
Gạt nước mắt, bà Sáu cho biết, sau khi lấy chồng, bà lần lượt sinh được 3 người con trai. Bất hạnh giáng xuống khi con út Hoàng Văn Vươn (SN 1999) mắc bệnh viêm màng não khi mới 4 tháng tuổi, thường xuyên đi bệnh viện.
Sau một thời gian điều trị, bác sĩ thông báo bệnh của Vươn không thể chữa khỏi được, chấp nhận sống cả đời với những cơn co giật. Đằng đẵng 20 năm chăm sóc con, bà Sáu luôn căng thẳng, lo sợ "tử thần" sẽ cướp con đi bất cứ lúc nào.
"Nhờ chính quyền địa phương tạo điều kiện, Vươn được hưởng chế độ trợ cấp cho người khuyết tật hàng tháng. Nhưng tiền thuốc của cháu tốn đến 2 triệu đồng/tháng, chẳng đủ chi trả", bà Sáu buồn bã.
Không những vậy, tinh thần của Vươn ngày càng bất ổn. Em thường xuyên vô cớ nổi nóng với các thành viên trong nhà, không kiểm soát được cảm xúc cũng như hành động của mình. Bà Sáu đành chấp nhận ở nhà trông cơn, sợ xảy ra chuyện chẳng may.
“Tôi không dám rời mắt khỏi con vì sợ con đi phá phách làng xóm hoặc có thể vô cớ đánh người ngoài đường. Bệnh tâm thần thực sự rất khó nói trước chuyện gì, chưa kể nếu không canh chừng, lúc con co giật sẽ nguy hiểm đến tính mạng", bà nói.
Cuộc sống chưa khi nào hết khó khăn thì cách đây 2 năm, do biến chứng tiểu đường dẫn đến suy gan, thận, chồng bà Sáu qua đời, để lại gánh nặng cho người vợ. Con trai lớn vừa lập gia đình, vợ lại mắc bệnh tuyến giáp nên gia cảnh lâm vào túng quẫn, chẳng thể phụ giúp được nhiều cho mẹ.
Đúng lúc gia đình bí bách, bà Sáu đi khám sức khoẻ thì ngã khuỵu khi bác sĩ cho biết mình mắc bệnh ung thư. Thời điểm phát hiện, khối u đã phát triển, bà buộc phải nhập viện điều trị hoá chất. Một mình bà chật vật chống chọi với những nỗi đau đớn, mệt nhọc nơi bệnh viện. Có lúc không gượng dậy nổi, bà đành nhờ người xung quanh mua giúp chút cháo cầm hơi.
Ngoài ra, do không có tiền, bà Sáu đã bán hết đồ đạc trong nhà, vay mượn hơn 110 triệu đồng xoay xở chi phí chữa bệnh. Sau thời gian dùng thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm theo phác đồ, số tiền đó đã gần như cạn kiệt. Giờ đây, mỗi ngày ở bệnh viện, bà Sáu đều cố gắng đi xin cơm từ thiện, chắt chiu từng đồng để mua thuốc.
“Nhiều lúc tôi nghĩ quẩn, muốn bỏ về nhà hẳn rồi ra sao thì ra. Nhưng nghĩ tới thằng Vươn, tôi lại chẳng đành. Nếu mình có mệnh hệ gì, lấy ai chăm sóc con", bà rưng rưng.
Ông Nông Văn Khiêm, Trưởng thôn 5 chia sẻ: Bà Nông Thị Sáu có hoàn cảnh hết sức bi đát. Con ốm đau từ nhỏ, chồng qua đời, nay bà lại mắc bệnh hiểm nghèo, gia cảnh khó khăn. Rất mong các nhà hảo tâm biết được, giúp đỡ để bà vượt qua bệnh tật.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bà Nông Thị Sáu, thôn 5, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. SĐT: 038 6442415. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2023.320 (bà Nông Thị Sáu) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản:114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |
" alt=""/>Mắc bệnh ung thư vú, goá phụ nghèo canh cánh nỗi lo con trai tâm thần
Sáng ngày 10/4, Viettel khai trương trung tâm dữ liệu tại Hoà Lạc, đây là trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam. Với quy mô 21.000 m2, 2400 rack và có công suất tiêu thụ điện là 30 MW, trung tâm dữ liệu tại Hòa Lạc của Viettel lớn gấp 2 lần trung tâm dữ liệu lớn nhất đang được khai thác tại Việt Nam. Trung tâm này được thiết kế và triển khai đảm bảo an toàn vật lý 5 lớp, đây là mức cao nhất hiện nay.
