Tại Singapore, học sinh được xếp thành hàng cách nhau khoảng 1 mét khi vào trường, lúc mua thức ăn hay trong những giờ ra chơi. Trong ảnh, các học sinh của Trường tiểu học Jing Shan được ngồi ở hai đầu bàn đối diện nhau nhằm giữ khoảng cách an toàn.
Còn tại Trung Quốc, học sinh ở Trùng Khánh được đeo khẩu trang ngồi trong lớp học có vách ngăn nhựa trong suốt đặt trên bàn nhằm đảm bảo an toàn khi học sinh đi học trở lại.
Học sinh tiểu học ở tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) ngồi ăn trưa ngay trong lớp học. Tại một số trường học ở Thượng Hải và Bắc Kinh, học sinh được chỉ định chỗ ngồi trong nhà ăn và các bàn được đặt cách nhau ít nhất 1 mét.
Tại Trường Trung học Hohhot số 6, khu tự trị Nội Mông, khi đến trường, học sinh sẽ phải đi qua phòng tự động đo thân nhiệt trước khi đi theo làn đường được chỉ định để đến lớp học. Bên ngoài cửa của mỗi lớp học đều được đặt bình xịt khử khuẩn, bình giữ nhiệt, khăn lau và các đồ dùng cần thiết khác. Các trường cũng đã chia nhỏ lớp với số lượng trung bình tối đa 30 học sinh/ lớp để tránh sự đông đúc.
. Tại Nhật Bản, Đài Loan hay Trung Quốc, các nhân viên sẽ đo nhiệt độ của học sinh trước khi vào trường. Trẻ có dấu hiệu bị sốt sẽ được gửi về nhà.
Học sinh cũng thường xuyên được kiểm tra nhiệt độ trong ngày.
Trường học ở Đài Bắc, Đài Loan cũng đưa ra nhiều biện pháp nhằm đảm bảo sự an toàn cho học sinh. Các vách ngăn màu vàng sẽ được đặt trên bàn trong suốt giờ học và bữa trưa để giảm nguy cơ lây lan trong quá trình này.
Những vách ngăn màu vàng được đặt trên bàn vào giờ ăn trưa. Học sinh sẽ tháo khẩu trang treo vào vị trí quy định, sau đó, khi ăn xong sẽ tiếp tục đeo trong giờ học.
Đan Mạch là quốc gia đầu tiên ở châu Âu mở cửa trường học cho những học sinh nhỏ tuổi nhất. Trong ảnh, các bậc cha mẹ đứng cùng con tại một hàng, chờ vào Trường Stengaard, phía Bắc Copenhagen trong ngày đầu nới lỏng hạn chế. Tại các nhà trẻ và trường tiểu học, học sinh được ngồi cách nhau 1,8 mét. Các bài học được thực hiện tại phòng tập thể dục.
Ngoài việc thực hiện giãn cách xã hội và rửa tay thông thường, các lớp học ở Đan Mạch phải được tổ chức ngoài trời càng nhiều càng tốt để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Trong ảnh, cô giáo Marie Kaas-Larsen đang hướng dẫn cho các học sinh của Trường Tiểu học Norrebro Park Skole tại một công viên gần đó ở Copenhagen, Đan Mạch. Học sinh được ngồi cách nhau với khoảng cách đủ an toàn.
Một nhãn dán có nội dung "Mỉm cười là dễ lây lan" được đặt tại sân chơi của Trường Stengaard ở Gladsaxe, Đan Mạch.
Trường Giang (Theo The Straits Times, Business Insider, Reuters)
Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất của ngày 4/5 chính là việc học sinh không chỉ đeo khẩu trang mà còn đeo cả tấm chắn giọt bắn trong lớp học khi trở lại trường, để phòng chống dịch Covid-19.
