“Đọc hết câu chuyện của bạn, tôi tự hỏi không biết bạn có coi ông ấy là bố của bạn hay không. Tôi ngạc nhiên khi bạn lên đây để hỏi mọi người”, một người khác viết.
“Đúng là: “Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi cha mẹ tính tháng, tính ngày”, độc giả Lê Huyền gay gắt.
![]() |
Độc giả Nguyễn Lộc phân tích vợ chồng trong bài viết lo cho sức khỏe của con và mọi người nên rất cấn thận trong phòng chống dịch là hợp lý. “Nhưng vợ chồng bạn cũng là con của bố bạn, bạn nghĩ bố có thương vợ chồng bạn không?
Nếu là thương, vì công việc, kế mưu sinh ông phải đi làm nhưng ông sẽ có ý thức phòng chống dịch để không làm ảnh hưởng đến con, cháu. Bạn hãy hỏi nếu sau này, con cũng nói như vậy với chồng bạn, anh ấy sẽ nghĩ sao?”, người đọc này nhấn mạnh.
Bạn đọc Long cũng cho rằng dịch bệnh là điều không ai muốn nhưng nghĩa sinh thành của bố mẹ không chỉ vì một điều lo lắng mà có thể bỏ qua lúc này.
Nam độc giả cũng cho rằng, hai vợ chồng nên thoải mái và chân thành hơn với cha, mẹ của mình.
Người đọc Minh Châu lại khẳng định cô gái trong bài viết đang coi bố mình là người ngoài nên khó xử. Chị hãy coi bố mình là người nhà đúng nghĩa (như chồng, con trong gia đình) sẽ thấy không khó xử nữa.
Đồng quan điểm, độc giả tên Tình nhận định: “Tôi rất tâm đắc với ý kiến: Bạn xem bố bạn là người ngoài nên mới khó xử như vậy. Dù bạn cẩn thận bạn có chắc hàng ngày không tiếp xúc với ai? Chồng bạn đi làm cũng không tiếp xúc với ai?”.
Bên cạnh lời trách dành cho người con gái đắn đo khi bố đề nghị được giúp đỡ, nhiều độc giả cũng tư vấn cho chị cách để đảm bảo an toàn khi mời bố về ở cùng.
Độc giả Nguyễn Hà dặn dò: “Bạn nên dặn ông cẩn thận khi làm việc, dặn ông mang quần áo sạch đi, thay trước khi về. Lỡ có việc gì bạn cũng không đến nỗi quá hoảng sợ. Hãy nhớ đó là bố của bạn”.
“Thuê nhà cho bố về gần gia đình em là được”, độc giả Tuân Hoàng đưa ra một giải pháp khác.
Độc giả tên Hồng cũng tư vấn: ““Dặn bố bạn tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ trước khi về nhà bạn. Bạn không sinh hoat chung, ngồi gần, ăn uống chung. Ông về rửa tay vào phòng nghỉ riêng là không sao đâu”.
Lê Phương(tổng hợp)
Năm nay tôi 55 tuổi. Đây là lần đầu tiên tôi chia sẻ câu chuyện của mình lên một tờ báo. Tôi hy vọng những ý kiến của độc giả sẽ giúp tôi có được quyết định tốt nhất.
" alt=""/>Con gái bất hiếu mới lưỡng lự khi bố ở nhờ để tránh dịch bệnh![]() |
Thượng toạ Thích Thanh Quyết phát biểu tại buổi lễ |
Công trình Cung Trúc Lâm được khởi công tháng 5/2017, với tổng dự toán gần 250 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục: Tam Bảo, Khu Hành lễ, Hội trường, Bảo tàng...
Phát biểu tại buổi lễ, Thượng toạ Thích Thanh Quyết nhấn mạnh, đây là công trình không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn là nơi giới thiệu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là nơi tổ chức Hội nghị, hội thảo giới thiệu về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử với những giá trị bất hủ về văn chương, con đường hành đạo của Tam Tổ Trúc Lâm từ Đông Yên Tử sang Tây Yên Tử. Công trình là điểm nhấn của Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử.
