Những người lấy túi nilong buôn này cho biết, họ thường lấy túi ở ngay trong Hà Nội như: Trung Văn, Từ Liêm, La Phù, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội và lấy ở các tỉnh lân cận Hà Nội như: Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng…
Tuy nhiên, khi được hỏi chất lượng của các loại túi, những người kinh doanh này cho rằng, bản thân chị và không ít người tiêu dùng không quan tâm đến chất lượng của túi. Đây chính là nguy hiểm tiềm ẩn hủy hoại sức khỏe người tiêu dùng.
Nhiễm kim loại nặng cadimi, chì do sử dụng túi ni long
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm Trường đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện nay, Việt Nam đang sử dụng phần lớn túi ni lông tái chế gây nhiều nguy cơ nhiễm chì, cadimi cho người sử dụng.
Túi ni lông có 2 loại: Loại thứ nhất được sản xuất từ 100% các hạt nhựa PV và PP nguyên sinh từ dầu mỏ nguyên chất. Loại nhựa này không gây độc hại cho con người.
Loại thứ hai (là loại chúng ta đang dùng phổ biến) chính là túi ni lông tái chế từ nhiều sản phẩm nhựa đã qua sử dụng. Trong đó, thậm chí có cả hộp thùng sơn, lọ tẩy bồn cầu... Trong quá trình tái chế, nhựa thủ công sẽ hấp thu các kim loại nặng như cadimi, chì... (là những chất dẫn đến bệnh ung thư).
![]() |
Nếu ăn thức ăn bị nhiễm lâu dài chất DOP (dioctin phatalat) từ nilong bị nóng chảy, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm. |
Theo PGS Thịnh, quá trình thôi nhiễm chất độc từ túi ni lông diễn ra mạnh hơn khi chịu tác động lớn của nhiệt. Túi ni lông hoặc hộp xốp để đựng thực phẩm nóng như sữa đậu nóng, nước ngô, nước canh, cơm ở 78-80oC sẽ khiến các chất phụ gia làm mềm, dẻo, dai túi ni lông, gây phản ứng phụ và dễ dàng thôi nhiễm chất độc vào thức ăn.
Một trong những chất đó là chất DOP (dioctin phatalat) giống như hormon nữ, vì thế rất có hại cho nam giới và trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm.
PGS Thịnh đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không được dùng màng bọc thực phẩm ni lông lên bề mặt thức ăn để hâm nóng trong lò vi sóng. Sau khi bị quay nóng trong lò vi sóng tới 300-500oC, các màng bọc ni lông này bị chảy nhẽo và chất dẻo sẽ dính vào thức ăn.
![]() |
Tuyệt đối không được dùng màng bọc thực phẩm ni lông lên bề mặt thức ăn để hâm nóng trong lò vi sóng. Sau khi bị quay nóng trong lò vi sóng tới 300 - 500oC, các màng bọc ni lông này bị chảy nhẽo và chất dẻo sẽ dính vào thức ăn |
Chính vì thế, để sử dụng túi ni lông an toàn, người dân nên chọn các loại túi không màu, có độ trong, bóng cao, màu sắc sáng tươi, bề mặt sản phẩm không bị nhám, xước. Hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng, chua, cay...
PGS Nguyễn Duy Thịnh cho biết: Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đang nghiên cứu để tạo ra chất dẻo làm túi phối trộn giữa 60% nhựa thông thường với 30% lượng tinh bột (thường là bột mỳ). Loại túi này chỉ mất 3-5 năm sẽ phân hủy được, không phải mất tới 500 năm như túi ni lông tái chế đang dùng. Dự kiến, sản phẩm này sẽ có giá cao hơn túi ni lông và sẽ được sử dụng phổ biến trong tương lai." alt=""/>Túi nilong đựng đồ ăn nóng độc hại thế nào?Trang Downdetector ghi nhận số lượt báo lỗi tăng bất thường của người dùng YouTube.
"Ban đầu tôi tưởng mạng nhà mình bị lỗi nhưng hỏi một vài người bạn mới biết đây là tình trạng chung. Trường hợp của tôi sau khi bấm chọn video khoảng 10 phút mới xem được nội dung", Tuấn Vũ, người dùng YouTube ngụ quận 8, TP.HCM cho biết.
