Uống 1 tháng tăng 4kg
Những ngày qua, trên trang facebook, một bà mẹ trẻ đã chia sẻvề môt loại thuốc tăng cân thần tốc giúp chị em phụ nữ có thân hình mảnh mai cóthể cải thiện được vóc dáng. Điều đặc biệt là chỉ cần uống 1 tháng có thể tăng4kg.
Giá của đơn thuốc trên giao động từ 155-220 nghìn. Tên cácloại thuốc lần lượt là cinnarizin, amkazym, stoguard, cyprtin.
![]() |
Loại thuốc tăng cân đang được nhiều chị em chia sẻ trên trang facebook. |
Điều đặc biệt ở chỗ, loại thuốc trên có đơn, có nguồn gốcnhưng tên của đơn thuốc lại không phải là thuốc tăng cân mà là “rối loạn thầnkinh thực vật”.
Sau khi được chia sẻ, nhiều bà mẹ đã tỉnh táo phân tích thànhphần thuốc và không quên e dè việc sử dụng.
Thế nhưng bên cạnh đó cũng không ít bà mẹ đã sẵn sàng mangbản thân mình ra để làm chuột bạch, vội vàng hỏi cách để mua được loại thuốctrên. Thậm chí, nhiều bà mẹ còn ngây ngô đến mức hỏi “thuốc này có dùng để tăngcân cho trẻ em 10 tuổi được không nhỉ?” hay “Mình đang cho con bú thì có dùngđược không?”
Là người mách nước cũng khẳng định mình cũng sử dụng nhưngkhi các mẹ khác chất vấn, nickname chia sẻ thông tin cũng chỉ ậm ờ: “Mình khôngbiết, mình chỉ mua cho mình uống thôi, bạn mình cũng uống”. Sau đó như để thuyếtphục mọi người và chính bản thân mình, nicknamne chia sẻ thông tin còn đưa radẫn chứng: “Bạn mình sinh hai đứa xong gầy lắm, có được 35kg thôi. Ra viện khámbác sỹ kê cho đơn này, nó ăn khỏe, ngủ khỏe hơn, hay thèm ăn và thèm ngủ. Nó kểlà kiểu của nó thiếu chất do hấp thu nên bác sĩ kê đơn này”. Hay “Có một mẹtrong hội mình uống và tăng cân body mỡ màng rồi đấy, mấy năm rồi bạn ý cũngkhông bị gầy đi, không phải dạng tích nước nhé”. Kèm theo lời kêu gọi “Chia sẻcho mọi người đi, nhất là những mẹ đang khao khát tăng cân”.
Liều lượng dùng được ghi theo đơn là 6 viên/3 lần/ ngày. Theonhững thông tin phản hồi từ người dùng thuốc trên facebook, những vỉ thuốc nàykhông chỉ là “thần dược” tăng cân cho chị em mà còn có cả tác dụng giúp cơ thểkhỏe mạnh, ăn ngon ngủ tốt: “Đây là thuốc an thần và thuốc bổ thôi. Mẹ nào muốntăng cân có thể thử. Cô nhà mình uống thì ngủ ngon và ăn ngon nên cứ thế lên cânthôi…”, một mẹ có nickname Mỹ Thuận chia sẻ.
Đơn thuốc “thần dược” được bác sĩ kê hàng loạt?
Không chỉ xôn xao tranh luận thực hư tác dụng của thuốc,nhiều bà mẹ “thông thái” còn nhìn nét chữ và đơn thuốc để phán đoán ra tác giảcủa nó: “Mình đã bán rất nhiều đơn này. Chữ giống y thế này và cách trình bày.Đây là đơn thuốc của một ông bác sĩ đã về hưu ở Lạc Long Quân (Hà Nội – PV).Người dân ở quê mình kéo nhau đi khám bệnh rất nhiều”, chia sẻ của nickname NgânNguyễn. Thông tin trên ngay sau đó được Bồ Công Anh, thành viên cùng diễn đànkhẳng định “Ông bác sĩ D. ở Lạc Long Quân đây mà. Nhìn chữ là biết…”.
