Đỗ Mỹ Linh trong một sự kiện hồi tháng 11/2023 (Ảnh: Facebook nhân vật).
Tết Giáp Thìn là năm thứ 2 Đỗ Mỹ Linh đón Tết cùng nhà chồng. Trước đó, hoa hậu sinh năm 1996 từng thừa nhận bản thân bỡ ngỡ khi bắt đầu cuộc sống làm dâu, phải học hỏi nhiều ở mẹ chồng và mọi người.
Cô nói bí quyết để giữ cuộc sống yên ấm là sống chân thật, vui vẻ và yêu thương mọi người trong nhà bằng cả trái tim. Ngày Tết, Đỗ Mỹ Linh vào bếp cùng mẹ chồng để học cách nấu ăn, học hỏi việc sắm Tết, phụ giúp trang trí nhà cửa...
Vì sống chung cùng bố mẹ và bà nội chồng nên gia đình Đỗ Mỹ Linh luôn đông đúc, vui vẻ. Đêm 30 Tết, gia đình cô tụ họp đầy đủ, chờ giao thừa và lì xì nhau. Các ngày đầu năm, vợ chồng cô dành thời gian cho người thân, đi chúc Tết hai bên gia đình.
Hoa hậu 9X bên ông xã Đỗ Vinh Quang (Ảnh: Facebook nhân vật).
Tăng Thanh Hà
Sau khi kết hôn, Tăng Thanh Hà sinh cho ông xã Louis Nguyễn 3 người con và dành nhiều thời gian bên gia đình, ít hoạt động nghệ thuật.
Mỗi dịp Tết, Tăng Thanh Hà kín tiếng, ít chia sẻ hình ảnh gia đình. Tuy nhiên, cô đặc biệt hào hứng khoe với khán giả sở thích tự tay trang trí nhà cửa. Người đẹp đầu tư nhiều công sức để không trùng ý tưởng năm cũ, thường trang hoàng hoa tươi, cây cảnh nhiều màu sắc, làm mới không gian tổ ấm của mình.
Tăng Thanh Hà nổi tiếng là người đẹp đảm đang, khéo vun vén gia đình (Ảnh: Facebook nhân vật).
Cận Tết Nguyên đán 2024, cô khoe với người hâm mộ bộ phụ kiện trang trí Tết gồm những chiếc quạt đỏ rực rỡ, hoa giả mang gam màu đỏ - cam - vàng cùng cành lựu tô điểm.
Tăng Thanh Hà cũng nổi tiếng là người đẹp đam mê chuyện bếp núc. Ngày đầu năm mới, cô thường chuẩn bị những món ăn truyền thống mang hương vị Tết cổ truyền như nem rán, thịt kho tàu, trứng bách thảo, dưa muối, bánh tét...
Dù bận rộn nhưng nữ diễn viên luôn dành thời gian nấu ăn, trang trí nhà cửa đón Tết (Ảnh: Chụp màn hình).
Nữ diễn viên và ông xã Louis Nguyễn cũng giữ thói quen diện áo dài truyền thống chụp ảnh mỗi dịp Tết đến xuân về. Các kiểu áo dài được "ngọc nữ màn ảnh Việt" lựa chọn luôn thay đổi đa dạng qua từng năm nhưng vẫn giữ vẻ thanh lịch, sang trọng.
Vợ chồng Tăng Thanh Hà thường tay trong tay chụp ảnh ở góc nhà, khoảng sân quen thuộc và chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc lên mạng xã hội trong những ngày Tết.
Tăng Thanh Hà giữ thói quen mặc áo dài chụp ảnh cùng chồng mỗi dịp Tết đến xuân về (Ảnh: Facebook nhân vật).
Lan Khuê
Sau thời gian vắng bóng showbiz để chăm lo tổ ấm, từ năm 2023, Lan Khuê dần trở lại hoạt động nghệ thuật và xuất hiện ở nhiều vai trò.
