Theo Kế hoạch mới được ban hành, Hà Nội muốn phát triển công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế tri thức, có giá trị gia tăng cao, với trọng tâm là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT; là động lực phát triển các ngành kinh tế khác để phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Phấn đấu đến năm 2020, các sản phẩm phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT của Thủ đô đáp ứng tốt yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ hiệu quả các tổ chức và công dân, xây dựng Hà Nội thành trung tâm sáng tạo, khởi nghiệp CNTT hàng đầu cả nước.
Bên cạnh mục tiêu chiếm 20% tổng doanh thu công nghiệp CNTT cả nước, Kế hoạch phát triển công nghiệp CNTT thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 của UBND TP Hà Nội cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể khác như: Thu hút được khoảng 80.000 lao động trực tiếp về CNTT; Nâng cao sức cạnh tranh, duy trì vị trí thuộc nhóm 10 thành phố hấp dẫn nhất về gia công phần mềm toàn cầu; Đưa vào hoạt động 2 khu CNTT tập trung; Phát triển ít nhất 2 nhóm sản phẩm CNTT trọng điểm; đồng thời phấn đấu có 5% số doanh nghiệp CNTT trên địa bàn Hà Nội đạt các chứng chỉ CMM, CMMi, ISO/IEC…, ươm tạo được 70% số doanh nghiệp CNTT khởi nghiệp trong tổng số doanh nghiệp CNTT hoạt động trong Vườn ươm.
Cũng theo UBND TP Hà Nội, 5 nội dung công việc sẽ được Thành phố tập trung triển khai trong thời gian tới để phát triển công nghiệp CNTT của Thành phố, bao gồm: Phát triển các khu CNTT tập trung; Hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động, sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp CNTT của Hà Nội; Phát triển sản phẩm và dịch vụ CNTT; Phát triển nguồn nhân lực CNTT; và Xúc tiến đầu tư, thương mại và phát triển thị trường.
Trong đó, về phát triển các khu CNTT tập trung, Hà Nội sẽ tập trung triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động Khu Công viên phần mềm và nội dung số trọng điểm của thành phố theo mô hình khu CNTT tập trung chuẩn quốc tế, tạo môi trường làm việc hiện đại nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, các doanh nghiệp CNTT và nguồn nhân lực chất lượng cao về phần mềm và nội dung số; đồng thời đây cũng là trung tâm sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp CNTT hàng đầu của cả nước.
Bên cạnh đó, thu hút đầu tư và hoàn thiện khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội và khu Công viên CNTT Hà Nội với trọng tâm là hoàn thành xây dựng các phân khu chức năng, các phân khu phục vụ sản xuất, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ CNTT song song với việc đưa vào hoạt động những phân khu đã hoàn thiện. Đối với khu CNTT tập trung Cầu Giấy, phấn đấu tỷ trọng lao động CNTT trong khu chiếm khoảng 80% và tăng khoảng 5 - 10% doanh thu thuần trong lĩnh vực CNTT.
" alt=""/>Hà Nội đặt mục tiêu chiếm 20% doanh thu Công nghiệp CNTT cả nướcGần như chắc chắn, bạn đang sử dụng Facebook để giao tiếp cùng gia đình và bạn bè. Cái giá mà mạng xã hội này đưa ra cho dịch vụ của mình luôn là "miễn phí", nhưng sự thật không phải là như vậy. Khi sử dụng Facebook, bạn sẽ tự nguyện cung cấp các thông tin cá nhân của mình cho Facebook (và qua Facebook tới tay các công ty quảng cáo). Nhờ các thông tin cá nhân này, họ có thể đưa ra những mẩu quảng cáo chính xác hơn với hy vọng rằng một ngày nào đó bạn sẽ click vào đường link trên News Feed và mua hàng.
Quảng cáo là nguồn sống của Facebook. Nói cách khác, nếu không muốn xem quảng cáo trên Facebook thì bạn chỉ có cách ngừng sử dụng Facebook.
Thật may mắn, ít nhất bạn có thể kiểm soát được các dạng quảng cáo mà mình sẽ (phải) xem trên bảng tin Facebook. Bạn cũng có thể ngừng một phần hành vi theo dõi của Facebook. Bên cạnh việc bảo vệ quyền riêng tư của mình, hành động này cũng sẽ giúp bạn bớt phải gánh chịu những mẩu quảng cáo "không liên quan" hơn.
Bài viết dưới đây được VnReview tổng hợp từ Business Insider để bạn có thể kiểm soát các thông tin Facebook đang sử dụng để lựa chọn quảng cáo cho bạn.