![]() |
Nhiều chị em phải rước hậu họa vì sử dụng thuốc tăng câm rởm. |
Bên cạnh tác dụng tăng cân bất ngờ của thuốc thì cách tư vấndùng thuốc, kê đơn cũng hết sức kỳ lạ. Theo như lời nickname Bồ Công Anh:“…Chẳng biết chuyên môn của ông ấy như thế nào. Thấy ai đến cũng bệnh này, đơnthuốc này. Em ở gần nhà ông ấy 3 năm, thấy cũng đông người đến khám. Bản thânnhà em cũng có người nhà uống, nhưng em để ý thấy hết thuốc lại về vị trí banđầu. Mà ai đến ông ý cũng phán bệnh “Rối loạn thần kinh thực vật”. Các triệuchứng ông ý kể thì ai cũng giống nhau, nhưng đa phần mọi người đều mắc phải cácchứng tương tự”.
Là người đã từng sử dụng đơn thuốc trên, một mẹ có tên nickVui Ve khẳng định: “Đích thị là thuốc của bác sĩ D. đây mà, nhưng uống nhiềukhông tốt nhé, vì thuốc này gây buồn ngủ. Đợt đó mình uống tăng 5 cân, suốt ngàybuồn ngủ thôi”. Cùng chung quan điểm không nên dùng loại thuốc trên để tăng cân,bạn Quỳnh Bãi Cháy chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Trước mình có uống đơn nàyrồi. Hầu như toàn thuốc của Ấn nên khá rẻ, có béo lên nhưng dừng là về 0. Trongđó có một loại thuốc chống dị ứng có tác dụng phụ tăng cân… có loại gây rối loạnchu kỳ kinh nguyệt, mình còn bị mất kinh 6 tháng khi dùng đơn này…”.
Trái ngược với lời khẳng định của các bà mẹ trong diễn đànrằng: “Cái này là do đơn thuốc ở phòng khám tư kê chứ có phải ở viện đâu…” hay“Loại này nhiều bà mẹ uống bị tác dụng phụ”, nickname tung tin khẳng định đơnthuốc trên là của bạn mua cho ở viện và không nhớ là viện gì. Được các mẹ khácphân tích, nickname này tỏ ra phân vân: “Nói thế mình phải xem lại, đang địnhtrưa nay uống. Đúng là thuốc uống vào người phải cẩn thận”. Nhưng lạ một điều,khi được hỏi mua thuốc ở đâu, làm sao để có được đơn thuốc đó thì người này vẫnnhiệt tình chỉ dẫn, thậm chí chẳng ngại ngần bảo với các mẹ muốn tìm mua thuốcrằng: “Bạn inbox (gửi tin nhắn-PV) cho mình tên, số điện thoại mình nhờ bạn mìnhmua hộ…”.
Hạnh Thúy - Minh Thùy
(Còn nữa)
Ngày 26/12, Công an quận Kiến An (Hải Phòng) cho biết đã tiếnhành thủ tục cần thiết điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết của cháu Nguyễn MinhNhật (SN 2013, ở tổ 16 phường Bắc Sơn, quận Kiến An) sau khi phẫu thuật dị tậttại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng.
Theo gia đình nạn nhân, cháu Nhật bị dị tật bẩm sinh dínhliền ngón út và áp út ở cả 2 bàn tay.
![]() |
Đại diện Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng thông báo vụ việc |
Trước đó, ngày 12/12, tại Ngoại chấn thương của Bệnh viện,cháu Nhật được các bác sĩ khoa thực hiện phẫu thuật tách thành công hai ngón út,áp út ở bàn tay phải.