Cuộc sống hôn nhân của cô bên doanh nhân John Tuấn Nguyễn cũng nhận được sự quan tâm từ khán giả. Hiện Lan Khuê và chồng con ở trong căn biệt thự sang trọng với các thành viên trong gia đình chồng.
Lan Khuê có tổ ấm viên mãn (Ảnh: Facebook nhân vật).
Làm "dâu hào môn", có điều kiện khá giả nhưng Lan Khuê luôn trân trọng các giá trị truyền thống. Những ngày cận Tết, siêu mẫu dành thời gian trang hoàng nhà cửa bằng cây cảnh, hoa tươi, các loại dây treo đủ màu sắc.
Cô và gia đình chồng thường tổ chức gói bánh chưng, bánh tét ở khuôn viên biệt thự. Chân dài cũng hướng dẫn con trai Connor gói bánh để hiểu hơn về văn hóa, nét đẹp truyền thống.
Siêu mẫu hướng dẫn con trai gói bánh tét (Ảnh: Facebook nhân vật).
Lan Khuê từng cho biết việc cả gia đình sum vầy gói bánh chưng, bánh tét là nét đẹp mà cô luôn hào hứng tìm kiếm vào những ngày cận Tết.
"Tôi luôn quan niệm rằng, dù là người hiện đại hay là người có lối sống cổ điển thì mình cũng nên tôn trọng những điều thuộc về truyền thống. Mỗi người sẽ có một cách đón Tết khác nhau, bản thân tôi thì vẫn thích đón Tết theo cách cổ truyền nhất, với những phong tục tập quán truyền thống nhất", Lan Khuê cho biết.
Đàm Thu Trang
Đàm Thu Trang và "đại gia phố núi" Cường "Đô La" khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi hôn nhân viên mãn sau 5 năm về chung nhà. Cặp đôi có 2 nhóc tỳ, thường xuyên chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc trên mạng xã hội.
Cường "Đô La" và Đàm Thu Trang trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão (Ảnh: Facebook nhân vật).
Mỗi dịp Tết Nguyên đán, Đàm Thu Trang và Cường "Đô La" thường đầu tư trang trí nhà cửa và nổi tiếng về độ "chịu chi". Hằng năm, vợ chồng doanh nhân phố núi chưng nhiều loại hoa, từ hoa đào, hoa mai, quất cảnh, đến tuyết mai... giúp không gian căn nhà ngập tràn sắc đỏ, vàng.
Những ngày cận Tết Giáp Thìn, Đàm Thu Trang dành trọn thời gian chăm lo việc nhà. Từ tuần đầu tháng Chạp, cô và ông xã đã bắt tay vào việc trang hoàng nhà cửa.
Đàm Thu Trang chuẩn bị các món đồ thủ công như câu đối đỏ, đèn lồng, quạt giấy... để trang trí biệt thự đón năm mới. Vợ chồng chân dài 8X cũng chọn nhiều mẫu tiểu cảnh, đèn nháy để giúp khoảng sân trước nhà thêm lung linh.
Đàm Thu Trang tự tay trang trí nhà cửa đón Tết Giáp Thìn (Ảnh: Facebook nhân vật).
Cựu người mẫu sắm đồ Tết đáng yêu cho 2 bé Suchin và Sutin (Ảnh: Facebook nhân vật).
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Dâu hào môn ngày Tết Giáp Thìn: Đỗ Mỹ Linh bỡ ngỡ bên mẹ chồng, Hà Tăng đảm đangHuyện Thái Thụy hiện có 376 tàu thuyền KTTS có chiều dài từ 6m trở lên đã được đăng ký và nhập vào phần mềm dữ liệu tàu cá quốc gia VnFishbase, 100% tàu cá đã được sơn cabin, kẻ biển số theo quy định.
Nhiều ngư dân đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại như hệ thống định vị vệ tinh GPS, thiết bị giám sát hành trình, máy dò cá...