Ghi nhận sự đóng góp lớn lao của GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, ông Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương nêu rõ, các cấp chính quyền tạo điều kiện cho Ban Trị sự PGVN tỉnh Quảng Ninh hoàn thành đúng tiến độ. Ông Chính cũng nhấn mạnh, đây là nơi hội tụ văn hoá dân tộc, phải xây dựng nơi đây thành trung tâm Phật giáo của cả nước, để Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc. Phát huy truyền thống 2.000 năm Phật giáo Việt Nam.
Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào tháng 11-2018, đúng vào dịp Kỷ niệm 710 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.
Năm 2014, UNESCO 'để mắt tới' Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử vì nó đã đạt các tiêu chí cho đề cử Di sản Văn hóa thế giới như:
Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, thuyết phong thủy.
Hệ thống di tích trong khu Danh thắng Yên Tử, bao gồm hàng chục ngôi chùa, hàng trăm am tháp, hàng ngàn di vật cổ quý hiếm, đặc biệt là những bản kinh văn và các bản sách quý hiếm, chứa đựng những giá trị tinh thần, tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm và nền văn hóa huy hoàng, rực rỡ thời Đại Việt giữa một vùng đồi núi trập trùng.
Đặc biệt cuốn mộc bản “Thiền tông bản hạnh” hiện còn được lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) được Hội thảo bảo tồn di sản chữ Nôm (theo Vietnamese Nôm Preservation Foundation, USA) lấy làm mẫu cho font chữ Nôm trên mã Unicode (ký hiệu NomNaTongLight.ttf) và được cài đặt vào máy tính trên toàn thế giới. Điểm khác biệt nữa của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là dùng cả chữ Hán và chữ Nôm, trong khi mộc bản của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc chỉ dùng chữ Hán…
Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử là minh chứng đặc sắc về sự tương tác giữa con người và môi trường cảnh quan thiên nhiên, truyền thống cư trú liên tục của con người, thể hiện qua việc những tín đồ đạo Phật từ hàng nghìn năm trước tới ngày nay, đã sử dụng vùng cảnh quan thiên nhiên Danh sơn Yên Tử linh thiêng, huyền bí để xây dựng và hình thành nên một “Trung tâm phật giáo” với sự hiện diện của một quần thể các công trình kiến trúc đồ sộ được đặt trong một tổng thể cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng.
Phía Tây Yên Tử với diện tích rộng lớn, gồm nhiều thảm thực vật và đặc biệt là hàng loạt công trình kiến trúc, chùa chiền mang dấu ấn Phật giáo thời Lý – Trần, khu vực này cũng in đậm nhiều truyền thuyết liên quan tới Phật hoàng Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm, và sự giao thoa giữa văn hóa cung đình với đồng bào dân tộc thiểu số; giữa các quan lại, công chúa, cung tần, mỹ nữ triều đình với đồng bào dân tộc thiểu số của nước Đại Việt thời đó.
Địa danh Yên Tử từ ngàn xưa được biết đến và ca ngợi như “phúc địa”, bởi nơi đây có vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ, huyền bí của thiên nhiên, của cõi thiền xưa ẩn chứa những thông tin về con người và vùng đất thiêng nơi đây. So sánh với các di sản thế giới đã được công nhận như: Vịnh Hạ Long, Thị trấn Hiraizumi; Đồi hoàng gia ở Ambohimanga (Madagasca)… thì khu Danh thắng Yên Tử có đầy đủ tiêu chí trong việc bảo vệ tính nguyên vẹn của Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử. Chính quyền và nhân dân các Quảng Ninh và Bắc Giang đã xác định được bảo vệ môi trường, bảo tồn tính nguyên vẹn của khu Di sản là bảo vệ chính cuộc sống của thế hệ hôm nay và mai sau.
T.Lê
" alt=""/>Cất nóc trung tâm Phật giáo lớn nhất cả nước tại Yên Tử