Tại công ty anh làm việc, mỗi lái xe container được trả mức lương trung bình khoảng 15 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, họ còn có thêm phụ cấp ăn uống, xăng xe... thu nhập của mỗi tài xế không dưới 20 triệu/tháng nếu chạy xe đều đặn.
![]() |
Vận chuyển hàng lên xe container |
"Tuy nhiên số thu nhập này không là gì so với một lần gặp rủi ro", tài xế này nói. Rủi ro ở đây là những tai nạn trên đường hay làm mất, hỏng hàng hóa hoặc chuyên chở hàng không kịp thời gian theo hợp đồng, tài xế đều phải nhận trách nhiệm đền bù.
“Mỗi chuyến xe container chứa rất nhiều hàng. Có hàng trị giá cả trăm tỷ đồng. Chỉ cần mất một món hoặc giao chậm 10 - 15 phút, tài xế có thể mất cả gia tài. Do vậy, họ không dám dừng nghỉ nhiều”, anh Hiệp nói.
Đây cũng là một trong những lý do khiến anh Hiệp thừa nhận tai nạn xảy ra với các xe container đa phần là do tài xế buồn ngủ.
Anh Hiệp cho biết, đối với nghề lái container, một chuyến đi thường kéo dài nhiều ngày. Trên đường đi, do áp lực về thời gian, trộm cắp, cướp giật, nhiều lái xe không dám dừng nghỉ hoặc không tìm được điểm dừng nghỉ an toàn.
Do vậy, họ cố gắng chạy tiếp trong tình trạng không tỉnh táo. Có người lái cả ca ngày, ca đêm nhưng chỉ ngủ vài tiếng đồng đồ.
Chính vì điều này, nhiều lái xe rơi vào tình trạng thiếu ngủ trầm trọng. Họ có thể ngủ đứng, ngủ ngồi hoặc ngủ trong mọi tư thế. Thậm chí có người còn kịp ngủ trong thời gian chờ đèn đỏ.
Để tránh cơn buồn ngủ, anh Hiệp tiết lộ, mỗi tài xế lại tìm đến một cách khác nhau. Có người sử dụng cafe, có người uống nước tăng lực, có người hút thuốc lá...
Tuy nhiên đối với các lái xe đường dài, nam tài xế sinh năm 1985 khẳng định, các biện pháp ngăn chặn cơn buồn ngủ đều trở nên vô hiệu.
“Cách tốt nhất là trên cabin phải luôn có 2 lái xe. Khi người này buồn ngủ thì đổi lái cho người kia. Nếu không, tai nạn rất dễ xảy ra”, anh Hiệp nói.
Theo anh Hiệp, tại công ty nơi anh làm việc, người quản lý luôn sắp xếp 2 tài xế đi cùng để hỗ trợ nhau trên đường. Vì vậy, áp lực công việc không quá cao.
![]() |
Nhiều tài xế container bị thiếu ngủ trầm trọng |
Tuy nhiên, trong thời gian di chuyển, anh bắt gặp rất nhiều vụ tai nạn. Phần lớn trong số các vụ tai nạn liên quan đến container, anh nhận định có tới 70 % là do người lái xe buồn ngủ.
“Nhiều người đặt vấn đề tài xế sử dụng rượu bia gây tai nạn nhưng đó là hi hữu. Khi lái container, hầu hết tài xế đều có ý thức không dùng chất kích thích”, tài xế SN 1985 nói.
Theo anh Hiệp, sử dụng rượu bia lúc lái xe không những dễ gây tai nạn mà khi bị kiểm tra nồng độ cồn, họ còn bị phạt tiền rất nặng.
“Các công ty vận tải cũng sẽ không tuyển dụng nếu họ biết bạn là người thường xuyên sử dụng chất kích thích”, vị tài xế có 7 năm lái container chia sẻ.
Tuy nhiên, người này cũng thừa nhận, chuyện tai nạn không chừa tên ai.
