Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, cho hay sự kiện Prime Day năm ngoái các mặt hàng “made in Vietnam” nhận được nhiều phản hồi tích cực, nhất là các sản phẩm trang trí nhà cửa. Năm nay, sự kiện tiếp tục là cơ hội để quảng bá sản phẩm Việt Nam ra khách hàng toàn thế giới.
Đội ngũ Amazon tại Việt Nam cho biết sẽ thực hiện các chương trình đào tạo nhằm giúp doanh nghiệp trong nước sẵn sàng và tận dụng lợi thế trong ngày Prime Day, cụ thể về cách tạo và quản lý các ưu đãi và khuyến mãi, cách sử dụng công cụ quảng cáo để đạt được thành công khi triển khai chiến dịch.
Trên Amazon, ngoài các mặt hàng do hãng này cung cấp còn có hàng hoá từ các nhà bán từ toàn cầu. Năm 2021, sự kiện Prime Day kéo dài hai ngày đánh dấu sự kiện lớn nhất từ trước đến nay cho các doanh nghiệp bên thứ ba hoạt động trên Amazon, với mức tăng trưởng thậm chí vượt mảng kinh doanh bán lẻ của Amazon.
Trên toàn cầu, hơn 250 triệu sản phẩm, trong đó có các sản phẩm Made-in-Vietnam, được bán ra cho các thành viên Prime trong sự kiện Prime Day 2021. Trong đó, các ngành hàng bán chạy nhất bao gồm dụng cụ, làm đẹp, dinh dưỡng, chăm sóc trẻ em, đồ điện gồm các thiết bị Amazon, quần áo và sản phẩm gia dụng.
Prime Day năm ngoái, hơn 67.000 sản phẩm của các nhà bán tại Việt Nam được bán ra trong 2 ngày. Trong đó, các sản phẩm trang trí nhà cửa được ghi nhận bán chạy nhất trong loạt sản phẩm Made in Vietnam được tiêu thụ.
Trả lời ICTnews trước đây về khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với các nước khác trên toàn cầu, ông Gijae Seong thừa nhận năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước không thể so sánh với một số nước tiên tiến về các loại hàng có hàm lượng công nghệ cao, ví dụ hàng điện tử. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt có thế mạnh về hàng thủ công, nội thất, đồ nhà bếp, đồ gốm, mây tre đan…
Ngoài việc phải bảo đảm chất lượng, ông Gijae Seong khẳng định các doanh nghiệp Việt cần nắm những quy tắc cạnh tranh toàn cầu trên thương mại điện tử.
Chẳng hạn, phải kể các câu chuyện riêng về sản phẩm của mình sao cho thu hút so với các đối thủ khác trên sàn. Khách hàng toàn cầu hiện nay chú trọng về câu chuyện đằng sau mỗi sản phẩm, do chất lượng hàng hoá đã ngang nhau giữa nhiều nhà bán.
Song song đó, cần chú trọng phản hồi của khách hàng về sản phẩm để trả lời kịp thời, giúp người mua thấy được sự nhiệt tình từ nhà bán. Việc lắng nghe phản hồi trên sàn cũng giúp doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu để được khách hàng toàn cầu biết đến nhiều hơn.
Hải Đăng
Mỗi phút có 14 sản phẩm Made in Vietnam được bán trên Amazon. Sản phẩm nào bán chạy? Doanh nghiệp Việt làm gì để cạnh tranh trên sàn này?
" alt=""/>Cơ hội cho hàng Việt trong sự kiện mua sắm lớn nhất sắp tới của AmazonTrong một thông báo ngắn gọn đăng tải trên website chính thức vào ngày 26/4, công ty có trụ sở tại Thẩm Quyến nói rằng quyết định được đưa ra sau khi họ đánh giá nội bộ về “yêu cầu tuân thủ trong các khu vực pháp lý khác nhau”.
DJI hiện là công ty sản xuất drone hàng đầu thế giới, chịu sự giám sát chặt chẽ sau khi xuất hiện cáo buộc sản phẩm của họ được sử dụng bởi quân đội Nga ở chiến trường Ukraine. Tuần trước, DJI đưa ra thông cáo khẳng định sản phẩm của công ty được thiết kế nhằm “cải thiện cuộc sống của con người” và “chỉ dùng cho mục đích dân dụng”.
“Quyết định này được thúc đẩy bởi các lệnh trừng phạt thứ cấp tại các thị trường khác, chủ yếu tại EU”, Igor Denisov, nghiên cứu viên cấp cao của Viện nghiên cứu quốc tế Đại học MGIMO của Nga, cho biết.
“Rõ ràng đây không phải một cuộc rút lui hoàn toàn khỏi thị trường Nga và Ukraine, mà chỉ là sự tạm ngừng hoạt động khi xung đột giữa hai bên đang vào giai đoạn nóng bỏng. Động thái này có thể kích hoạt quyết định tương tự của những công ty Trung Quốc khác đang kinh doanh các thiết bị lưỡng dụng”, Denisov phân tích.
Theo Forbes Nga, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc, Huawei Technologies cũng chuẩn bị rút khỏi Nga với việc cắt giảm nhân sự địa phương và dừng ký hợp đồng mới với các nhà khai thác. Huawei đang nằm trong danh sách cấm vận của Mỹ và từ chối đưa ra bình luận về thông tin trên. Tháng trước, chủ tịch luân phiên Guo Ping của tập đoàn nói rằng họ đang đánh giá chính sách tại các thị trường khác nhau.
Không như các đồng nghiệp phương Tây, phần lớn doanh nghiệp Trung Quốc giữ im lặng khi được hỏi về hoạt động tại Nga.
Người phát ngôn DJI cho biết việc công ty tạm ngừng hoạt động tại Nga và Ukraine “không phải là lập trường về bất cứ quốc gia nào, mà là thông báo theo nguyên tắc của công ty”.
Đầu tháng 3, Phó Thủ tướng Ukraine Mykhailo Federov nói rằng quân đội Nga đang “sử dụng các sản phẩm của DJI dẫn đường cho tên lửa”, trong khi DJI khẳng định công ty không thể vô hiệu hoá những drone riêng lẻ. Cuối tháng 3, DJI phủ nhận cáo buộc hỗ trợ lực lượng quân sự của Nga sau khi MediaMarkt, nhà bán lẻ thiết bị điện tử lớn nhất châu Âu, cho thu hồi các sản phẩm của công ty Trung Quốc khỏi hệ thống cửa hàng.
Trong một tuyên bố đưa ra tuần trước, DJI cho biết họ “không tiếp thị hoặc kinh doanh những sản phẩm dùng cho mục đích quân sự” và “kịch liệt phản đối các hành vi gắn vũ khí lên sản phẩm của công ty”.
Theo Drone Analyst, DJI từng chiếm tới 70% thị phần thị trường drone dân sự, trước khi giảm xuống chỉ còn 54% vào năm 2021, một phần do các lệnh cấm vận của Mỹ.
Vinh Ngô (Theo SCMP)
DJI bác bỏ cáo buộc quân đội Nga triển khai máy bay không người lái (drone) của hãng cho hoạt động quân sự tại Ukraine sau khi một nhà bán lẻ Đức gỡ bỏ các sản phẩm.
" alt=""/>Công ty công nghệ Trung Quốc đầu tiên dừng hoạt động tại Nga![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Bùi Anh Tuấn và Trung Quân cưới giả trên sân khấu. Clip: SoY