" alt=""/>Học sinh trở lại trường, các nước đảm bảo an toàn ra sao?“Ngay thời điểm đó ý nghĩ đầu tiên của chúng tôi là làm sao để đảm bảo an toàn cho thầy cô và học sinh khi đến trường. Thông báo sớm về việc hoãn lại một tuần vừa để phụ huynh chủ động sắp xếp thời gian và nhà trường tổng hợp thông tin đưa ra phương án phù hợp. Chỉ ít lâu sau đó, khi thấy diễn biến Covid-19 có thể kéo dài chúng tôi xác định rằng việc đồng hành với phụ huynh và duy trì nguồn nhân lực chính là mục tiêu quan trọng nhất ngay lúc này” - Chị Tường Vân - Giám đốc Điều hành mảng giáo dục, tập đoàn TWG (đơn vị đầu tư hệ thống trường Tổ Ong Vàng TGB) chia sẻ.
![]() |
Buổi talkshow trực tuyến về chủ đề “Bảo vệ con trẻ đúng cách trong mùa dịch “ dành cho PH của hệ thống trường Tổ Ong Vàng TGB |
Chia sẻ gánh nặng học phí, lan tỏa niềm vui “sống tích cực mùa Covid”
Từ lá thư đầu tiên gửi đi, nhà trường đã thông báo về chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh tương ứng với tuần học thực tế và trong nhiều thông báo khác về sau, chính sách này vẫn được bảo lưu để phụ huynh an tâm. Trong suốt thời gian trường ngưng hoạt động, khối giáo dục tiểu học ở các trường vẫn đều đặn hỗ trợ trẻ ôn tập online không thu phí, đồng thời toàn bộ học phí của phụ huynh đóng trước đều được áp dụng bảo lưu trong năm.
Như nhiều đơn vị giáo dục khác, bài toán chi phi và quản lý hiệu quả hoạt động cũng là thử thách không nhỏ với ban lãnh đạo công ty và nhà trường, nhất là thời điểm sau Tết âm lịch, trường tạm đóng cửa và doanh thu sụt giảm đáng kể.
“Trong tình hình kinh tế các ngành đều chịu những tác động chung, không chỉ nhà trường mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng bị những ảnh hưởng đáng kể về công việc, thu nhập và cả áp lực sắp xếp thời gian để chăm sóc trẻ. Sự đồng hành và trao đi này cũng chính là lời cảm ơn đến những phụ huynh đã luôn sát cánh và ủng hộ nhà trường. Chúng tôi luôn tin rằng sự chia sẻ và đồng thuận giữa nhà trường và gia đình sẽ tạo nên sự cộng hưởng mang lại những giá trị tốt nhất cho học sinh. Đó cũng chính là “đầu ra” mà nhà trường mong đợi” - đại diện trường cho biết.
Song song với các chính sách về học phí, từ cuối tháng 3/2020, để phòng chống dịch Covid-19, các hoạt động hướng dẫn phòng dịch của đội ngũ các bác sĩ, chuyên gia y tế của tập đoàn TWG, hotline hỗ trợ thông tin Covid -19 được triển khai đến phụ huynh. Các hoạt động trực tuyến kết nối nhà trường và gia đình mang đến những khoảnh khắc vui tươi thú vị với nhiều hoạt động sôi nổi: Chia sẻ khoảnh khắc ở nhà cùng con, trò chuyện “ Sống tích cực trong mùa Covid”, trao đổi về các phương pháp chơi - học cùng con đã được đông đảo phụ huynh tham gia. Những niềm vui nhỏ cũng là động lực cho đội ngũ làm chương trình và giáo viên nhà trường thêm hăng say, sáng tạo.
![]() |
Trường Tổ Ong Vàng TGB hướng dẫn các hoạt động sáng tạo chơi cùng con |
Nguồn lực nhân sự - yếu tố then chốt để duy trì và phát triển
Với hơn 600 cán bộ nhân viên giáo viên đang công tác, hệ thống trường Tổ Ong Vàng TGB cũng đứng trước bài toàn nan giải về việc đảm bảo đời sống cho giáo viên - nhân viên (GVNV) nhà trường. Chọn lựa giải pháp đảm bảo thu nhập 100% những tháng đầu tiên và các giải pháp hỗ trợ linh động cho những tháng tiếp theo được nhà trường chia sẻ cùng GVNV để đồng hành vượt qua mùa dịch.