Ông Nguyễn Mạnh Tùng, Trưởng ban dự án Trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc cho biết, tất cả các trung tâm dữ liệu của Viettel được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế TIA 942.
Theo ông Tùng, đây là trung tâm dữ liệu xanh và để đáp ứng tiêu chuẩn xanh, bắt buộc phải dùng hệ thống chiller giải nhiệt nước, đây là công nghệ mới nhất vì giải nhiệt nước sẽ tối ưu hơn và hiệu suất cao hơn giải nhiệt gió. Ngoài ra, Viettel chọn những thiết bị sản xuất mới nhất hiện nay là công nghệ đệm từ, chân không, để giảm thiểu mức tiêu thụ điện năng của thiết bị chiller.
Tại trung tâm dữ liệu này có thể kết nối với tất cả các nước và 5 tuyến cáp quang biển, với 5 hướng khác nhau nên luôn đảm bảo dự phòng. Toàn bộ việc vận hành của trung tâm dữ liệu đều được giám sát và hỗ trợ 24/7 từ xa.
Nguồn vốn xây dựng trung tâm dữ liệu của Viettel sử dụng nguồn vốn xanh của ngân hàng HSBC. Để sử dụng nguồn vốn xanh, đơn vị này phải chứng minh những hoạt động về trung tâm dữ liệu phải đạt các chỉ số xanh. Viettel cam kết phát triển xanh và tham gia các nhà cung cấp xanh, cam kết Zero về rác thải carbon.
Chia sẻ về DC mới, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Viettel IDC cho biết, phát triển trung tâm dữ liệu là xu hướng rất mạnh ở Việt Nam để thúc đẩy chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và doanh nghiệp số. Thị trường trung tâm dữ liệu trên thế giới tiến tới năm 2030 đang phát triển với mức khoảng 7-8%/năm. Tại châu Á - Thái Bình Dương, dự báo sẽ tăng khoảng 18-19%/năm cho đến năm 2030.
Tại Việt Nam, thị trường trung tâm dữ liệu tăng trưởng khoảng 14%, gấp đôi so với thế giới. Mặc dù tăng trưởng mạnh, nhưng Việt Nam vẫn ở nhóm sau so với khu vực, cụ thể sau Singapore, Malaysia, Indonesia và ngang hàng với Thái Lan, trong khi Philippines ở tốp cuối.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có 28 trung tâm dữ liệu, gần bằng Thái Lan, nhưng bằng khoảng một nửa của Malaysia, nên nhu cầu phát triển trung tâm dữ liệu của Việt Nam đang ở mức cấp thiết.
Ông Nam cho biết thêm, khi Viettel khánh thành trung tâm dữ liệu này, cũng thay đổi vị trí của Việt Nam về trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên, nếu so với các trung tâm dữ liệu trên thế giới của các Big Tech, trung tâm dữ liệu Viettel vẫn ở mức trung bình.
Dự kiến, trong vòng 2 năm tới, trung tâm dữ liệu mới của Viettel sẽ lấp đầy khoảng trên 70% dung lượng. Trong khi đó, theo kinh nghiệm trên thế giới khi trung tâm dữ liệu đạt 60% dung lượng, doanh nghiệp đã phải tính đến đầu tư trung tâm mới. Viettel dự kiến sẽ đầu tư 24 trung tâm dữ liệu đáp ứng khoảng 5.000 khách hàng và công suất tiêu thụ điện là 560 MW.
Hiện các nhà mạng vẫn đầu tư cho các trung tâm dữ liệu theo tín hiệu của thị trường, ví dụ như nhu cầu khách hàng, vị trí địa lý, thuận tiện về năng lượng, giao thông, thiên tai, kết nối… để mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư. “Lưu trữ bền vững, chuẩn dữ liệu ngày càng tăng, nhưng phải giảm thiểu tác động môi trường, năng lượng… Viettel nhìn thấy cơ hội nên đầu tư để đảm bảo dữ liệu quốc gia. Viettel nhìn thấy tiềm năng của dữ liệu khi mạng 5G chính thức cung cấp dịch vụ”, ông Lê Hoài Nam nói.