Facebook có 3 cách để đoán biết sở thích của bạn
3 loại thông tin sau sẽ giúp Facebook chọn lựa những mẩu quảng cáo phù hợp với bạn nhất:
1. Những gì bạn trực tiếp cung cấp cho Facebook: tên, tuổi, tình trạng quan hệ, nơi sinh sống, học tập…
2. Những gì bạn làm trên Facebook: các bài đăng bạn đã "like", các nhóm và trang bạn đã tham gia, các đường dẫn bạn like hoặc click vào, các bức ảnh và bài đăng của bạn…
3. Các trang web bên ngoài Facebook. Các trang web này có thể cung cấp thông tin cho Facebook thông qua cookie.
Bạn có thể dễ dàng kiểm tra lại các thông tin mà mình đã chia sẻ lên Facebook, nhưng việc kiểm soát toàn bộ quá trình hoạt động trên mạng xã hội này là gần như không thể. Một công cụ có tên gọi Ad Preferences sẽ giúp bạn.
Bật công cụ kiểm soát quảng cáo trên Facebook
Có 2 cách để truy cập vào công cụ Ad Preferences. Cách đầu tiên là click vào dấu X trên góc trên bên phải của quảng cáo và chọn "Tại sao tôi lại nhìn thấy quảng cáo này?".
Hoặc, bạn có thể click vào biểu tượng mũi tên phía bên cạnh các bài đăng quảng cáo trên News Feed và chọn mục tương tự.
Dù bạn chọn cách nào, cửa sổ quản lý quảng cáo của Facebook cũng sẽ được hiển thị. Hãy chọn "Quản lý tùy chọn quảng cáo":
Facebook sẽ hiển thị cho bạn một danh sách các chủ đề mà mạng xã hội này cho rằng bạn có quan tâm tới.
Bạn có thể chọn một mục để xem các mục con. Ví dụ ở đây chúng tôi chọn mục "Tin tức và giải trí".
Không hiểu sao DOTA2 lại xuất hiện, nhưng sự thực tôi thường không quá quan tâm tới các tin tức về game này. Thay vì loại bỏ tùy chọn này bằng dấu X ở phía bên phải, tôi click vào tùy chọn và được Facebook đưa ra lý do:
Tôi không thể nhớ đã "thêm" tùy chọn này khi nào. Dù sao, tôi chọn dấu X trên trang này để bỏ đầu mục DOTA2 khỏi mục sở thích của mình. Khi xác nhận điều này, Facebook đưa ra thông báo cho tôi rằng "Khi bạn xóa một tùy chọn, chúng tôi sẽ không hiển thị cho bạn quảng cáo dựa trên tùy chọn đó nữa. Bạn vẫn có thể nhìn thấy quảng cáo tương tự dựa trên các tùy chọn khác của mình. Việc chỉnh sửa tùy chọn của bạn sẽ ảnh hưởng đến mức độ liên quan chứ không phải số lượng quảng cáo mà bạn nhìn thấy".
Buộc Facebook ngừng theo dõi bạn trên Internet
Cookie cho phép các trang web khác có thể thu thập thông tin của bạn và gửi về mạng quảng cáo của Facebook hoặc bên thứ 3 để hiển thị các mẩu quảng cáo này trên trang chủ hoặc bảng tin Facebook của bạn. Ví dụ, do tôi thường xuyên ghé thăm Amazon.co.jp nên Facebook cũng thường hiển thị quảng cáo từ trang bán hàng này lên trang chủ của tôi:
Thật may mắn, bạn có thể buộc Facebook phải ngừng theo dõi các hành vi của mình trên các trang web khác. Hãy chạm vào biểu tượng hình chiếc khóa, chọn "Xem cài đặt khác" rồi chọn mục "Quảng cáo" ở menu bên phải. Hoặc, bạn có thể truy cập trực tiếp vào đường dẫn này để mở trang tùy chọn Quảng cáo của Facebook.
Trong mục "Quảng cáo dựa trên việc sử dụng trang web và ứng dụng của tôi", chọn "Chỉnh sửa". Trong ô tùy chọn phía dưới, chọn "Tắt".
Như vậy là có lẽ trong tương lai, tôi sẽ không nhìn thấy những mẩu quảng cáo hiển thị từ thông tin do các trang web ngoài Facebook cung cấp trên News Feed nữa.
Lê Hoàng
" alt=""/>Cách hạn chế Facebook quảng cáo tràn lan trên News Feed