Một số ngư dân từ đánh bắt thủy sản truyền thống nay đã quen với sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử (eCDTVN), báo cáo vị trí đánh bắt qua hệ thống giám sát hành trình, truy xuất nguồn gốc thủy sản, nhờ đó công tác quản lý dữ liệu tàu cá, chống khai thác IUU hiệu quả hơn.
Ông Đỗ Hữu Vận, thuyền trưởng tàu cá TB90339TS, xã Thụy Xuân cho biết: Từ khi tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tín hiệu được cập nhật vào đất liền 24/24 giờ.
Tất cả nhật ký khai thác đều được cập nhật trên hệ thống, tôi có thể dễ dàng kiểm tra trong ứng dụng trên điện thoại, từ đó có lộ trình khai thác hiệu quả.
Vừa qua, tôi được tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng phần mềm eCDTVN. Tôi thấy phần mềm này không quá phức tạp. Với ứng dụng này, tất cả thông tin, dữ liệu về tàu cá, thuyền thưởng và các thuyền viên, lao động trên thuyền... đều được cập nhật nhanh, chính xác, rất thuận lợi và hữu ích với ngư dân. Tôi và các chủ tàu ở địa phương sẽ cùng hỗ trợ nhau sử dụng phần mềm eCDTVN.
Cũng thực hiện chuyển đổi số trong KTTS, anh Trịnh Quang Vinh, thuyền trưởng tàu cá TB90215TS và TB90216TS ứng dụng phần mềm kiểm soát tàu cá để thuận tiện làm thủ tục hành chính khi ra, vào cảng cá, đăng ký, đăng kiểm tàu cá.
Anh chia sẻ: Tàu của tôi neo đậu ở cảng cá Tân Sơn, được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Diêm Điền hướng dẫn sử dụng trang web: kiemsoattauca.com.vn.
Tôi đã có tài khoản đăng nhập, có mã quét QR. Bất cứ lúc nào khi tàu cập bến hay xuất bến, tôi chỉ cần sử dụng phần mềm thông qua ứng dụng di động. Thông qua phần mềm, tôi tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại trong giải quyết thủ tục hành chính.
Ông Phạm Văn Quảng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Diêm Điền cho biết: Địa phương có 144 tàu cá, trong đó 70 tàu có chiều dài trên 15m.
Chính quyền địa phương đã số hóa công tác quản lý thông tin qua thành lập nhóm zalo với các chủ tàu cá trên địa bàn. Khi phát hiện tàu cá nào vượt ranh giới đánh bắt qua vùng biển nước ngoài hay mất kết nối hành trình, gặp khó khăn, sự cố khi đi biển, nhóm sẽ thông báo ngay cho nhau để kịp thời khắc phục và giúp đỡ.
Từ đó, công tác quản lý tàu cá theo quy định được thuận lợi và nhanh chóng hơn trước. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức cho ngư dân tuân thủ các quy định của Luật Thủy sản và chống khai thác IUU; vận động ngư dân tham gia sử dụng phần mềm eCDTVN.
Thông qua hai ứng dụng phổ biến hiện nay là hệ thống phần mềm kiểm soát tàu cá và hệ thống giám sát hành trình tàu cá VMS được kỳ vọng góp phần minh bạch hóa thông tin, đẩy nhanh tiến trình gỡ “thẻ vàng” của EC.
Trung tá Trần Bình Trọng, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Diêm Điền chia sẻ: Triển khai thực hiện phần mềm kiểm soát tàu cá, cán bộ, chiến sĩ đã hướng dẫn 100% ngư dân sử dụng phần mềm. Đầu tiên phải ghi nhận hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính cho bà con ngư dân.
Ngoài ra, còn nâng cao chất lượng lưu trữ, giám sát tàu cá hoạt động KTTS trên các vùng biển (vùng bờ, vùng lộng và vùng khơi). Từ đầu năm 2024 đến nay, Đồn đã phối hợp với chính quyền xã Thụy Hải và thị trấn Diêm Điền xác minh, làm rõ 2 phương tiện vi phạm vùng biển nước ngoài.