Sáng ngày 25/12, sau khi được bệnh viện tiếp tục tiến hànhthủ thuật lần 2 để tách hai ngón tay áp út, ngón tay út của bàn tay trái, đếnchiều cùng ngày thì cháu Nhật tử vong.
Đại diện bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, BS Vũ Văn Ngọ, Trưởngphòng Tổng hợp cho biết, trước, trong và sau khi phẫu thuật lần hai, tình trạngsức khỏe của cháu Nhật bình thường, được đưa từ phòng hẫu phẫu về lại khoa Ngoạichấn thương, cháu đã uống được sữa.
Tuy nhiên, sau ít giờ, bé Nguyễn Minh Nhật có biến chuyển bấtngờ, thân nhiệt giảm, bị tím tái, có máu theo đường hậu môn ra ngoài…
Sau khi bệnh nhân Nguyễn Minh Nhật tử vong, BS Đỗ Xuân Toàn,PGĐ Bệnh viện cho biết đã đình chỉ lô thuốc dùng điều trị cho cháu Nhật. Cùngvới đó, bệnh viện sẽ tiến hành thành lập Hội đồng chuyên môn phối hợp cùng Phòngnghiệp vụ y, dược, Thanh tra sở Y tế TP Hải Phòng tìm hiểu nguyên nhân gây racái chết của cháu bé.
Cơ quan Công an đã tiến hành làm các thủ tục giám định pháp yđể xác định nguyên nhân cháu Nhật tử vong.
Q.Minh
Kết quả khảo sát thực tế mới đây do Sở VH-TT&DL Hà Nội công bố cho thấy thực trạng văn hóa ứng xử Hà Nội đang rất báo động. Cụ thể, bệnh viện là nơi “dẫn đầu” về chỉ số các hành vi ứng xử không phù hợp: trong số 6.000 bảng hỏi được phát ra, trên 90% số người được hỏi cho rằng bác sĩ, y tá, điều dưỡng, và người bệnh, người nhà của người bệnh có hành vi ứng xử không phù hợp. Điều này khiến Hà Nội phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho 6 nhóm đối tượng khác nhau, trong đó có bệnh viện.
Để có cái nhìn thấu đáo hơn về văn hóa ứng xử bệnh viện, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ, Tiến sĩ Trịnh Thắng - chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực y tế công cộng, giáo dục và phát triển xã hội.
Bác sĩ cũng là con người!
Là chuyên gia tư vấn, làm việc với nhiều tổ chức y tế, bệnh viện lớn nên tiến sĩ Trịnh Thắng hiểu rõ hơn ai hết áp lực của các y bác sĩ. “Các y bác sĩ cũng có thể bị stress”, TS Thắng nói. TS Thắng cho rằng, với hệ thống y tế quá tải như Việt Nam hiện nay, các y bác sĩ quay cuồng với công việc, phải tiếp quá nhiều người bệnh trong một ngày thì việc nhiều cán bộ y tế có những hành vi ứng xử không phù hợp là có thể hiểu được.
“Bác sĩ cũng là con người, cũng có lúc mệt mỏi. Hiểu được vậy, người bệnh và gia đình họ sẽ dễ thông cảm hơn về y bác sĩ”, TS Thắng nói.
Theo vị chuyên gia này, ngành y là ngành “đứng mũi chịu sào”, là ngành tiếp xúc trực tiếp với dân nên thường bị “để ý”. Không phủ nhận những hành vi ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận y bác sĩ, nhưng không nên vì thế mà đánh đồng lên án cả ngành y. Vì xã hội luôn có cái nhìn thiếu thiện cảm về y bác sĩ nên họ chỉ cần “có vấn đề” một chút là ngay lập tức bị lên án.