Trong giai đoạn giáo viên mầm non nhiều nơi còn bất an lo lắng, nhiều giáo viên nhà trường lại hào hứng tham gia cuộc thi “Quản lý tương lai” để tìm kiếm những gương mặt tiềm năng nhằm xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp lâu dài. “Trong mọi thử thách đều len lỏi những điều tích cực, giai đoạn này cũng là lúc đội ngũ có thêm thời gian trau dồi rèn luyện và sẵn sàng cho những bứt phá mới. Nguồn nhân lực tận tâm - nhiệt huyết chính là vốn quý mà chúng tôi đang dựng xây và nhân rộng. Giữa nhiều diễn biến ngoài mong đợi của Covid-19, Ban giám đốc Tập đoàn và đội ngũ quản lý giáo dục cũng nỗ lực từng ngày để đồng hành cùng các thầy cô bằng sự quan tâm, thấu cảm và những hành động thiết thực để sẻ chia”- đại diện trường chia sẻ.
Suốt 3 tháng ngưng hoạt động, công tác chăm sóc sức khỏe của GVNV nhà trường được chú trọng. Bên cạnh việc yêu cầu khai báo thông tin y tế, phòng ngừa Covid-19 thì vừa qua, nhà trường cũng tổ chức thăm khám tổng quát và tầm soát các bệnh phụ nữ cho đội ngũ GVNV, tạo sự an tâm khi quay trở lại giảng dạy. Các công tác thăm khám tầm soát được thực hiện tại Bệnh viện Sản Nhi Long An - dự án xã hội hóa y tế do TWG đầu tư với sự tham gia của nhiều bác sĩ uy tín kinh nghiệm từ TP.HCM.
![]() |
Hoạt động khám sức khỏe cho CBCNV của trường Tổ Ong Vàng TGB tại Bệnh viện Sản nhi Long An |
Trong nỗ lực chung của cả nước để khôi phục và phát triển kinh tế xã hội sau dịch Covid-19, giáo dục là một trong những ngành được quan tâm hàng đầu. Các gói hỗ trợ của Chính Phủ đã, đang tạo điều kiện để khắc phục những khó khăn của khối trường tư thục. Dẫu vậy, với tỷ lệ khối giáo dục ngoài công lập đang ngày một tăng cao thì lúc này đây những nỗ lực của từng đơn vị chính là đòn bẩy quan trọng để duy trì và tiến thêm những bước phát triển mới. Giữa những ảnh hưởng của Covid-19, những điểm sáng này chính là dấu hiệu tích cực để phát đi những thông điệp tràn đầy tin yêu hy vọng về câu chuyện khởi sắc trở lại sau mùa dịch.
(Nguồn: Tổ Ong Vàng TGB)
" alt=""/>Tổ Ong Vàng TGB cùng học sinh, phụ huynh ‘vượt bão’ CovidĐiểm thuận lợi để lên kế hoạch dài hơi là các con nắm được lịch nghỉ từ lâu mà không cần phải đợi bất kỳ thông báo chính thức nào, một điều hơi khác với bạn bè đồng trang lứa của các cháu tại TP HCM - cũng như nhiều tỉnh thành khác ở Việt Nam - vẫn chờ đợi những công bố và điều chỉnh về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các Sở Giáo dục địa phương. Lịch nghỉ Tết của người lao động mới vừa được Thủ tướng chốt và nhiều phụ huynh lại đang đợi chốt lịch của trẻ con để điều chỉnh kế hoạch của gia đình. Nhiều nhà rơi vào thế bị động thậm chí vỡ kế hoạch vì lịch thay đổi nhiều lần.
Chiều 5/12, Sở Giáo dục TP HCM cho biết đang tính toán đề xuất điều chỉnh lịch nghỉ Tết của học sinh trên địa bàn. Một tuần trước đó, kế hoạch ban đầu đưa ra gặp nhiều phản ứng của phụ huynh vì thời gian nghỉ quá ít, đặc biệt là so với những năm trước đây. Năm học của TP HCM kéo dài từ ngày 5/9 đến 31/5. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một năm học phải có 35 tuần thực học và hai tuần cho việc nghỉ lễ và các hoạt động khác. Thế nên, kéo dài ngày nghỉ Tết sẽ không đủ thời gian đảm bảo thời lượng quy định của Bộ. Nhưng, nếu kỳ nghỉ quá ngắn, học sinh TP HCM - địa bàn vốn có nhiều lao động nhập cư đến từ mọi miền đất nước - sẽ rất khó khăn trong việc di chuyển đoàn tụ gia đình.