“Nhiều người lái xe rất điềm đạm nhưng vẫn có thể gặp nạn vì những lý do không ngờ tới”, anh Hiệp nói.
Do vậy, để tránh tai nạn, nam tài xế khuyên người đi đường nên giữ khoảng cách tốt với container.
Theo anh Hiệp, xe container có độ dài hàng chục mét, trọng lượng lớn nên việc di chuyển khá khó khăn. Nếu muốn dừng đỗ, xe cần thời gian và khoảng cách lớn hơn các ô tô khác rất nhiều.
Bên cạnh đó, vì đặc trưng của xe nên việc quan sát phía sau, hai bên hông và đầu xe container không đơn giản.
“Chúng tôi gọi đó là các “điểm mù” nên người đi đường cần biết để tránh. Ngoài ra, khi di chuyển với vận tốc cao, những xe có trọng tải lớn như container có sức gió hút ở gầm rất lớn, người đi đường nên tránh đi song song với loại xe này”, anh Hiệp cho biết.
Vẫn lời anh Hiệp, việc tai nạn trên đường là không ai mong muốn. Do vậy, mỗi người cần có ý thức với việc cầm lái của mình.
Đêm khuya, phát hiện người bị nạn nằm trên đường, nam tài xế container đã dừng lại, tìm cách giúp đỡ nhưng không ngờ...
" alt=""/>Tài xế chỉ lỗi dễ gây tai nạn của containerChia sẻ cảm xúc với PV Dân trí, Dương Hoàng Yến bày tỏ: "Tôi vừa vui vừa bất ngờ. Tôi không nghĩ mọi người lại ưu ái và dành tình cảm cho mình đến vậy. Vì Yến biết việc sử dụng âm thanh trên máy bay là việc ngoại lệ nên khi nhận được lời mời từ mọi người cũng như sự đồng ý của tổ bay, tôi đã "gật đầu" ngay".
Ca khúc mà nữ ca sĩ người Hà Nội lựa chọn thể hiện là bài hát "Hello Vietnam" quen thuộc. Dương Hoàng Yến cho biết, hành khách trên chuyến bay không chỉ có người Việt mà còn có nhiều người ngoại quốc nữa.
Vì thế, bài hát này phù hợp để giới thiệu những điều tốt đẹp nhất của mảnh đất hình chữ S tới bạn bè quốc tế. Hơn nữa, đây cũng là ca khúc được ngành hàng không ưa chuộng.
Dương Hoàng Yến hát trên máy bay (Video: FBNV).
Trong đoạn video, không cần tới sự hỗ trợ của âm nhạc, Dương Hoàng Yến tự tin "khoe" chất giọng thật của mình, mộc mạc nhưng cao vút. Cô đã thể hiện bài hát này bằng phiên bản song ngữ Anh - Việt. Ngay sau khi kết thúc màn thể hiện, đông đảo hành khách trên chuyến bay đã vỗ tay cổ vũ cho nữ ca sĩ.
"Trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, được cất lên giọng hát của mình, thể hiện "Hello Vietnam", tôi vô cùng tự hào và hạnh phúc vì là một người con đất Việt. Bầu không khí càng tuyệt vời hơn nữa khi mọi người yêu thích màn biểu diễn của tôi và nhiệt liệt tán dương", Dương Hoàng Yến bộc bạch.
Video này hiện đang nhận về hơn 73.000 lượt thích và gần 2 triệu lượt xem của người hâm mộ. Nhiều bình luận tích cực dành lời khen cho giọng hát của nữ ca sĩ: "Thật là tuyệt vời, hát trên độ cao 8.000 - 10.000 m", "Siêu nhân cân mọi thể loại loa", "Hát bất chấp mọi địa hình"...
