Mới đây, trên mạng xã hội, một độc giả có chia sẻ về chuyến đi du lịch tới Thanh Hóa của mình.
Độc giả này cho biết, trong kỳ nghỉ lễ vừa qua cả gia đình gồm 4 người có đến nhà nghỉ C.T ở khu du lịch Sầm Sơn để thuê 2 phòng nghỉ. Tuy nhiên họ lại vô cùng thất vọng về việc thức ăn bị chém giá đắt và nhà nghỉ kiếm lời bằng việc gọi hộ xe điện.
“Đến chiều chúng mình xuống thuê xe điện đi chơi. Họ bảo nếu thuê họ gọi hộ giá 100 nghìn chở 4 người đi chơi. Lúc đó có một anh chạy xe điện qua chỉ lấy 50 nghìn”, độc giả này nói.
Nhà nghỉ bị khách "tố" dọa đánh khách |
Độc giả này cũng cho biết, sau khi họ quyết định đi chơi đến 9 giờ tối về và ăn ngoài thì bị nhà nghỉ C.T chửi bới cho rằng họ đặt cơm mà không về ăn trong khi họ không hề đặt. Họ còn bị nhà nghỉ dọa đánh nên 4 vị khách quyết định dọa gọi ban quản lý khu du lịch thì mới thôi.
Sau khi chia sẻ vụ việc trên, cư dân mạng vô cùng “phẫn nộ”với kiểu làm ăn cũng như cách giải quyết sự việc của nhà nghỉ được nêu trên.
Trao đổi với PV VietNamNet, một nữ nhân viên nhà nghỉ C.T cho hay, nhà nghỉ cũng đã nắm rõ sự việc và hiện đã báo cáo lên cơ quan công an Sầm Sơn, Thanh Hóa để yêu cầu giải quyết xem ai đúng, ai sai.
Khi PV hỏi sâu về sự việc, nữ nhân viên này thẳng thừng từ chối: “Chúng tôi đã báo cáo toàn bộ sự việc lên cơ quan công an nên không cung cấp thông tin gì thêm”.
Trưa 9/5, ông Hoàng Sỹ Quang, đội trưởng đội quản lý thị trường số 2 thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa cũng cho PV biết, "Cơ quan quản lý thị trường đã nắm bắt được sự việc.
Ban đầu qua báo cáo có nắm được việc khách báo với nhà bếp nhưng nhà bếp chưa báo lại với chủ nhà nghỉ nên gây ra sự hiểu nhầm trên rồi cãi cọ nhau. Chúng tôi cũng đã cử các đồng chí cán bộ trong đội xuống khảo sát, kiểm tra lại sự việc".
Ông Quang cũng cho biết: "Thực ra khi có sự việc khách hàng không báo cáo cơ quan chức năng đến xử lý mà lúc về họ mới chia sẻ lên mạng nên gây khó khăn cho chúng tôi khi thiếu cơ sở để xử lý.
Tuy nhiên về tinh thần, chúng tôi sẽ có những động thái kiên quyết với nhà nghỉ trên để chấn chỉnh và ngăn chặn những việc làm ảnh hưởng đến du lịch ở Sầm Sơn".
Cảnh ở biền Sầm Sơn |
Trước đó, tại một cuộc họp báo du lịch Sầm Sơn trong năm 2015, ông Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) cho biết, nếu du khách bị chèo kéo, ép giá, làm phiền… hãy điện về đường dây nóng của Chủ tịch UBND thị xã: 0946.353.000; Trưởng công an thị xã: 0123.467.9999; Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 2 Sầm Sơn: 0968.721.285, Bệnh viện đa khoa: 0965.391.212.
Theo người đứng đầu thị xã Sầm Sơn, hiện tính chuyên nghiệp trong các dịch vụ - du lịch vẫn chưa cao, sản phẩm còn ít, chưa có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, thiếu các khu vui chơi, giải trí, mua sắm, chất lượng các loại hình dịch vụ, ý thức, thái độ, cung cách phục vụ, ứng xử, giao tiếp còn nhiều hạn chế….
Bên cạnh đó, tình trạng “chặt chém du khách” như: Ép ăn, ép ở, bán hàng thiếu số lượng, không đảm bảo chất lượng vẫn còn xảy ra. Đây là những tồn tại, yếu kém khiến cho Sầm Sơn vẫn còn để lại những hình ảnh không mấy tốt đẹp trong lòng du khách.
Hạnh Thúy
Tin liên quan:
Những điểm du lịch tránh đông đúc, chặt chém dịp lễ 30/4
" alt=""/>Nhà nghỉ ở Thanh Hóa dọa đánh khách?Chị Nguyễn Thị Hà – bán hoa quả tại Thanh Xuân Trung, Hà Nội, cho biết mỗi ngày chị bán khoảng 400 – 500kg hoa quả các loại trong đó có một số loại chỉ bán trong ngày. 21h tối, chị Hà lại lọc hàng và bán cho người làm sinh tố, nước ép quay vòng số hoa quả chất lượng kém. Các loại xoài đen đầu thối ít, dưa dập hay dâu tây đều không lo bỏ đi.