Khoản 1 Điều 112 Bộ Luật Lao động 2019 quy định chi tiết danh sách các ngày nghỉ lễ trong năm của Việt Nam, trong đó có năm ngày nghỉ Tết âm lịch. Khoản 3 của điều luật này cũng quy định tùy theo tình hình mỗi năm, Thủ tướng sẽ quyết định ngày nghỉ cụ thể đối với dịp Tết Nguyên đán. Về mặt nguyên tắc, điều khoản này tạo sự linh hoạt nhằm mang lại lợi ích cho người dân khi kết hợp các ngày nghỉ chính thức với những ngày nghỉ cuối tuần. Tuy nhiên, sự linh hoạt này lại vô tình đẩy người dân và cả hệ thống kinh tế vào thế bị động hàng năm mỗi dịp gần Tết hay các lễ lớn.
Tại Pháp, dịp nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới với học sinh được quy định là hai tuần. Trong đó, 25/12 và 1/1 là những ngày lễ chính thức và hai tuần nghỉ của học sinh phải bao trọn hai ngày này. Do đó, học sinh sẽ học buổi cuối cùng vào thứ sáu trước ngày 25/12 và trở lại trường vào thứ hai sau ngày 1/1. Như vậy các em có hai tuần nghỉ trọn vẹn với hai cuối tuần, đầu và cuối kỳ nghỉ.
Quy tắc này được áp dụng từ năm này sang năm khác, thống nhất trên toàn quốc và mọi người có thể biết trước lịch nghỉ một cách chủ động. Phụ huynh, vì đã biết trước lịch, có thể sử dụng ngày phép của mình hoặc tự thu xếp cho con cái các hoạt động phù hợp dịp này. Ngoài ra, các kỳ nghỉ khác trong năm học (thường học sinh phổ thông ở Pháp cứ học hơn tháng rưỡi lại được nghỉ hai tuần), tuy có sự bố trí lệch vùng nhằm giảm tải hệ thống, cũng được ấn định dựa trên quy tắc tương tự kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới. Mỗi kỳ nghỉ có những ngày lễ hoặc cột mốc nào đó được dùng để đánh dấu chính và thời gian nghỉ sẽ được tính dựa trên cơ sở ngày thứ sáu và thứ hai. Nói cách khác, nếu không có những sự thay đổi về luật hay sự kiện bất khả kháng (ví dụ như dịch Covid-19 vào năm 2020), tất cả gia đình đều dễ dàng biết trước lịch nghỉ của học sinh trong những năm sắp đến.
Ngày nghỉ Tết ở Việt Nam là câu chuyện năm nào cũng có và năm nào cũng phát sinh tranh cãi dù những người làm kế hoạch cũng rất mệt mỏi để tính toán. Người làm kế hoạch tại các Sở Giáo dục địa phương gặp khó với việc vừa bảo đảm kỳ nghỉ đủ dài, vừa bảo đảm số tuần thực học và vừa kết thúc đúng ngày 31/5. Nếu thời gian thực học là một điều kiện cứng vì thay đổi nó sẽ dẫn đến thay đổi toàn bộ chương trình học, thì việc bắt đầu hay kết thúc năm học lúc nào là những điều kiện có thể nới giãn.
Dẫu biết Bộ Luật Lao động hiện hành và các quy định của ngành giáo dục đang cho phép nhiều điều chỉnh nhằm mang lợi ích cho người dân, nhưng sự linh hoạt (đôi lúc tùy tiện) đó lại đang khiến mọi thứ trì trệ tới giờ phút cuối.
Vì thế, nếu nhà làm luật dành phần khó về mình bằng những tính toán khoa học hơn thì các cơ quan quản lý sẽ bớt đi đầu việc mỗi năm, còn các gia đình sẽ chủ động hơn. Hãy để phần linh hoạt cho mỗi người dân tự tính trong phạm vi số ngày phép họ được hưởng.
Võ Nhật Vinh
" alt=""/>Nhốn nháo lịch nghỉ Tết