" alt=""/>Viettel khai trương Trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt NamNgoài ông Ngọc, 3 người khác cũng mới bị bắt giam, gồm: Lê Quang Vinh - Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Phú Quý; Huỳnh Lương Thiện - chuyên viên Phòng Đầu tư và Quy hoạch xây dựng thuộc Văn phòng UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam và Trương Văn Ri - nguyên Phó tổng giám đốc Công ty CP Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam kiêm Giám đốc chi nhánh công ty tại Bình Thuận.
"Biến" sân golf thành dự án khu đô thị
Dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết nằm trên diện tích hơn 62ha, tiền thân là sân golf Phan Thiết, tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết.
Dự án có vị trí đắc địa, tiếp giáp bãi biển Đồi Dương cùng 2 trục đường lớn Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng.
Trước đây, dự án sân golf Phan Thiết do Công ty Regent Internationnal Overseas Corp (vốn 100% nước ngoài) làm chủ đầu tư, được Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp phép vào tháng 7/1993, đi vào hoạt động từ năm 1997.
Tháng 11/2013, UBND tỉnh Bình Thuận cho chuyển nhượng vốn tại dự án, chủ đầu tư mới là Công ty cổ phần Rạng Đông, với mục tiêu xây dựng và kinh doanh sân golf đạt chuẩn quốc tế và công trình phục vụ kèm theo.
Sau đó, Công ty cổ phần Rạng Đông có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận cho chuyển đổi đất sân golf sang đất ở đô thị để đầu tư xây dựng và kinh doanh biệt thự, nhà vườn, nhà phố, nhà cao tầng với các công trình hạ tầng phụ trợ.
Tháng 3/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận thống nhất đề nghị trên.
![]() | ![]() |
Đến tháng 3/2015, UBND tỉnh Bình Thuận chứng nhận thay đổi lần thứ 6, với việc điều chỉnh nội dung từ đất sân golf sang khu đô thị biển Phan Thiết, do Công ty cổ phần Rạng Đông làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên sau đó, một số cán bộ hưu trí, công dân có đơn tố cáo cho rằng, dự án có nhiều dấu hiệu sai phạm như: xác định giá đất thấp gây thiệt hại ngân sách, không bố trí 20% quỹ đất phát triển nhà ở xã hội… Từ đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã vào cuộc xác minh theo nguồn tin tố giác tội phạm.
Tháng 8/2021, vụ "sân golf Phan Thiết thành khu đô thị" tại Bình Thuận được Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng đưa vào diện theo dõi sau khi phát hiện dấu hiệu vi phạm.
Đây cũng là một trong 9 dự án "đất vàng" tại Bình Thuận mà Bộ Công an đang tiến hành xác minh, điều tra theo đơn tố giác tội phạm của công dân địa phương.
Liên quan dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, tháng 4 vừa qua, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Tiến Phương - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Cùng tội danh, ngoài ông Phương, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 11 người khác gồm: Xà Dương Thắng - nguyên Giám đốc Sở Xây dựng, nguyên Bí thư Huyện ủy Bắc Bình; Đỗ Ngọc Điệp - nguyên Chủ tịch UBND TP Phan Thiết; Hồ Như Hải - nguyên Phó giám đốc Công ty CP Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam, Chi nhánh Bình Thuận; Lê Anh Huy - nguyên Trưởng phòng Hành chính tổng hợp thuộc Chi cục Quản lý đất đai; Nguyễn Văn Phong - nguyên Phó giám đốc Sở Tài chính, nguyên Thường trực Hội đồng thẩm định giá đất, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hồ Lâm - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Lê Nguyễn Thanh Danh - nguyên Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Thanh Cho - nguyên Chi cục trưởng Quản lý đất đai; Lê Nam Hưng - nguyên Phó chi cục trưởng Quản lý đất đai; Phạm Duy Cường - nguyên Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Kinh tế đất, Chi cục Quản lý đất đai, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Phan Thiết. Riêng ông Nguyễn Xuân Phong - nguyên Phó Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bình Thuận - bị khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú. Trong 12 bị can trên, có 6 bị can gồm: Nguyễn Văn Phong, Hồ Lâm, Lê Nguyễn Thanh Danh, Nguyễn Thanh Cho, Lê Nam Hưng và Phạm Duy Cường đang chấp hành án phạt tù trong vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2, tỉnh Bình Thuận. " alt=""/>Cận cảnh dự án khu đô thị du lịch biển khiến loạt cựu lãnh đạo Bình Thuận bị bắt
|