Trước đó, video quay lại khoảnh khắc nữ ca sĩ hát ngẫu hứng bằng loa kẹo kéo trên vỉa hè cũng đã nhận được sự quan tâm lớn. Những nốt cao, những đoạn gằn giọng hay những quãng phiêu của Dương Hoàng Yến đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Tuy nhiên, cả hai màn trình diễn này đều đến từ sự ngẫu hứng của nữ ca sĩ. "Mọi thứ đến với tôi đều tự nhiên, không có bất kì chủ đích nào. Vì "máu nghề nghiệp" nổi lên nên Yến chỉ nghĩ mình nên góp vui trước yêu cầu của mọi người xung quanh thôi. Và trên chuyến bay cũng vậy, hoàn toàn không có bất kỳ sự sắp đặt nào", nữ ca sĩ cho hay.
Nhiều năm nay, ngoài vai trò là ca sĩ, Dương Hoàng Yến còn tích cực hoạt động trong vai trò giảng viên Khoa Thanh nhạc trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Được biết, chị đã thuộc biên chế Nhà nước tròn 10 năm. Thời gian gần đây, chị cũng chăm chỉ xuất hiện trong các chương trình thực tế, nổi bật trong số đó là "Sao nhập ngũ".
Nữ ca sĩ tiết lộ về cuộc sống hiện tại: "Âm nhạc đối với Yến là máu thịt không thể thiếu, và Yến phát huy nó ở mọi nơi, từ sân khấu, các nền tảng nghe nhạc, tới giảng đường… Yến và ekip của mình đã, đang và sẽ luôn tâm huyết với nghề.
Điều đó được minh chứng ở những sản phẩm âm nhạc được trau chuốt và đầu tư chỉn chu mà Yến ra mắt mỗi năm, chúng đều có sức ảnh hưởng nhất định với khán giả. Vì vậy, sau khi quyết định Nam tiến, mục đích của Yến là phát triển hình ảnh của mình nhiều hơn nữa, tiếp cận tới nhiều đối tượng khán giả hơn."
Dương Hoàng Yến (SN 1991) là một nữ ca sĩ sở hữu giọng hát soprano. Cô bắt đầu được công chúng biết đến kể từ cuộc thi Sao Mai Điểm hẹn 2008 với giải Triển vọng. Tuy gia đình không có ai theo đuổi nghệ thuật nhưng nữ ca sĩ vẫn được bố mẹ tạo điều kiện, cho phép sinh hoạt Cung thiếu nhi và các trung tâm nghệ thuật từ khi 4-5 tuổi.
" alt=""/>Dương Hoàng Yến "khoe" giọng thật trên máy bayNghe nhắc đến Tết, bé nào cũng lắc đầu không biết. Có bé đặt câu hỏi ngược lại, đó là ngày gì. Có bé hồn nhiên: “À, ngày đó là được đi tắm biển”, vì có lần các em được ba Lâm chở ra biển chơi.
Được giải thích, Tết là được ăn bánh chưng, mặc quần áo mới, đi xem bắn pháo bông và được lì xì, mặt Phúc Nam (11 tuổi) ngơ ngác. “Vài năm nữa lớn con sẽ hiểu”, anh Lâm nói với con.
Anh Nguyễn Văn Lâm (47 tuổi, Đồng Nai), người thành lập mái ấm cho biết, hơn 11 năm qua, Tết ở Phúc Lâm khác ngày thường một chút, các con được ăn nhiều bánh kẹo, trái cây hơn chứ không có quần áo mới hay nhận lì xì.
“Mỗi tháng, ăn uống, tiền học, bỉm sữa, trả lương cho nhân viên, các bảo mẫu hết hơn 200 triệu, phải gồng mình mới đủ, tôi không thể lo cho các con một cái Tết trọn vẹn”, anh Lâm giải thích.
Anh Nguyễn Văn Lâm tận tình chăm sóc cho những đứa trẻ sơ sinh. |
Mái ấm Phúc Lâm ra đời từ năm 2008. Năm đó, anh Lâm, 36 tuổi, đang làm giám đốc công ty bảo vệ, chưa lập gia đình. Một lần đi làm về qua khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch anh thấy mọi người tụm lại, xì xào bàn tán.
