Xin hỏi tôi cần làm gì để có thể giành lại quyền nuôi con cho mình?
Luật sư tư vấn:
Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng đối với con cái sau khi ly hôn, trong đó, một trong hai bên vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi quyền trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được quy định tại điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014, trong đó Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
![]() |
Ảnh minh họa |
Như vậy, nếu bạn không thỏa thuận được với chồng cũ về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con thì bạn phải có căn cứ chứng minh chồng cũ bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Ngoài ra, con bạn hiện đã 11 tuổi, theo quy định thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi con đủ 7 tuổi trở lên phải theo nguyện vọng của con. Theo như bạn trình bày thì con bạn có nguyện vọng về sống với bạn thì đây cũng là một lợi thế cho bạn.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Khi ly hôn, thời điểm xác định tuổi của con là khi nào để giải quyết vấn đề giành quyền nuôi con giữa hai vợ chồng?
" alt=""/>Muốn giành quyền nuôi con nhưng chồng cũ không đồng ýAnh Trương Trí Thông sinh năm 1994, hiện công tác tại khoa Du lịch, Trường Cao đẳng Kiên Giang. Trong một chuyến đi thực tập khi đang theo học ngành Du lịch, Trường Đại học Cần Thơ, anh Thông bắt đầu để ý đến nghề pha chế.
“Mình rất thích thú khi nhìn thấy người pha chế tung hứng cốc điêu luyện, tạo ra những ly rượu đẹp mắt và có hương vị đặc biệt. Thời đại học mình tranh thủ đi học thêm về nghề pha chế và phụ việc tại các cửa hàng”, anh Thông chia sẻ.
Tốt nghiệp thủ khoa năm 2018, anh Thông đi làm pha chế tại một khách sạn nổi tiếng ở Cần Thơ. Nhưng một cơ duyên khác lại đến, cuối năm 2018 anh Thông nộp hồ sơ ứng tuyển vị trí giảng viên của Trường Cao đẳng Kiên Giang và được lựa chọn. Kể từ đó đến nay anh gắn bó với nghề giáo, phụ trách giảng dạy 2 môn nghiệp vụ nhà hàng và nghiệp vụ pha chế.
“Thời gian đầu giảng dạy mình gặp vài khó khăn về tác phong sư phạm. Nhưng nhờ thầy cô trong khoa hướng dẫn nhiệt tình và đi học thêm các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ nên mình nhanh chóng khắc phục được”.
Theo anh Thông, dạy nghề có đặc thù là thực hành nhiều nên giáo viên phải sát sao, chỉ dẫn học sinh từng bước. Tại lớp thực hành, anh kết hợp mô phỏng quầy pha chế để học sinh nhập vai như một nhân viên.
Ngoài ra anh Thông còn lồng ghép chia sẻ thêm những trải nghiệm cá nhân trong nghề, nói về tình huống có thể xảy ra khi đi làm và cách xử lý như thế nào. Anh cho biết, chương trình học nghề pha chế sẽ chia thành các cấp độ từ cơ bản tới nâng cao và để đạt trình độ kỹ thuật cao đòi hỏi học sinh cần sự đam mê và chăm chỉ luyện tập.
Anh Thông tâm niệm là người giáo viên dạy nghề không chỉ truyền nghề mà truyền cả đam mê để tiếp thêm cho học sinh động lực theo đuổi đến cùng và đạt được nhiều thành công khác.
Nhắc về kỷ niệm đặc biệt nhất trong suốt thời gian đi dạy, anh Thông cho hay: “Lớp trung cấp đầu tiên mình giảng chỉ vỏn vẹn 10 học sinh nhưng các em rất ngoan và tiếp thu nhanh, có nhiều bạn tiềm năng. Vừa tốt nghiệp các em đều thông báo đã tìm được công việc yêu thích và ổn định”.
Tại trường, anh Thông còn được biết đến là một giảng viên trẻ năng nổ trong hoạt động ngoại khoá và tham gia nhiều dự án nghiên cứu khoa học, đạt thành tích cao nhất trong Hội giảng nhà giáo giáo viên nghề nghiệp cấp trường. Đồng thời, anh cũng vinh dự mang về giải Nhất duy nhất trong 7 giáo viên đại diện cho tỉnh Kiên Giang tham gia Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021.
Nói về lý do chọn bài giảng “Pha chế cocktail Flaming Lamborghini” dự thi, anh Thông cho biết: “Đây là một kỹ năng khó nhất trong pha chế nhưng thể hiện được sự đẳng cấp và mang tới trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Đặc biệt nhất ở phần kết hợp giữa kỹ thuật xếp tháp ly và rót rượu đang cháy tạo nên màn biểu diễn bốc lửa, bắt mắt”.
Ngọc Linh
Gần 30 năm qua, cô Phạm Thị Thu Hương, giảng viên Trường CĐ Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản đã quen với việc đôi tay chai sần vì phải cầm dùi đục lên lớp hướng dẫn học sinh chạm khắc gỗ.
" alt=""/>Màn pha chế ‘bốc lửa’ giúp thầy giáo Kiên Giang giành giải Nhất toàn quốcTrưởng BTC giải- nhà báo Trần Hữu Việt đã công bố thông tin rất thú vị trên trong cuộc họp báo giới thiệu giải vào sáng nay. Ông Việt cho biết, toàn bộ 160 tay vợt của 18 đoàn dự giải đều được mua bảo hiểm trong suốt quá trình tham gia và thi đấu tại giải. Mức bảo hiểm lên tới 50 triệu đồng/ người, bao gồm bảo hiểm trong việc di chuyển, đi lại lẫn chữa trị chấn thương, một khi các tay vợt gặp phải sự cố khi tham gia giải.