Theo người phụ nữ này, trái cây là hàng “hương hoa” rất dễ bị dập, thối và bỏ đi. Hầu như tất cả người bán hoa quả đều có nguồn “giải cứu” là những cửa hàng làm sinh tố, hoa quả dầm. Họ mua về làm ngay hoặc cấp đông. Đặc biệt các loại hoa quả theo mùa vụ.
Ngoài làm từ hoa quả không đảm bảo, nhiều quán còn sử dụng các loại phụ gia chống tách nước. Các loại phụ gia thực phẩm được Bộ Y tế cho phép sử dụng rất đắt, hàm lượng dùng ít.
Các loại bột chống tách nước như bột Frappe, Mix, mềm giúp hạn chế việc phân tầng hay tách lớp nước ép, sinh tố, làm chậm quá trình tan đá, giúp thức uống lâu bị loãng, giữ được hương vị, tiết kiệm được nguyên liệu.
Bác sĩ Hưng cho biết các loại phụ gia này có nhiều loại, chất phụ gia chưa qua kiểm định vẫn được bày bán. Các loại bột này không đảm bảo chất lượng, vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế và chứa cáccác chất cấm.
Một chuyên gia về tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, hoa quả dập, người ăn không cần phải ăn nhiều, ăn một ít cũng có thể nhiễm trùng đường ruột, nhiễm nấm từ hoa quả thối. Hoa quả dập, thối khi chúng ta cắt bỏ phần thối, phần còn lại nhìn cảm quan ngon nhưng chúng vẫn có thể chứa độc tố từ nấm, vi sinh vật. Đặc biệt, các loại quả nhiều nước như xoài, dưa… khi dập thối nhanh chóng lan rộng ra cả quả.
Vị bác sĩ này khuyến cáo tốt nhất hoa quả thối không nên dùng ngay chính trong gia đình. Vì hoa quả này đã bảo quản lâu, không còn giá trị dinh dưỡng, lại nhiễm vi sinh vật có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nhiều người vì lợi ích kinh tế nên bất chấp việc dùng hoa quả hỏng bán hàng sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng.
Về tỉ lệ tử vong do ung thư gan, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 4 với tỉ lệ 23,2/100.000 dân, sau Mông Cổ, Ai Cập và Gambia.
Đáng lưu ý, số ca tử vong vì ung thư gan tại nước ta tương đương với ca mắc mới, cho thấy tỉ lệ chữa khỏi căn bệnh này rất thấp.
GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K lý giải, sở dĩ tỉ lệ tỉ vong ung thư gan lớn do có tới 80-90% bệnh nhân đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, lúc này các biện pháp can thiệp, điều trị rất hạn chế. Trong khi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng điều trị rất tốt.
Để điều trị ung thư gan, GS Thuấn cho biết ngoài các phương pháp truyền thống như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, dùng thuốc nhắm trúng đích, hiện có thêm các phương pháp nút mạch, đốt sóng cao tần, đốt u bằng vi sóng, điện đông, tiêm cồn tuyệt đối qua da, ghép gan...
Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào vị trí, kích thước, giai đoạn của bệnh cũng như các bệnh lý kèm theo. Với ung thư biểu mô tế bào gan, phẫu thuật là ưu tiên lựa chọn hàng đầu vì giúp lấy bỏ được khối u, tuy nhiên chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán ban đầu có thể phẫu thuật.
Triệt khối u bằng sóng
GS Thuấn cho biết, vài năm trở lại đây, một số cơ sở y tế lớn áp dụng phương pháp đốt u gan bằng vi sóng (sóng viba). Các sóng được sử dụng đốt u có phổ năng lượng từ 300 MHz đến 300 GHz. Tại BV K, cũng bắt đầu triển khai phương pháp này từ đầu tháng 3/2019.
Đây là kĩ thuật tiên tiến, an toàn cho người bệnh, xâm lấn tối thiểu. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng năng lượng vi sóng truyền qua kim điện cực để phá huỷ khối u tại chỗ do nhiệt độ vùng đốt cao, ít bị tản nhiệt, không hoá than quanh kim đốt, bác sĩ có thể tiên đoán được vùng đốt, cho hiệu quả tương đương phẫu thuật mở cắt u.
Do không phải phẫu thuật nên bệnh nhân hồi phục rất nhanh, thường chỉ phải nằm viện 1 ngày thay vì phải nằm viện ít nhất 1 tuần như mổ mở trước đây. Chi phí cũng rất rẻ, chỉ khoảng 10 triệu đồng. Khác với mổ mở, khi đốt bằng sóng viba, bệnh nhân có thể thực hiện nhiều lần.
