 phối hợp tổ chức với chủ đề “Hiện đại hóa hạ tầng viễn thông & dịch vụ nội dung số hướng tới thúc đẩy kinh tế số, xã hội số”.</p><p>Trong những năm qua, hội thảo Băng rộng di động và ICT đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, nhiều cơ quan quản lý và đông đảo cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông và CNTT. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ban tổ chức đã phải thay đổi hình thức hội thảo, tiến hành song song với 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến.</p><table class=)
 |
Ông Đoàn Quang Hoan – Tổng Thư ký Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam. |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đoàn Quang Hoan – Tổng Thư ký Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam cho biết, dịch vụ viễn thông băng rộng nói chung và băng rộng vô tuyến nói riêng đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội.
Cứ 10 năm, vô tuyến băng rộng lại thay đổi thế hệ một lần. Thế hệ sau lại có đóng góp cho sự phát triển của kinh tế xã hội lớn hơn, với những cách thức mới mẻ hơn mà thế hệ trước không thể có được.
Sự cải tiến, đổi mới liên tục diễn ra ngay trong cùng một thế hệ, trên cả mạng lưới và dịch vụ. Bởi vậy, Hội vô tuyến Điện tử Việt Nam đã tổ chức hội thảo World Mobile Broadband & ICT thường niên để phản ánh những sự cải tiến, đổi mới đó.
Sự kiện này là nơi để các nhà cung cấp giải pháp và thiết bị, các nhà khai thác mạng và cung cấp dịch vụ cùng chia sẻ thông tin, cập nhật các kinh nghiệm phát triển. Đây cũng là diễn đàn nhằm cung cấp thông tin bổ ích cho các cơ quan quản lý để giúp điều chỉnh chính sách, điều chỉnh các quy trình quản lý phù hợp để thay đổi công nghệ và thị trường.
 |
Ngành viễn thông cần được phát triển và thúc đẩy để làm nền tảng cho sự phát triển của kinh tế số, xã hội số. |
Chia sẻ tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Phạm Đức Long hoan nghênh Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam cùng tập đoàn IDG đã tổ chức buổi hội thảo. Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng tốc về chuyển đổi số, buổi hội thảo này hết sức có ý nghĩa.
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ tới Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt tại Việt Nam, chuyển đổi số đang diễn ra trên mọi ngành, mọi lĩnh vực và đã bước vào giai đoạn tăng trưởng.
Đại hội 13 của Đảng đã đưa ra nhiệm vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, kinh tế số đến năm 2025 sẽ chiếm 20% GDP. Đây là mục tiêu hết sức thách thức nhằm hiện thực hóa khát vọng Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2045.
Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, muốn phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số thì chắc chắn phải có hạ tầng số. Hạ tầng số phải đi trước một bước. Với sự phát triển, hội tụ giữa viễn thông và CNTT, hạ tầng viễn thông đã chuyển mình trở thành hạ tầng số.
 |
Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Phạm Đức Long. |
Bộ TT&TT xác định hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông cùng với hạ tầng dữ liệu. Hiện nay, Việt Nam đã đặt mục tiêu làm chủ hạ tầng băng rộng, trong đó có hạ tầng thiết bị 5G cũng như các công nghệ, nền tảng mang tính chất hạ tầng theo chiều hướng Make in Vietnam.
Bộ TT&TT đã báo cáo chính phủ đưa ra mục tiêu Việt Nam sẽ lọt top 30 nước có hạ tầng phát triển trước năm 2025. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ TT&TT đã xây dựng và trình chính phủ chiến lược phát triển hạ tầng số giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, có những mục tiêu thách thức như làm thế nào để xây dựng được một hạ tầng số hiện đại, đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số và không bỏ lại ai ở phía sau trong quá này.
Thứ trưởng Phạm Đức Long đề nghị, khi nói về chuyển đổi số, về phát triển hạ tầng số, xây dựng các nền tảng số thì việc cần làm là phải có thể chế số. Nói về dữ liệu số, về hạ tầng dữ liệu nhưng phải thể chế hóa để vừa quản lý lại vừa thúc đẩy sự phát triển.
“Hạ tầng số có cả dữ liệu số, vậy phải làm thế nào để quản được những dữ liệu số ấy? Dữ liệu là tài nguyên. vậy tài nguyên của người Việt đặt ở đâu, cần quản lý như thế nào để thúc đẩy thay vì hạn chế sự phát triển?”, Thứ trưởng Phạm Đức Long đặt vấn đề.
