Cụ thể, nghị quyết 16 dừng thực hiện nghị quyết 08 của Hội đồng trường về việc bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng đối với ông Ngô Quốc Đạt; Nghị quyết 17 dừng thực hiện nghị quyết 09 của Hội đồng trường về việc bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng đối với ông Hà Mạnh Tuấn. |
Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã ra đã thu hồi nghị quyết bổ nhiệm 2 phó hiệu trưởng |
Hai nghị quyết đều do GS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường ký.
Hồi đầu tháng 4, Hội đồng trường Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Ngô Quốc Đạt và ông Hà Mạnh Tuấn làm Phó Hiệu trưởng.
Tuy nhiên, Bộ Y tế sau khi kiểm tra đã đề nghị nhà trường rà soát toàn bộ về điều kiện, quy trình bổ nhiệm, để đảm bảo thực hiện đúng quy định.
Kết quả kiểm tra của Tổ công tác đã chỉ ra một điểm quan trọng, nhà trường đã ban hành quy trình bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng trong quy chế tổ chức hoạt động, tuy nhiên trường không thực hiện đúng quy trình mà trường đã ban hành.
Về tiêu chuẩn bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng, trong quy chế đã quy định tiêu chuẩn về kinh nghiệm trong công tác quản lý như sau: “đã tham gia quản lý cấp bộ môn hoặc tương đương trở lên ở cơ sở giáo dục đại học hoặc tương đương ít nhất 5 năm”. Như vậy, trường hợp ông Hà Mạnh Tuấn không đáp ứng tiêu chuẩn này.
Về việc đề xuất bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng, theo quy trình bổ nhiệm do trường ban hành thì Hiệu trưởng đề xuất chủ trương bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng với Hội đồng trường, sau khi Hội đồng trường thống nhất thì Hội đồng trường sẽ xin chủ trương từ Đảng ủy. Tuy nhiên, trong thực tế việc này không được thực hiện đúng như quy trình trường đã ban hành. Đảng ủy đề xuất việc bổ nhiệm 2 Phó Hiệu trưởng.
"... Chúng tôi rất chia sẻ với các trường tuy nhiên, chúng ta cần mạnh dạn chấp nhận cái sai, nếu nhà trường đồng ý với kết luận của tổ công tác thì đề nghị báo cáo cấp ủy lãnh đạo để tự thu hồi quyết định, báo cáo kết quả với Lãnh đạo Bộ. Trường hợp nhà trường không tự thu hồi quyết định, Bộ Y tế sẽ có văn bản yêu cầu trường thu hồi quyết định bổ nhiệm" - ông Nguyễn Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Y tế nói.
Trao đổi với VietNamNet, GS.TS Trần Văn Thuấn, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho hay quan trọng nhất là có 4 quy trình bổ nhiệm do chính Trường ĐH Y Dược TP.HCM ban hành. Những quy trình của trường ban hành đã chuẩn nhưng chính trường lại thực hiện không đúng theo 4 quy trình này.
Về vai trò cơ quan chủ quản với các trường ĐH tự chủ, ông Thuấn nêu quan điểm: “Trường tự chủ cũng đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Y tế. Xuyên suốt là sự chỉ đạo của Đảng và phải làm đúng hành lang pháp lý. Không phải tự chủ muốn làm như thế nào thì làm”.
Thanh Hà

Bộ Y tế nói gì vụ thu hồi QĐ bổ nhiệm 2 Phó Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM?
Về việc đề nghị thu hồi quyết định bổ nhiệm 2 Phó Hiệu trưởng, GS.TS Trần Văn Thuấn - Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho hay Trường ĐH Y Dược TP.HCM tự đặt ra quy định nhưng lại thực hiện không đúng.
" alt=""/>Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã ra đã thu hồi quyết định bổ nhiệm 2 phó hiệu trưởng
Nhìn vóc dáng cao to của anh Trần Văn Hậu, thật khó để người mới gặp tin rằng anh đang mắc bệnh nặng. Tuy nhiên, khi bác sĩ lật tấm lưng của anh lên, ngoài vết sẹo dài chạy dọc xương sống, chỗ ụ ngồi đã bị lở loét rộng và sâu hoắm, trông khá đáng sợ.Cách đây gần 2 năm, anh Hậu không may bị tai nạn hy hữu tại nhà. Bình nước 500ml rơi trúng người khiến anh bị gãy 3 đốt sống lưng. Do hoàn cảnh quá khó khăn, anh chỉ được điều trị ở các bệnh viện tại địa phương trong khoảng 3 tháng, sau đó đưa về nhà, nằm một chỗ.
 |
Bởi anh Hậu có vóc dáng cao to nên việc chăm sóc khá vất vả, chị Hiểu đành nghỉ việc để trông nom. |
Dù chị Hiểu (vợ của anh) đã phải nghỉ làm để chăm sóc, thế nhưng cuộc sống túng thiếu, điều kiện vệ sinh cũng chẳng thể đảm bảo khiến phần ụ ngồi của anh Hậu ngày càng lở loét, hoại tử.
