Xem xét hàng chục tài liệu của Neuralink kết hợp với phỏng vấn hơn 20 nhân viên cũ và mới, Reuters cho biết nhân viên ngày càng bất mãn về việc thử nghiệm trên động vật. Họ phàn nàn áp lực từ Elon Musk khiến quá trình bị đẩy nhanh dẫn đến các thử nghiệm thất bại. Số lượng động vật được thử nghiệm và thương vong tăng lên theo số lần thử nghiệm.
Tổng cộng, theo Reuters, Neuralink đã giết hại khoảng 1.500 con vật, trong đó có hơn 280 con dê, lợn và khỉ từ khi bắt đầu thử nghiệm năm 2018. Các nguồn tin cho biết đây chỉ là ước tính thô vì công ty không lưu giữ hồ sơ chính xác về số lượng động vật bị đem ra thử nghiệm và chết. Neuralink cũng nghiên cứu trên chuột cống và chuột nhắt.
Dù vậy, Reuters lưu ý số lượng động vật chết không nhất thiết chỉ ra Neuralink vi phạm quy định hoặc thực hành nghiên cứu tiêu chuẩn. Nhiều công ty thường xuyên thử nghiệm trên động vật để tìm ra những phương pháp chăm sóc sức khỏe cho con người. Họ cũng đối mặt với áp lực tài chính phải nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường.
Tuy nhiên, theo các nhân viên cũ và mới của Neuralink, số lượng con vật tử vong cao hơn mức cần thiết vì một số lý do liên quan đến nhu cầu đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu của Musk. Thông qua các tài liệu, Reuters xác định 4 thí nghiệm liên quan đến 86 con lợn và 2 con khỉ đã bị thất bại trong những năm gần đây do lỗi của con người. Ba trong số các nhân viên tiết lộ sai lầm làm suy yếu giá trị nghiên cứu của thí nghiệm và phải lặp lại thí nghiệm, dẫn đến nhiều động vật bị giết hơn. Ba người cho rằng sai sót là do nhân viên làm việc trong môi trường quá áp lực.
Musk đang nỗ lực hết sức để đẩy nhanh tiến độ tại Neuralink, vốn phụ thuộc nhiều vào thử nghiệm trên động vật. Chẳng hạn, ông từng gửi thư cho nhân viên vào lúc 6h37 sáng ngày 8/2 kèm theo một bài báo về việc các nhà nghiên cứu Thụy Sỹ phát triển thiết bị cấy ghép giúp một người đàn ông bị liệt đi lại được. 10 phút sau, ông gửi tiếp email khác, phàn nàn công ty không tiến bộ đủ nhanh và điều này khiến ông “phát điên”.
Theo Reuters, nhiều vấn đề trong quá trình thử nghiệm của Neuralink khiến nội bộ nghi ngờ về chất lượng của dữ liệu kết quả. Chúng có thể khiến thử nghiệm trên người bị trì hoãn, điều mà Musk mong muốn diễn ra trong 6 tháng tới.
Musk ngày càng mất kiên nhẫn với Neuralink, công ty thành lập năm 2016 vì trễ hẹn với các mục tiêu quan trọng. Trong khi đó, một số đối thủ của họ lại đạt nhiều thành tựu. Chẳng hạn, Synchron – ra đời cùng năm – đang phát triển một thiết bị cấy ghép khác với các mục tiêu kém tham vọng hơn. Synchron đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt để thử nghiệm trên người trong năm 2021. Thiết bị của họ giúp người bị liệt nhắn tin và nhập liệu chỉ bằng cách suy nghĩ. Họ cũng tiến hành thử nghiệm trên động vật nhưng chỉ giết khoảng 80 con cừu khi nghiên cứu.
Theo vài cách nào đó, Neuralink đối xử với các con vật khá tốt so với những cơ sở nghiên cứu khác. Lãnh đạo công ty khoe khoang về một “Disneyland cho khỉ” tại phòng thí nghiệm Austin, Texas. Một cựu nhân viên tiết lộ Musk nói không muốn sử dụng động vật để nghiên cứu nhưng muốn bảo đảm chúng là những “con vật hạnh phúc nhất” khi còn sống.
(Theo Reuters)
" alt=""/>Công ty của Elon Musk giết hại 1.500 động vật khi thử nghiệm chip nãoNgoài việc chủ động phòng tránh tai nạn điện bằng cách thiết kế hệ thống điện an toàn trong gia đình, các bậc cha mẹ nên hướng dẫn trẻ những nguyên tắc an toàn điện. Giáo dục trẻ không được cho tay vào ổ điện, không chạm vào thiết bị điện khi tay ướt. Không cắm bất cứ vật gì vào ổ cắm điện vì có thể bị điện giật hoặc gây hỏa hoạn.
Không để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử khi đang sạc. Không để trẻ sử dụng các thiết bị điện tùy ý, cẩn thận khi trẻ nấu cơm, dùng quạt máy, bàn ủi, máy sấy tóc, máy giặt ...
Khi trời mưa giông, có sấm chớp, không đứng gần cửa sổ, không đứng chỗ cao hoặc đường vắng, đồng ruộng, không đứng dưới gốc cây để trú mưa… Không trèo lên cột điện, không thả diều trong thành phố. Không được leo lên hàng rào quanh một trạm biến áp điện. Nếu một quả bóng rơi vào trong, hoặc vật nuôi lạc vào trong hàng rào thì hãy nhờ người lớn giúp đỡ.
Cha mẹ cũng cần để mắt đến trẻ liên tục, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi từ 0-6 tuổi.
Sau 2 giờ phẫu thuật, ê-kíp đã lấy ra được khối u kích thước 10x6cm. Trẻ được điều trị nâng đỡ tổng trạng, chống nhiễm trùng sau mổ. Đến nay, em đã có thể xuất viện. Đây là trường hợp u sợi mạch vòm mũi họng nhỏ tuổi nhất được ghi nhận tại bệnh viện.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, u sợi mạch vòm mũi họng là khối u lành tính, xuất phát từ vòm mũi họng và xâm lấn vào các cấu trúc lân cận. Bệnh thường xảy ra ở nam giới, gặp nhiều ở tuổi dậy thì. Triệu chứng thường gặp như chảy máu mũi, nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu, dễ gây chủ quan và nhầm lẫn với bệnh khác.
Nếu phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn 1 và 2, khả năng phẫu thuật nội soi thành công cao. Ở giai đoạn trễ, việc phẫu thuật khó khăn, lượng mất nhiều, khả năng tái phát cao, thậm chỉ nguy hiểm đến tính mạng.