Điển hình, trong tháng 4/2024, đơn vị đã phối hợp UBND thị trấn Diêm Điền xác minh, làm rõ phương tiện TB90269TS do ông Nguyễn Duy Anh là chủ tàu đã vượt ranh giới tại tọa độ 19047’49”N-107044’16E mất kết nối giám sát hành trình trên biển.
Ông Nguyễn Duy Anh đã cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng minh phương tiện TB90269TS vượt ranh giới do bất khả kháng, phương tiện bị cuốn chân vịt, gãy trục bánh lái và hỏng mô tơ tời nên tàu phải thả trôi, thủy triều lên xuống mạnh nên tàu bị trôi qua ranh giới gần 1 hải lý.
Ông Bùi Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện Thái Thụy, đơn vị quản lý bến cá Tân Sơn cho biết: Số hóa trong quản lý và KTTS, chúng tôi đã lập nhóm zalo gồm tổ quản lý cảng và tất cả chủ tàu thuyền trên địa bàn huyện để tuyên truyền và hướng dẫn sử dụng phần mềm eCDTVN, nhật ký khai thác điện tử, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng ngư dân và lực lượng chức năng vẫn nỗ lực triển khai, quyết tâm thực hiện, góp phần phát triển ngành thủy sản bền vững.
Thời gian tới, Trung tâm chỉ đạo tổ quản lý cảng, bến cá thu nhật ký báo cáo khai thác, giám sát toàn bộ sản lượng KTTS, nhập dữ liệu sản lượng vào phần mềm theo quy định; bảo đảm tất cả các tàu cá neo đậu trong khu vực cảng cá phải có dữ liệu đã qua kiểm soát; phối hợp với các đồn biên phòng tuyên truyền ứng dụng chuyển đổi số trong KTTS, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến, kiên quyết không để tàu cá không đủ điều kiện xuất bến hoạt động ở vùng biển theo quy định.
TheoNguyễn Thắm (Báo Thái Bình)
" alt=""/>Thái Thụy: Chuyển đổi số trong quản lý và khai thác thủy sản![]() |
Biên chế và tiền lương giáo viên đang là vấn đề được quan tâm. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Về việc rà soát, sửa đổi các văn bản quy định theo thẩm quyền của Bộ GD-ĐT liên quan đến việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương giáo viên, Phó Thủ tướng yêu cầu: Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan khẩn trương, rà soát để sửa đổi các Thông tư số: 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ GD-ĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, trong các trường tiểu học công lập, các trường trung học cơ sở công lập, các trường trung học phổ thông công lập cho phù hợp với các quy định tại Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm công bằng; không có sự chênh lệch quá lớn về chức trách, nhiệm vụ giữa các hạng chức danh nghề nghiệp, nhất là về tiêu chuẩn đạo đức.
Về biên chế đội ngũ giáo viên, Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính rà soát biên chế đội ngũ giáo viên, xây dựng và đề xuất lộ trình sắp xếp, tinh giản biên chế phù hợp với yêu cầu thực tiễn và bảo đảm nguyên tắc “ở đâu có học sinh thì phải có giáo viên”. Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.
![]() |
Tình trạng thiếu giáo viên theo thống kê của Bộ GD-ĐT vào tháng 8/2021 |
Về giải quyết một số vấn đề còn tồn tại về giáo viên hợp đồng, giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính rà soát, đề xuất giải pháp phù hợp đối với những trường hợp chưa chấm dứt hợp đồng lao động, đã có thời gian giảng dạy, cống hiến, trong đó lưu ý giải quyết số giáo viên này theo lộ trình, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Về thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, tiểu học thuộc thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông, Phó Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 8589/VPCP-KGVX ngày 24/11/2021 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến Đại biểu Quốc hội đối với việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Thu Hằng
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết Bộ đang nghiên cứu sửa các thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo hướng có lợi nhất cho giáo viên.
" alt=""/>Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về các vấn đề bổ nhiệm, xếp lương giáo viên