“Vẫn còn rất nhiều y bác sĩ có tâm, có tài. Tuy nhiên, người bệnh và gia đình họ lại đánh đồng tất cả các y bác sĩ đều xấu như nhau, điều đó khiến nhiều người có tâm có tài cũng ngại cố gắng vì cố gắng của họ không được nhìn nhận đúng". Vậy nên, điều cốt lõi là cả hai phía đều phải thay đổi nhận thức. Người bệnh hãy coi các cán bộ y tế là những người đứng mũi chịu sào, thì sẽ có cái nhìn thiện cảm với họ. Còn cán bộ y tế thì coi người bệnh như người nhà của mình thì sẽ ứng xử tận tình, chu đáo”, TS Thắng chia sẻ.
![]() |
Ts. Trịnh Thắng (cầm micro, đứng giữa) nói chuyện với y bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội về văn hóa ứng xử. |
Chữa bệnh cần tình người
“Nhân đây tôi kể một câu chuyện liên quan tới chăm sóc và tình thương. Gần nhà tôi có một ông già chơi cây cảnh. Ông này chơi rất điêu luyện, ai cũng biết là trình cao. Ông có một bà vợ, mọi người gọi là mụ vợ thì đúng hơn, nghĩa là “kinh lắm”. Thông thường những ông chơi cây cảnh thì vợ lại rất ghét cây cảnh. Những lúc ông ấy chơi cây cảnh là bà vợ lại chửi cây cảnh, có khi mắng luôn ông ấy. Có một lần ông ấy phải đi công tác một tuần vào trong miền Nam. Trước khi đi, ông ấy dặn bà vợ: Bà chửi tôi cũng được, bà ghét cây cũng được nhưng trong một tuần này, vì trời nóng bà phải tưới cho tôi ngần này gáo nước vào gốc cây, vào giờ này giờ nọ... Và ông ghi ra giấy đúng như vậy đưa cho bà.
Ở nhà bà vợ làm theo như lời dặn. Nhưng một tuần sau, ông về thì cây cảnh chết cả rồi. Bởi khi tưới cây cảnh, ông ấy nói chuyện với cây: cây thật tuyệt, mày chính là tao, giọt sương trên lá mày như nước mắt tao, rung động trên lá mày như hơi thở của tao, và ông vuốt ve chúng. Còn bà vợ thì vừa tưới vừa chửi: tiên sư nhà mày, vì ông nhà mày mà tao phải tưới mày. Vì thế cây tủi hổ, cảm thấy đau đớn, nên nó nghĩ thà chết đi còn hơn. Thế là chết một cách an bình. Câu chuyện này mọi người thấy có vẻ hơi bị phóng khoáng quá không. Thật hay là giả? Ai mà cố chấp bảo thật hay giả thì người ấy sẽ khổ đau. Phải nghĩ giả thật là như một. Trong trường hợp này không nghĩ là thật hay là giả nhưng mà nội hàm của nó liên quan đến ứng xử với người bệnh.
Một bác sĩ bình thường, tôi chưa nói là siêu việt, khi một người bệnh đến, lại ứng xử như cách của bà vợ kia, cũng cho khám bệnh theo đúng trình tự nhưng lại thiếu tình thương trong đó thì có khi lại làm người bệnh đau thêm - mà cái đau người khác không nhìn thấy được”, TS Thắng chia sẻ.
Theo TS Thắng, điều quan trọng nhất trong việc chữa bệnh là ổn định được tinh thần của người bệnh, truyền sự lạc quan, vui sống cho họ hay nói cách khác là chữa bệnh tinh thần trước khi chữa bệnh thể xác. Ở các nước phát triển như Mỹ, trước khi chữa bệnh họ đều có khâu tư vấn, ổn định tinh thần cho người bệnh. Việt Nam chưa làm tốt được điều này.
“Người bệnh đến với bệnh viện mang theo cả cuộc sống. Nếu đã là cả cuộc sống thì sẽ có rất nhiều bình diện chứ không chỉ là bệnh tật. Nhưng rất tiếc họ không nói được nên lời và nếu có nói thì chưa chắc các thầy thuốc đã nghe và có khi lại còn không khuyến khích để họ nói ra các bình diện ẩn ấy... Họ quên hẳn đi cuộc sống của người bệnh là gì.
Nếu bác sĩ biết được cuộc sống của người bệnh là gì thì bác sĩ trở nên siêu việt. Siêu việt không phải là ở kỹ thuật y học mà siêu việt ở sự tinh tế, bởi sự đồng cảm. Như vậy bác sĩ sẽ tìm được cảm hứng trong việc chăm sóc người bệnh, không coi đó là trách nhiệm rất nặng nề của giới y nữa”, TS Thắng chia sẻ.
Xây dựng văn hóa ứng xử theo hệ thống
Theo TS Thắng, để xây dựng được văn hóa ứng xử trong bệnh viện thì điều quan trọng nhất là các y bác sĩ, nhân viên y tế phải hiểu đúng thế nào là văn hóa ứng xử. Khi đã hiểu đúng rồi thì văn hóa phải được xây dựng bằng nỗ lực chung của toàn thể cán bộ nhân viên và môi trường bệnh viện, chứ không của riêng ai. Khi đã hình thành được văn hóa của cả bệnh viện thì bất cứ cá nhân nào có hành vi “ngược dòng” sẽ tự bị đào thải.
“Văn hóa được hình thành từ những cá thể riêng lẻ. Nhưng những cá thể này khi biết gắn kết với nhau thì tạo thành cái nền tảng rất chung mà bây giờ trong xã hội đương đại được gọi là thương hiệu. Ai bước chân ra từ thương hiệu ấy đều mang những dáng dấp, những giá trị, những cái gì đó giống nhau mà người ta nhìn vào là biết ngay”, TS Thắng chia sẻ.
Văn hóa ứng xử bệnh viện là gì? Dưới góc nhìn của TS. Trịnh Thắng: Mấu chốt trong văn hóa ứng xử bệnh viện là: - “Lấy người bệnh” làm trung tâm, chứ không phải lấy “bệnh tật” làm trung tâm. - Lắng nghe và đáp ứng đầy đủ, kịp thời, chu đáo với trăn trở “đa chiều” của người bệnh. - Văn hóa ứng xử bệnh viện là nỗ lực chung của toàn thể cán bộ nhân viên và môi trường bệnh viện, chứ không của riêng ai. Các thông điệp chính trong văn hóa ứng xử bệnh viện 1. Nếu coi “bệnh tật” là trung tâm thì thầy thuốc chỉ là thợ chữa, còn nếu “người bệnh” là trung tâm thì thầy thuốc đích thực là mẹ hiền. 2. Nếu bạn xem việc phục vụ người bệnh là công việc bắt buộc thì bạn đang tự làm cằn cỗi tâm hồn mình; còn nếu bạn phục vụ họ bằng cả trái tim, thì bạn đã tìm được cảm hứng để làm mới mình mỗi ngày 3. Phục vụ người bệnh tận tình, chu đáo và thân thiện sẽ làm giảm nỗi đau của họ và bớt đi những căng thẳng, lo âu của người nhà. 4. Người bệnh đến với bệnh viện mang theo không chỉ nỗi đau của bệnh tật, mà còn cả cuộc sống. Ứng xử với người bệnh chính là ứng xử với những trăn trở đa chiều của họ. 5. Thầy thuốc không chỉ là người chữa bệnh mà còn là nơi người bệnh gửi gắm niềm tin. 6. Nét đẹp của bệnh viện không chỉ ở cơ sở vật chất và trang thiết bị, mà chủ yếu là ở cách hành xử hàng ngày của mỗi cán bộ nhân viên đối với người bệnh và người nhà của họ. 7. Người bệnh là sứ giả cho bộ mặt của bệnh viện. Hãy để họ quảng bá về bạn và bệnh viện của bạn. |
Kim Minh
" alt=""/>Những chia sẻ khiến bạn sửng sốt về văn hóa ứng xử trong bệnh viện