“Do bị liệt, mất cảm giác nên anh ấy không biết gì, đến lúc da bị trầy, tôi chăm sóc thế nào cũng không khỏi”, chị Hiểu than thở.
Cứ thế vết hoại tử ngày một nặng hơn nhưng chị cũng chẳng có tiền để đưa chồng đi chữa. Đến giữa tháng 12, khi chỗ vết thương lan rộng bằng miệng cái bát con, chị Hiểu lo lắng, vay mượn khắp nơi được vài triệu đồng để chuyển anh Hậu từ Kiên Giang lên TP.HCM thăm khám.
 |
Bác sĩ Trần Minh Duy cho biết, anh Hậu bị tổn thương tủy sống nên bị liệt phần dưới, gần như không còn khả năng bình phục. |
Bác sĩ Trần Minh Duy, Khoa Ngoại chỉnh hình, Bệnh viện phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp cho biết, do anh Hậu bị tổn thương tủy sống nên phần dưới không còn cảm giác. Nằm một chỗ quá lâu, không được chăm sóc đúng cách dẫn đến bị lở loét. Nếu không điều trị kịp thời, vết loét cứ ăn sâu dần, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và gây tử vong.
Tuy nhiên, anh Hậu còn mắc bệnh đái tháo đường nên trước mắt, các bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị bệnh lý này. Khi sức khỏe anh Hậu ổn định mới có thể lên lịch mổ, cắt lọc hết phần hoại tử, xoay vạt da để che chỗ loét và cho bệnh nhân tập vật lý trị liệu. Theo dự kiến, thời gian điều trị phải kéo dài cả tháng, chi phí khoảng 25 triệu đồng.
Nghe bác sĩ nói số tiền, chị Hiểu ngẩn người. Trước đó, để đưa được chồng lên thành phố thăm khám, chị đã phải chạy vạy khắp nơi cũng chỉ được vài triệu lẻ. Giờ khoản tiền chữa trị vài chục triệu đồng đối với gia đình là quá xa vời, chẳng biết kiếm ở đâu được.
Trước khi xảy ra chuyện không may, anh Hậu làm nghề bơm cát mướn cho người dân, công việc khi có khi không nên thu nhập cũng bấp bênh. Gia đình không có phương tiện canh tác nên chị Hiểu cũng đi làm mướn, từ cắt lúa tới nhổ cỏ… mùa nào việc nấy.
Sau khi anh Hậu gặp tai nạn, con trai đang học lớp 8 đã phải dừng đến trường để đi làm, trở thành trụ cột chính trong nhà. Con gái út còn nhỏ nên chẳng thể đỡ đần. Từ ngày anh gặp nạn đến nay, chi phí đã "ngốn" hơn 100 triệu, số tiền mà cả đời chị Hiểu cũng không nghĩ mình có nổi.
 |
Gia đình chị Hiểu thuộc hộ cận nghèo, đã lâm vào cùng đường. |
Cả gia tài là căn nhà tạm lợp tôn, nhỏ đến nỗi giờ muốn bán mà chẳng ai mua. Gần 2 năm nay, ngoài số tiền thu nhập ít ỏi của con trai nhỏ, gia đình chị phải tằn tiện số tiền hỗ trợ dành cho người khuyết tật, chỉ khoảng 1 triệu đồng.
Mấy ngày nay, vừa ở bệnh viện chăm sóc chồng, lại vừa gọi điện khắp nơi cầu cứu giúp đỡ viện phí nhưng chưa được, chị Hiểu sốt ruột, nhiều ngày mất ngủ khiến đôi mắt đỏ quạch. Chị rất sợ anh Hậu không có tiền điều trị sẽ gây nguy hiểm tính mạng.
“Còn người cũng còn tiếng nói, còn chỗ dựa tinh thần cô ạ. Chứ nếu anh gặp chuyện không may thì mấy mẹ con tôi bơ vơ quá”, chị Hiểu giãi bày.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp hoặc chị Nguyễn Thị Hiểu; địa chỉ: Ấp Hòa Lợi, xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Số điện thoại: 0886563145.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.066 (anh Trần Văn Hậu)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081." alt=""/>Tai nạn bất ngờ, người đàn ông nguy cơ nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong