương cầu thực, tích cóp từng đồng tiền ít ỏi trong 20 năm mới có thể dựng được một căn nhà tạm. Nhưng chỉ với những chính sách quy hoạch thiếu nhất quán kiểu như 15 năm quy hoạch “treo” đất cây xanh khiến người dân không thể xây dựng, sửa sang nhà cửa, rồi chuyển quy hoạch sang “khu hỗn hợp” dẫn đến nhiều hộ gia đình trước đó bị cưỡng chế, nay có thể nằm trong diện được cấp phép, khắc phục. Tuy nhiên, vì đã bị cưỡng chế trước khi thay đổi quy hoạch, nên tài sản của họ tích cóp trong ngần ấy năm đã tiêu tan một cách oan uổng, mà chẳng ai bồi thường cho họ.
Theo Báo Tin tức
" alt=""/>Trắng tay vì mua nhà đất bằng “giấy tay”

 |
Sở TT&TT Đà Nẵng đề nghị các cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn phổ biến, yêu cầu toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cài đặt ứng dụng Bluezone. |
Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT ngày 27/7 đã đề nghị Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng phối hợp triển khai giải pháp công nghệ phòng, chống Covid-19.
Đại diện Cục Tin học hóa nhấn mạnh, việc triển khai các ứng dụng công nghệ phục vụ công tác quản lý tiếp xúc, truy vết các ca lây nhiễm Covid-19 chỉ có thể đạt được hiệu quả nếu được nhiều người dân sử dụng và có số liệu ghi nhận các cuộc tiếp xúc.
Để có thể nhanh chóng hỗ trợ công tác kiểm soát dịch Covid-19 tại thành phố Đà Nẵng, Cục Tin học hóa đã xác định một số giải pháp cụ thể để triển khai trên diện rộng ứng dụng Bluezone.
Trong đó, Cục Tin học hóa cho rằng, các cơ quan nhà nước phải gương mẫu làm trước. Cơ quan nhà nước phải duy trì được trạng thái hoạt động bình thường thì chính quyền và các hoạt động phòng chống dịch mới tiếp tục hoạt động hiệu quả.
Từng cán bộ phải gương mẫu cài đặt cho mình và người thân. Cơ quan cử người kiểm soát, ghi nhận các hoạt động vào ra của trụ sở, yêu cầu mọi người đến làm việc phải cài đặt và chạy ứng dụng.
Bên cạnh hàng loạt giải pháp khác, Cục Tin học cũng đề xuất chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể, tổ dân phố tại Đà Nẵng cần đi từng ngõ, gõ từng nhà, phát poster hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone.
Bluezone là ứng dụng sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp, cảnh báo nếu người dùng đã tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19, giúp giảm thiểu các nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng. Ứng dụng đã được Bộ TT&TT và Bộ Y tế cho ra mắt ngày 18/4/2020. Tính đến sáng ngày 28/7/2020 ứng dụng Bluezone đã có 395.973 người dùng và hiện số người dùng đang tiếp tục tăng nhanh qua từng giờ. Thông tin hướng dẫn và địa chỉ cài đặt ứng dụng khẩu trang điện tử được đăng tải tại trang https://www.bluezone.gov.vn. |
Cùng ngày 27/7, UBND thành phố Đà Nẵng cũng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Sở TT&TT Đà Nẵng được giao chủ trì, phối hợp triển khai các giải pháp truyền thông, hướng dẫn, hỗ trợ để người dân thành phố cài đặt ứng dụng khai báo y tế, giám sát cách ly và các công cụ truy vết trên địa bàn.
Thực hiện nhiệm vụ được giao và theo hướng dẫn của Cục Tin học hóa, Sở TT&TT Đà Nẵng vừa đề nghị các cơ quan, địa phương, đoàn thể trên địa bàn thành phố quan tâm tuyên truyền và vận động người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone. Việc này nhằm giúp công tác quản lý, truy vết, cảnh báo khi có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 đạt hiệu quả cao nhất, góp phần ngăn ngừa, đẩy lùi dịch bệnh.
Cụ thể, Sở TT&TT Đà Nẵng đề nghị các cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp phổ biến, yêu cầu toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cài đặt ứng dụng Bluezone trên điện thoại smartphone.
UBND các quận, huyện, phường, xã chỉ đạo vận động, hướng dẫn cài đặt ứng dụng đến các hộ dân trên địa bàn quản lý. Đồng thời, tuyên truyền thường xuyên thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, dán poster tại khu vực bộ phận một cửa, nhà sinh hoạt văn hóa, các điểm công cộng trên địa bàn quản lý.
Thành Đoàn Đà Nẵng phát động, triển khai phong trào cài đặt ứng dụng Bluezone trong toàn bộ đoàn viên thanh niên, phong trào hỗ trợ người dân cài đặt. Sở GD&ĐT phổ biến đến tất cả các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn thành phố để vận động học sinh, sinh viên cài đặt ứng dụng cho mình và người thân.
Cùng với đó, Sở Du lịch Đà Nẵng được đề nghị triển khai đến các cơ sở kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú để cài đặt ứng dụng cho nhân viên và giới thiệu khách hàng cài đặt khi sử dụng dịch vụ, khi ra vào trụ sở, các địa điểm thuộc quyền quản lý…
Các sở KH&ĐT, Công Thương, Ban quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng triển khai đến các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tại các trung tâm thương mại, các chợ… trong lĩnh vực phụ trách. Sở Giao thông vận tải phối hợp với các đơn vị hàng không, đường sắt phổ biến tại các sân bay, nhà ga, bến xe, bến bãi… trên địa bàn thành phố.
Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp truyền thông, quảng cáo ngoài trời hỗ trợ tuyên truyền cho ứng dụng Bluezone trên các màn hình quảng cáo ngoài trời. Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng đưa tin tuyên truyền và định kỳ nhắc lại trên các phương tiện thông tin đại chúng để đông đảo người dân biết, sử dụng ứng dụng.
Vân Anh

Các nhà mạng nhắn tin nhắc người dân Đà Nẵng cài ứng dụng Bluezone
Bộ TT&TT vừa đề nghị các nhà mạng trong ngày 27/7 nhắn tin đề nghị người dân Đà Nẵng cài đặt ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone để cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình.
" alt=""/>Các giải pháp để triển khai diện rộng ứng dụng Bluezone tại Đà Nẵng