Như ICTnews đã thông tin, cuối tháng 2 vừa qua, Học viện Kỹ thuật Mật mã thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đã chính thức thông báo Kế hoạch tuyển sinh đại học chính quy - hệ dân sự năm 2018 của trường. Theo đó, trong kỳ tuyển sinh năm nay, hệ đào tạo đại học dân sự của Học viện Kỹ thuật Mật mã tiếp tục tuyển sinh trong phạm vi cả nước vào 3 ngành đào tạo gồm: An toàn thông tin (ATTT), CNTT (chuyên ngành Kỹ thuật phầm mềm nhúng và di động), Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông (chuyên ngành Hệ thống nhúng và điều khiển tự động).
Đáng chú ý là, tuyển sinh năm 2018 của Học viện Kỹ thuật Mật mã có sự thay đổi về chỉ tiêu xét tuyển, nhà trường chỉ tuyển 720 sinh viên đại học chính quy - hệ dân sự, giảm 180 chỉ tiêu so với năm ngoái. Cụ thể, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm nay của 2 ngành mới được mở là CNTT (năm 2016) và Kỹ thuật Điện tử truyền thông (năm 2017) tiếp tục được duy trì bằng với mức chỉ tiêu năm ngoái, ngành ATTT - ngành đào tạo hệ dân sự mà Học viện đã có bề dày 14 năm kinh nghiệm lại giảm chỉ tiêu xuống còn 420 chỉ tiêu, giảm 30% so với chỉ tiêu ngành này trong các năm 2016 và 2017.
Điều đáng nói là, những năm gần đây, trong bối cảnh lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin ngày càng diễn biến phức tạp, nguy cơ tấn công mạng không ngừng gia tăng và vấn đề bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trở nên hết sức quan trọng, có ý nghĩa “sống còn” đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân, nhu cầu nhân lực được đào tạo chuyên sâu, bài bản ngành ATTT đang rất lớn.
Theo các chuyên gia, ATTT hiện đang là một ngành rất nóng tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Điều tra thống kê của tổ chức EMSI cho hay, kỹ sư ATTT đang là 1 trong 12 nghề nghiệp có cống hiến xã hội và thu nhập tốt nhất. Theo ước tính của Học viện Kỹ thuật Mật mã, thu nhập khởi điểm của kỹ sư ATTT tại Việt Nam là khoảng 500 USD (tương đương khoảng 11,4 triệu đồng)/tháng; và thu nhập trung bình của các kỹ sư ATTT ở nước ta khoảng từ 1.000 -1.200 USD (tương đương khoảng 22,6 - 27,1 triệu đồng)/tháng.
Cũng trong thông tin tư vấn tuyển sinh ngành ATTT của Học viện Kỹ thuật Mật mã, nhà trường cho hay, hiện nay phần lớn giao dịch, hoạt động (thương mại, truyền thông) của Việt Nam cũng như các nước đều diễn ra trên mạng; mọi hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội đều có ứng dụng CNTT, do đó yếu tố an toàn, bảo mật thông tin là vô cùng quan trọng.
Trong khi đó, việc đào tạo chuyên ngành ATTT ở Việt Nam hiện còn chưa phát triển tương xứng với đòi hỏi của công nghệ và nhu cầu cấp thiết của xã hội. Thực tế, nhu cầu nhân lực ngành ATTT tại Việt Nam còn rất lớn. Theo ước tính của Học viện Kỹ thuật Mật mã, tính đến nay tại Việt Nam đã có khoảng 1.500 kỹ sư ATTT được đào tạo chuyên nghiệp và nhu cầu nhân lực còn thiếu hụt vài chục nghìn kỹ sư ATTT. “Do đó, trong vòng 30 năm tới, cơ hội nghề nghiệp cho những người tốt nghiệp ngành ATTT là rất lớn”, Học viện Kỹ thuật Mật mã dự báo.
" alt=""/>Vì sao năm 2018 Học viện Kỹ thuật Mật mã giảm 30% chỉ tiêu ngành An toàn thông tin?Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, tại buổi làm việc giữa Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển với Bộ KH&CN về tình hình hoạt động của Khu công nghệ cao Hòa Lạc diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ KH&CN, kiêm Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc Phạm Đại Dương cho hay có 5 yếu tố để khu công nghệ cao Hòa Lạc thành công đó là quy hoạch, cơ sở hạ tầng, cơ chế, đầu tư và nhân lực.
Năm 2018, Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ tập trung phát triển tiềm lực KH&CN và thu hút đầu tư.
Về những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến sự phát triển, ông Phạm Đại Dương cho biết Khu công nghệ cao Hòa Lạc không chỉ được điều chỉnh bởi Nghị định 99/2003 về quy chế khu công nghệ cao mà còn chịu sự điều chỉnh của các luật khác như Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường…
Một số điểm tại các luật này chưa phù hợp với thực tế về mô hình, tính chất của khu công nghệ cao; cơ chế, chính sách ưu đãi áp dụng cho các nhà đầu tư chưa cụ thể...
" alt=""/>Tiếp tục kiến nghị giảm thuế thu nhập cá nhân cho nhân lực công nghệ caoSau khi bị tố đã "thao túng" 50 triệu tài khoản người dùng tham gia vào cuộc bầu cử Tổng thống Trump, Facebook đã ngay lập tức khóa tài khoản Christopher Wylie - chuyên gia phân tích dữ liệu đã tố cáo mạng xã hội này. Bất chấp làn sóng phản đối mạnh mẽ về việc làm của mình, các nhà lãnh đạo bao gồm CEO Mark Zuckerberg vẫn tiếp tục giữ im lặng cho đến giây phút này.
Sự im lặng khiến giá cổ phiếu của Facebook giảm xuống 6% kể từ thứ 6 tuần trước. Thậm chí chỉ trong 2 ngày vừa giá cổ phiếu đã gây ra thất thoát gần 50 tỷ USD cho công ty, đồng giá trị ròng mà Zuckerberg sở hữu cũng giảm khoảng 9 tỷ USD.
![]() |
Trị giá 1 đồng cổ phiếu giảm từ 183 USD xuống còn 168,15 USD trong vòng 5 ngày. |
Tuy nhiên, vào thứ 3 vừa qua tạp chí Wired lại đăng tin 2 nhà lãnh đạo chủ chốt bao gồm CEO Mark Zuckerberg và COO Sheryl Sandberg của Facebook đã ý thức được vấn đề và đang tranh luận để đưa ra câu trả lời đúng đắn. Thậm chí 2 nhà lãnh đạo và đội của mình đã phải làm việc "vào đêm muộn" để giải quyết vụ việc.
![]() |