- VietNamNet cập nhật lịch thi đấu và kết quả bóng đá đêm qua,ịchthiđấubóngđáhômnaymùagiảars vs mc rạng sáng nay nhanh và chính xác nhất.
- VietNamNet cập nhật lịch thi đấu và kết quả bóng đá đêm qua,ịchthiđấubóngđáhômnaymùagiảars vs mc rạng sáng nay nhanh và chính xác nhất.
Bệnh nhân chờ khám tại Bệnh viện K (Ảnh: PV).
Cùng quan điểm này, BS Nguyễn Thị Thúy Vân, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, viêm gan virus B và C là một vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, căn bệnh này cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra xơ gan, ung thư gan và tử vong.
Theo ước tính, hiện Việt Nam có khoảng 6,6 triệu người mắc viêm gan B và 900.000 người nhiễm viêm gan C mạn tính.
"Viêm gan B và C là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan. Một giám sát ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2018 cho thấy trong số bệnh nhân mới chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan thì 66% có viêm gan B và 21% có viêm gan C", BS Vân nói.
Bên cạnh căn bệnh viêm gan virus B, yếu tố thứ 2 làm gia tăng tỷ lệ mắc căn bệnh này đó là nhiều người có thói quen sử dụng rượu bia thường xuyên. Các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống lạm dụng rượu bia, thuốc lá, béo phì, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc…. cũng là một trong những nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư gan.
Kiểm soát viêm gan B, C tiến triển thành ung thư như thế nào?
Giải thích về cơ chế viêm gan virus B, C tiến triển thành ung thư, BS Vân cho biết, hai căn bệnh này được ví như "sát thủ thầm lặng" vì nó cứ âm thầm gây ra các tác động nguy hại cho sức khỏe.
"Virus viêm gan B, C làm tăng nguy cơ tăng sinh tế bào gan ác tính trong suốt thời gian diễn biến từ viêm gan cho đến xơ gan. Biến chứng ung thư thường xảy ra trong vòng 10 năm sau khi bị xơ gan", BS Vân nói.
Một trường hợp viêm gan B tiến triển dẫn đến suy gan do người bệnh bỏ điều trị, uống thuốc truyền miệng (Ảnh: PV).
Tuy nhiên, biến chứng này chỉ đến sớm khi bệnh nhân virus viêm gan B, C không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả. Theo ước tính, từ khi nhiễm Viêm gan B, C đến khi hình thành ung thư là 20 đến 30 năm.
Vì thế, chuyên gia khuyến cáo, mọi bệnh nhân viêm gan virus B, C cần phải được điều trị, theo dõi định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Việc điều trị viêm gan B là kéo dài suốt đời, bệnh nhân cần tái khám, theo dõi theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân sốt ruột, không tuân thủ điều trị, bỏ thuốc... gây các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như suy gan cấp, xơ gan cổ chướng, ung thư gan.
Ung thư gan có thể phát hiện sớm nhờ sàng lọc
Theo chuyên gia Bệnh viện K, nguyên nhân khiến bệnh nhân ung thư gan thường phát hiện ở giai đoạn muộn, là do bệnh không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn sớm.
Siêu âm định kỳ 6 tháng/lần là một phương pháp sàng lọc, cho phép phát hiện khối u gan khi còn rất nhỏ (Ảnh: PV).
Ở giai đoạn đầu, ung thư gan thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Có những bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng chán ăn; đau, nặng tức vùng hạ sườn phải; trướng bụng, vàng da, củng mạc mắt… nhưng thường bị bỏ qua.
Đến khi bệnh biểu hiện nặng hơn, bệnh nhân mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, bụng trướng, nước tiểu sẫm màu, vàng da, sụt cân không rõ nguyên nhân... đến viện khám, khối u đã lớn, thậm chí di căn.
Vì thế, việc tầm soát chủ động rất có ý nghĩa phát hiện sớm căn bệnh này. Cách đơn giản, không độc hại là tầm soát bằng siêu âm gan ít nhất mỗi 6 tháng/lần đối với người từ 50 tuổi trở lên, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao (xơ gan, viêm gan mạn do rượu, viêm gan virus B, C, …). Các bác sĩ có thể phát hiện được các khối u tương đối nhỏ.