Hiện nay, 80% dữ liệu của người Việt ở nước ngoài. Cần làm sao để dữ liệu của người Việt sản sinh ra ở Việt Nam, phát triển ở Việt Nam và hướng tới doanh thu từ hạ tầng dữ liệu này biến thành 1% GDP vào năm 2025. Đây là một trong những vấn đề cần nghiên cứu, xem xét.
Thứ 2 là về cách làm số. Việt Nam đặt mục tiêu rất thách thức là mỗi người dân sở hữu một chiếc smartphone, để mọi người dân được chuyển lên môi trường số.
“Vậy làm thế nào để mỗi người dân có một chiếc smartphone? Làm sao để đến năm 2025 mỗi hộ gia đình có một đường truyền cáp quang Internet, từ đó kết nối lên môi trường số. Làm sao để Việt Nam đạt top 30 về hạ tầng số?”. Những điều này đòi hỏi một cách làm đột phá, xuất sắc.
Thứ trưởng Phạm Đức Long mong muốn qua thực tế phát triển cũng như các kinh nghiệm của quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức cần nêu lên kiến nghị, đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước để Việt Nam có thể hoàn thiện thể chế và cách làm số.
Trọng Đạt

‘Giấc mơ 6G’ sẽ thế nào nếu thành hiện thực?
Suy nghĩ về ‘người kế nhiệm’ của 5G từ bây giờ có vẻ hơi sớm, nhưng với chu kỳ thay thế mạng không dây 10 năm lại diễn ra một lần, 6G có thể ra mắt sớm nhất vào năm 2030.
" alt=""/>Chuyển đổi số Việt Nam: Cần hình thành thể chế số và cách làm số
, Sở TT&TT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Nhà đăng ký tên miền iNET ký kết biên bản phối hợp triển khai chương trình thúc đẩy sử dụng tên miền quốc gia .VN trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu.</p><table class=)
 |
Đại diện VNNIC, Sở TT&TT Bà Rịa - Vũng Tàu và iNET ký kết biên bản phối hợp triển khai chương trình thúc đẩy sử dụng tên miền quốc gia .VN trên địa bàn tỉnh. |
Đây là hoạt động nằm trong chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển đổi mô hình kinh doanh trực tuyến hiệu quả với các dịch vụ số sử dụng tên miền .VN
Với việc điểm đăng ký tên miền .VN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi vào hoạt động, hiện các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã có thể dễ dàng đăng ký sử dụng tên miền .VN với nhiều chính sách ưu đãi như được tặng website đăng tải 150 sản phẩm, hỗ trợ kết nối tự động với sàn thương mại điện tử, các nền tảng thanh toán và vận chuyển, chứng chỉ bảo mật đảm bảo giao dịch an toàn và hiệu quả.
Đồng thời, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân còn được tập huấn để nắm rõ được cách xây dựng và vận hành website một cách đơn giản và hiệu quả. Website cũng tích hợp hơn 200 mẫu thiết kế sẵn phù hợp với những ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng kinh doanh phổ biến tại Bà Rịa – Vũng Tàu như: Hợp tác xã ngành nghề, hộ kinh doanh cá thể; các doanh nghiệp trên địa bàn, doanh nghiệp du lịch/dịch vụ; các cơ sở y tế; các cơ sở giáo dục.
 |
Điểm đăng ký tên miền .VN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa được khai trương tại địa chỉ brvtict.vn |
Nhấn mạnh sau Covid các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Lê Văn Tuấn cho rằng vì thế càng cần đẩy nhanh chuyển đổi số. Tuy nhiên, ông Lê Văn Tuấn cũng chỉ rõ, các doanh nghiệp nhỏ vướng về chi phí nên cần sự hỗ trợ từ các bên, bao gồm cả hỗ trợ của các doanh nghiệp công nghệ trong quá trình chuyển đổi số.
Dẫn kết quả khảo sát của Bộ KH&ĐT năm 2021, đại diện Sở TT&TT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin: Với các doanh nghiệp mới bắt đầu chuyển đổi số, 57% doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp tiếp thị trực tuyến; 53,7% doanh nghiệp có nhu cầu về các giải pháp về làm việc nội bộ. Tiếp đó là các giải pháp giao dịch điện tử (43%) và Hạ tầng mạng, dữ liệu (39,6%). “Vì thế, sự hỗ trợ của các đơn vị cũng cần quan tâm đến nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, ông Lê Văn Tuấn lưu ý.