Chuyên trang theo dõi lỗi các nền tảng Downdetector ghi nhận số báo lỗi của người dùng tăng bất thường với gần 300.000 lượt. Lỗi này diễn ra ở phạm vi toàn cầu. Khu vực ghi nhận báo lỗi nhiều nhất là châu Mỹ, châu Âu, Australia, Nhật Bản, Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Trong đó, 96% người báo lỗi cho biết họ không thể xem video trên YouTube dù vẫn có thể truy cập trang web.
Theo Zing
Nhiều kênh YouTube đang kiếm bộn tiền nhờ giả mạo số liệu bầu cử tổng thống Mỹ 2020 và đính kèm quảng cáo.
" alt=""/>YouTube lỗi toàn cầuCách đây 2 tháng, khi vợ chồng anh Long (trú huyện Tuy Đức, Đắk Nông) ra vườn cao su làm việc để hai con là bé Nam (2 tuổi) và bé Na (15 tháng tuổi) chơi trong nhà.
Tới trưa, người thân phát hiện căn nhà của anh Long bốc cháy dữ dội. Do không thể chạy thoát khỏi đám cháy, 2 bé đều bị bỏng nặng. Bé Na tử vong sau đó còn Nam bị bỏng tới 80% cơ thể.
Bé được điều trị tích cực tại bệnh viện Nhi đồng 2 và đã qua được cơn nguy kịch do sốc phỏng, nhiễm trùng.
![]() |
Bệnh nhi sau khi được ghép da từ người cha |
Tuy nhiên, bé bị phỏng độ 2-3, cháy gần toàn bộ da cơ thể (80% diện tích da), nếu không có phương pháp điều trị thích hợp che phủ vùng da bị tổn thương này, thì khả năng bé bị tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc và suy kiệt do mất dịch cơ thể là rất lớn.
Theo bác sĩ, diện tích da còn lại trên cơ thể của bé quá ít, không đủ để lấy da tự thân của bé ghép vào vùng da bị bỏng. Việc ghép da từ người thân sang cho bé là biện pháp tốt nhất trong thời điểm hiện tại.
Khoa bỏng tạo hình BV Chợ Rẫy đã được mời cùng hội chẩn, đánh giá tình trạng bệnh nhi để cùng phẫu thuật ghép da.
Ê-kíp mổ đã lấy da mỏng ở 2 bên đùi của anh Long, tiến hành dát mỏng da và ghép vào vùng đầu, mặt, cổ, ngực, 2 tay và 2 đùi cùa bé.
Hiện bé đã ổn định, thay băng cho thấy da ghép đã dính và sống được ở phần đầu, mặt cổ, một phần ở tay chân da bị bong tróc nhưng vẫn tạo được điều kiện cho mô bên dưới lành tốt.
TS BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa phỏng - phẫu thuật tạo hình bệnh viện Chợ Rẫy đánh giá, ghép da là phẫu thuật không quá khó, khả năng thành công cao nhưng đó là người lớn, còn đây là ca ghép da đồng loại đầu tiên thực hiện ở trẻ em.
Ngoài vấn đề chuyên môn phẫu thuật thì còn vấn đề gây mê ở người lớn và trẻ em, vấn đề pháp lý giữa ban giám đốc 2 bệnh viện, sự phối hợp của y bác sĩ.
BS Hiệp kỳ vọng thành công từ ca mổ này sẽ là tiền đề cho những trường hợp cần ghép da đồng loại khác về sau nếu có. Đó là điều mong muốn của các bác sĩ 2 bệnh viện và các bệnh nhi bị bỏng nặng sẽ có thêm các cơ hội điều trị nhằm phục hồi sớm hơn.
Bị bạn bè trêu chọc bởi khối u máu lớn ở mặt, Rơ Châm Han đã bỏ học năm lớp 1. Từ đó thiếu nữ này ngại tiếp xúc với mọi người, tự khép kín cuộc sống của mình.
" alt=""/>Người cha hiến da ghép cho con bị cháy toàn bộ cơ thể