Phương pháp này có hiệu quả với những trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan (chiếm 80% các ca ung thư gan) hoặc các khối u di căn tại gan. Tất cả những trường hợp có khối u gan dưới 6 cm hoặc 3 khối u có đường kính dưới 3 cm hay các tổn thương gần mạch máu đều có thể áp dụng.
Tương tự, nhiều nơi cũng đang áp dụng phương pháp đốt khối u tại chỗ bằng sóng cao tần RFA (Radio Frequency Ablation), áp dụng với những khối u dưới 5 cm hoặc 3 khối u có kích thước nhỏ hơn 3 cm.
Để thực hiện, bác sĩ sử dụng máy siêu âm đầu dò cong để siêu âm gan, mật, xác định vị trí khối u rồi dùng kim đặc trị để đốt hủy u. Thời gian thực hiện từ 15 - 40 phút tùy từng trường hợp cụ thể.
Với phương pháp này, ở mức nhiệt khoảng 50 độ C, mô biến đối không thể phục hồi, nhiệt độ từ 50-60 độ C sẽ đông vón protein và chết tế bào ung thư trong vài phút, nhiệt độ trên 60 độ C sẽ khiến tế bào chết ngay lập tức.
Nút mạch khối u gan bằng hóa chất (TACE)
Đây là phương pháp đã được nhiều nơi sử dụng, thường áp dụng cho các trường hợp khối u lớn không thể phẫu thuật, các vị trí mổ khó hoặc trường hợp bệnh nhân có bệnh lý nặng kèm theo.
![]() |
Hình ảnh trước khi can thiệp (ảnh trái) và sau khi nút mạch khối u |
Để thực hiện, bác sĩ đặt ống thông từ động mạch đùi luồn vào các nhánh động mạch nuôi khối u, bơm dung dịch Lipiodol và hoá chất, gây tắc các mạch máu nuôi khối u.
Toàn bộ quá trình này mất khoảng 2-3 giờ, được thực hiện trong phòng chụp mạch nên bác sĩ sẽ nhìn rõ các nhánh mạch máu đi vào khối u để can thiệp chính xác.
Phương pháp này sẽ khiến khối u gan bị tiêu diệt bởi 2 cơ chế: Do tác động trực tiếp của hóa chất và do thiếu máu nuôi dưỡng, từ đó giảm kích cỡ, giúp người bệnh cải thiện sức khoẻ.
Sau khi khối u thu nhỏ, bệnh nhân có thể được thực hiện đốt sóng cao tần, sóng viba để diệt khối u.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là không hoàn toàn triệt để và thường làm nhiều lần, có thể gây suy giảm chức năng gan và cũng có nguy cơ tác dụng phụ toàn thân do hóa chất.
Điều trị ung thư gan bằng hạt vi cầu phóng xạ
Phương pháp này còn có tên gọi khác là hoá tắc mạch vi cầu. Bác sĩ sẽ đưa trực tiếp hạt vi cầu phóng xạ YTTRIUM-90 (Y-90) vào động mạch nuôi khối u gan của bệnh nhân. Các hạt vi cầu phóng xạ sẽ đi theo các nhánh động mạch nhỏ và phân bố khắp trong khối u, làm tắc các mạch máu nuôi khối u gan.
Ngoài ra, bức xạ với mức năng lượng thấp do Y-90 phát ra có quãng chạy trong tổ chức ngắn sẽ tiêu diệt chọn lọc các tế bào ung thư, làm xơ hóa các mạch máu nuôi khối u.
Phương pháp này về bản chất là phương pháp hoá tắc mạch cải tiến, vừa mang hoá chất vào khối u gan, vừa gây tắc mạch máu nuôi khối u. Kết quả, làm giảm thể tích khối u hoặc tiêu diệt khối u trong gan mà ảnh hưởng rất ít đến tổ chức lành xung quanh. Hiện BV Bạch Mai, BV 108 đang triển khai kĩ thuật này.
Ghép gan
Ghép gan là phương pháp mang lại hiệu quả cao đối với những bệnh nhân mắc ung thư gan. Tuy nhiên điểm khó khăn của phương pháp này là hạn chế về nguồn hiến và chi phí rất cao, khoảng 1,2 tỉ đồng/ca ghép gan.
Tại Việt Nam, các BV lớn như Việt Đức, Chợ Rẫy đã thực hiện thường quy các ca ghép gan. Trong đó BV Việt Đức mới ghép được hơn 60 ca (chiếm 50% các ca ghép gan cả nước) do khan hiếm nguồn tạng hiến. Con số này mới chỉ chiếm 10-15% nhu cầu ghép gan.
Ghép gan cũng có thể gặp một số biến chứng liên quan đến thải ghép, nhiễm trùng do dùng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép, tăng huyết áp, cholesterol máu cao, đái tháo đường, suy thận…
Thúy Hạnh
Tỉ lệ mắc ung thư gan của Việt Nam xếp thứ 4 thế giới, trung bình cứ 100.000 người dân có hơn 23 người mắc bệnh.
" alt=""/>Những phương pháp mới nhất chữa ung thư gan tại Việt Nam