Khi nghi ngờ có ung thư gan, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm những xét nghiệm, thăm dò để chẩn đoán như xét nghiệm máu, chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc cản quang, sinh thiết gan…
Trong trường hợp khối u cư trú ở giai đoạn sớm, phẫu thuật có thể giải quyết được triệt để và bệnh nhân có thể sống thêm nhiều năm mà không tái phát, có những bệnh nhân điều trị ổn định 5-30 năm, có thể đánh giá là khỏi bệnh.
Bên cạnh đó, hãy phòng nguy cơ lây nhiễm các bệnh viêm gan virus, bằng cách tiêm ngừa vắc xin viêm gan B; hạn chế bia rượu; ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thể thao đều đặn.
Ung thư gan chữa được nếu phát hiện sớm. Có rất nhiều cách chữa trị như phẫu thuật cắt bỏ phần gan có khối u, ghép gan, nút mạch gan bằng hóa chất, xạ trị, hóa trị...
" alt=""/>Ngăn ngừa căn bệnh ung thư đứng hàng đầu tại Việt Nam như thế nào?Những điều liên quan, cụ thể là "chuẩn JCI", "số hóa" hay "trí tuệ nhân tạo" đã được hơn 2.000 chuyên gia y tế thảo luận sôi nổi tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Hoàn Mỹ và Mayo Clinic với chủ đề "Tối ưu hóa chăm sóc y tế trong giai đoạn bình thường mới" do Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ phối hợp cùng Mayo Clinic tổ chức trực tuyến trên nền tảng: https://hoanmyconference.vn/ vào ngày 10-11/12.
Số hóa để giảm tải công việc, đáp ứng nhanh nhu cầu
Trong bối cảnh ngành y bị quá tải, nhất là khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các cơ sở y tế không chỉ gặp áp lực về việc số lượng bệnh nhân tăng, bệnh diễn tiến nặng đột ngột, tỷ lệ tử vong cao, thủ tục hành chính rườm rà mà còn "đau đầu" về việc thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Trước những thách thức này thì nhu cầu cấp thiết phải chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ mạnh mẽ càng được nhìn nhận rõ rệt hơn.
TS. Abinash Virk từ Mayo Clinic (Mỹ) cho rằng: "Covid-19đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mạnh mẽ hơn những gì con người hình dung. Một trong những thay đổi đó, có thể nhìn thấy ngay sự cần thiết của chăm sóc sức khỏe từ xa để giám sát và ngăn ngừa lây nhiễm cũng như cung cấp dịch vụ chất lượng cho người bệnh".
Tại Việt Nam, nơi có chưa tới 1 bác sĩ/1.000 dân thì số hóa không chỉ giúp chia sẻ thông tin, tư vấn, hỗ trợ, hội chẩn từ xa qua các ứng dụng thông minh mà còn giúp các cơ sở y tế nhận được những lợi ích khác đặc biệt trong hoàn cảnh thảm họa, thiên tai, dịch bệnh. Chẳng hạn, việc ứng dụng công nghệ để nhập liệu, thống kê số liệu, trích xuất thông tin hay để theo dõi hệ thống truyền dịch, giám sát sự tuân thủ trong quy trình…của tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ cũng giúp giảm thiểu đáng kể áp lực trước, trong đại dịch và ở giai đoạn "bình thường mới".
Trí tuệ nhân tạo: Biến việc cực khó, phức tạp trở nên đơn giản hơn
Sự chuyển đổi tất yếu của ngành y không chỉ dừng lại ở số hóa mà còn là ứng dụng rộng rãi trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) với dữ liệu lớn (big data) trong hiện tại và tương lai gần để nâng cao trình độ chuyên môn và hiệu quả công việc, đặc biệt trong chẩn đoán hình ảnh, điều trị.
Trong phần trình bày báo cáo "Ứng dụng AI trong chăm sóc y tế và an toàn người bệnh", BS. Lê Thế Anh, Trưởng phòng Kiểm định và Chứng nhận chất lượng, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ đã nhận định rằng "AI không thể thay thế con người nhưng AI làm việc không biết mệt mỏi, luôn ghi nhớ, không bỏ sót thông tin, có khả năng nhìn bao quát, tính toán chính xác và ngày càng thông minh hơn. Theo BS Lê Thế Anh, AI cũng làm thay đổi tư duy, trước đây, người ta cho rằng dữ liệu là để lưu trữ, nghiên cứu nhưng giờ đây dữ liệu là để tạo ra các thuật toán nhằm hỗ trợ chẩn đoán "nhanh như chớp", chính xác và những công cụ giúp việc điều trị phức tạp trở nên thuận lợi hơn và ít mất sức nhân viên y tế nhất.