Nghe loáng thoáng anh đoán có một đứa trẻ bị bỏ rơi. Dừng xe, đến gần thì thấy một bé gái còn nguyên dây rốn, nhau còn dính, thở yếu, da lở loét, sưng tấy vì bị kiến cắn.
“Nhìn bé, tôi thoáng giật mình. Lúc sau, tôi mới trấn tĩnh lại. Tôi nghĩ, cứ đưa về, nếu con không qua khỏi thì đành chịu. Nào ngờ, đến bệnh viện, bác sĩ cắt dây rốn xong con tỉnh lại”, anh Lâm nhớ đến lần nhặt được đứa con đầu tiên.
Sau khi trình báo chính quyền địa phương, anh đưa bé về nuôi, đặt tên con là Nguyễn Ngọc Phương Vy. Thấy con trai đưa trẻ sơ sinh về nhà, mẹ anh Lâm rất thích. Bà hết tắm rửa, đút sữa, ru ngủ, còn giành nuôi Phương Vy. Ủng hộ nhưng bà giao kèo cho con trai, chỉ được nuôi một bé, còn dành thời gian lấy vợ.
Anh Lâm ban đầu dự định chỉ nuôi 1-2 bé bằng chính thu nhập từ việc kinh doanh công ty bảo vệ, công ty tổ chức sự kiện và quán cà phê của mình. Thế nhưng, cơ duyên với các em bé bị cha mẹ rũ bỏ cứ liên tiếp đến với anh. Tính đến nay, Phúc Lâm đang nuôi 84 bé bị bỏ rơi. Mỗi bé đến đây là một câu chuyện và hầu hết bị bệnh tim, hở hàm ếch, không có hậu môn hoặc sinh non nhưng được ba Lâm yêu thương như nhau.
Câu chuyện của Phúc Nhân làm anh Lâm nhớ mãi. “Con đến với tôi tội nghiệp lắm. Người ta bỏ con trong chiếc giỏ, để ở bụi chuối. Nghe mấy con chó sủa inh ỏi, tôi lại gần thì thấy con bị dị tật, miệng và mũi là một, hai mắt chỉ là cục thịt”, ông bố quê Đồng Nai nhớ lại...
Mỗi bé đến với mái ấm Phúc Lâm là một câu chuyện và hầu hết bị bệnh tim, hở hàm ếch, không có hậu môn hoặc sinh non... |
Anh Lâm cho biết, hiện nay, mỗi ngày các bé bị bỏ rơi đến với mái ấm ngày càng tăng lên. “Có tháng, tôi nhận đến 5 bé. Cứ khi nào tôi đau đầu, chóng mặt, bụng đau râm ran thì có một bé được mang đến, khi bỏ trước cổng, khi bỏ bên kia đường, có khi tôi nhặt được bên bãi rác.
Người ta nhẫn tâm như vậy, nếu mình không dang tay đón các bé thì tương lai một sinh linh bé bỏng sẽ ra sao”, anh Lâm nói, quyết định không lấy vợ để toàn tâm với đàn con của mình.
Ông Đặng Minh Tân, chủ tịch UBND xã Long An cho biết, mái ấm Phúc Lâm được chính quyền địa phương cấp phép hoạt động từ năm 2014. Thời gian đầu, anh Lâm chỉ thuê phòng trọ rồi thuê bảo mẫu để chăm sóc các bé. Hiện nay, cơ sở vật chất, điều kiện chăm sóc nơi đây trở nên khang trang hơn.
Xem thêm video: Chị giúp việc nhận nuôi bé bị bỏ rơi
Thương đứa trẻ bệnh tật, bị mẹ bỏ rơi, chị Tha mang về chăm sóc, bù đắp tình mẫu tử cho em, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn.
" alt=""/>Anh giám đốc 'cự tuyệt' lấy vợ, làm cha đơn thân của 84 đứa con