Ngành chăm sóc sức khỏe thay đổi mạnh mẽ sau Covid-19
Đồng quan điểm, PGS. TS. BS Nguyễn Huy Thắng, Phó chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam đã đề cập đến lợi ích của trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý nhồi máu não với công nghệ RAPID. Các hình ảnh CT hoặc MRI được chụp khi đưa vào phần mềm RAPID để tính toán và xử lý rất nhanh, chỉ mất khoảng 30 giây - 2 phút và được gửi ngay kết quả về hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh (PACS) của bệnh viện hoặc gửi trực tiếp đến điện thoại di động hoặc máy tính của các bác sĩ. Dựa vào kết quả này, các bác sĩ sẽ ra quyết định can thiệp lấy huyết khối cơ học để điều trị cho người bệnh. Đây là bước đột phá lớn vì mở rộng thời gian vàng để cứu não lên đến 24h thay vì chỉ vài tiếng như các phương pháp thông thường. Điều này cũng đồng nghĩa sẽ giảm thiểu được di chứng sau đó cũng như cứu sống được nhiều bệnh nhân hơn.
Tiêu chuẩn hóa đến từng chi tiết, lĩnh vực
Tại hội nghị, các chuyên gia y tế và nhà khoa học cũng cho rằng không chỉ có Covid-19 mà tương lai, các dịch bệnh, thảm họa khác vẫn có thể diễn ra. Đã đến lúc cần nhìn nhận lại khả năng tổ chức, hoạt động, quản lý, phối hợp, ứng phó trên nhiều lĩnh vực của các đơn vị, cơ sở y tế. Vì thế, giai đoạn hậu Covid - 19, việc tiếp tục chuẩn hóa quy trình, ở tất cả các chuyên khoa để nâng cao năng lực chăm sóc y tế, giảm thiểu rủi ro, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người bệnh và thân nhân "ở từng điểm chạm" cũng là một thách thức. Trong đó, JCI - một trong những chuẩn đánh giá, thẩm định chất lượng khắt khe bậc nhất của Mỹ và thế giới với hàng trăm tiêu chuẩn, quy trình và trên một ngàn yếu tố đo lường chi tiết để đảm bảo chăm sóc bệnh nhân tốt và an toàn nhất là mục tiêu hướng đến của không ít cơ sở, hệ thống y tế công lẫn tư tại Việt Nam.
" alt=""/>Ngành chăm sóc sức khỏe thay đổi mạnh mẽ sau CovidTheo Cancerhealercenter, bạn không thể thay đổi thói quen ăn uống của mình trong chớp mắt. Vì vậy, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ và tăng dần lên. Không có loại trái cây hay rau cụ thể nào có thể giúp ngăn ngừa ung thư, nên một chế độ ăn uống cân bằng được khuyến khích. Tiêu thụ nhiều loại thực phẩm nhiều màu sắc là cách tốt nhất. Thực phẩm tăng cường miễn dịch có nguồn gốc từ thực vật và có chỉ số dinh dưỡng cao. Chúng cũng bảo vệ cơ thể chống lại các tế bào ung thư.
Dưới đây được liệt kê là một số lời khuyên về chế độ ăn uống phòng chống ung thư:
- Ung thư phổi và dạ dày - Tập trung vào chế độ ăn nhiều trái cây.
- Ung thư thanh quản, họng, miệng và phổi - Ăn các loại rau có hàm lượng carotenoid cao như bí, cải bruxen và cà rốt.
- Ung thư thực quản và dạ dày - Ăn rau không tinh bột ví dụ- rau bina, đậu, bông cải xanh…
- Ung thư thực quản - Thực phẩm giàu vitamin C như đậu Hà Lan, quả mọng, rau lá xanh đậm, cam, ớt chuông.
- Ung thư tuyến tiền liệt - Thực phẩm giàu lycopene như dưa hấu, ổi, cà chua…
Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư.
Dưới đây là những thực phẩm gây ung thư mà bạn phải tránh tiêu thụ thường xuyên để sống một cuộc sống khỏe mạnh như thịt đã qua chế biến, thịt đỏ, soda…
" alt=""/>Ăn gì để phòng ung thư?