Tại sự kiện, đại diện VNNIC cam kết hợp tác với Sở TT&TT Bà Rịa - Vũng Tàu nâng cao tỷ lệ doanh nghiệp có website sử dụng tên miền .VN. Địa phương hướng tới mục tiêu năm 2030 có tên trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về mức độ chuyển đổi số, phát triển đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính. Năm 2022, Sở TT&TT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu hỗ trợ được 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh chuyển đổi số, có website với tên miền .VN
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, thời gian tới VNNIC, Sở TT&TT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và iNET sẽ đồng hành triển khai, mở rộng các nhóm đối tượng khách hàng đa lĩnh vực ngành nghề để hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương xây dựng nhận diện thương hiệu, kinh doanh trực tuyến trên Internet, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Vân Anh

Cá nhân, doanh nghiệp tại Lâm Đồng được hỗ trợ chuyển đổi số với tên miền .VN
Chương trình phối hợp giữa VNNIC, Sở TT&TT Lâm Đồng và iNET được thiết kế với những ưu đãi dành riêng cho tỉnh Lâm Đồng, gồm tên miền .VN và bộ giải pháp phục vụ kinh doanh trực tuyến, để hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp chuyển đổi số.
" alt=""/>Khai trương điểm đăng ký tên miền .VN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

 |
Kết quả xếp hạng Chính quyền điện tử của 10/26 sở, ban, ngành tại Phú Thọ năm 2021. |
Cụ thể, ở nhóm 26 sở, ban, ngành của tỉnh Phú Thọ, 10 đơn vị có tổng điểm năm 2021 cao hơn cả lần lượt là Cục Thuế tỉnh; Sở TT&TT, Văn phòng UBND tỉnh; Sở Y tế; Sở Tài chính; Sở KH&ĐT; Kho bạc Nhà nước tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh; Sở LĐTB&XH; Sở GD&ĐT.
Với nhóm 13 UBND huyện, thị xã, thành phố, trong năm 2021 các cơ quan đều có sự cải thiện điểm số so với năm 2020. Năm cơ quan có điểm số cao là các UBND thị xã Phú Thọ, huyện Tân Sơn, huyện Tam Nông, huyện Yên lập và huyện Thanh Ba.
 |
Kết quả xếp hạng Chính quyền điện tử của 13 huyện, thị xã, thành phố của Phú Thọ năm 2021. |
UBND tỉnh Phú Thọ cũng công bố chi tiết điểm số về mức độ phát triển Chính quyền điện tử năm 2021 của 225 xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết trực tuyến mức 3, 4 chiếm trên 55,7%
Cùng với việc công bố xếp hạng mức độ Chính phủ điện tử cơ quan nhà nước trên địa bàn, UBND tỉnh Phú Thọ còn có đánh giá, nhận định về tình hình phát triển chính quyền điện tử tại địa phương trong năm vừa qua, về mức độ hiện diện, mức độ tương tác, mức độ giao dịch cũng như mức độ chuyển đổi.
Đơn cử như, về mức độ chuyển đổi, 100% cơ quan cấp sở, cấp huyện ứng dụng mẫu biểu điện tử, 3 đơn vị ứng dụng quản lý người dùng và đăng nhập 1 lần cho các phần mềm ứng dụng là Cục Thuế tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh.
100% các cơ quan nhà nước của tỉnh Phú Thọ đã triển khai đồng bộ hệ thống một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công của tỉnh đảm bảo các điều kiện kết nối liên thông chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia, các cơ quan, đơn vị đảm bảo cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 trong việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính phục người dân và doanh nghiệp.
Phần mềm quản lý văn bản và điều hành đảm bảo kết nối liên thông từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. 100% các cơ quan nhà nước của tỉnh triển khai gửi nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số thay thế hoàn toàn văn bản giấy giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định). Tỷ lệ văn bản đi ký số thay thế văn bản giấy cấp sở, cấp huyện đạt trên 96,08% tăng 4,79% so với năm 2020; Tỷ lệ văn bản đi ký số thay thế văn bản giấy cấp xã đạt 73,06%, tăng 7,2% so với năm 2020.
 |
Cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử tỉnh được triển khai đồng bộ, thống nhất trong các cơ quan nhà nước của tỉnh (Ảnh minh họa: Sở TT&TT Phú Thọ) |
Về mức độ giao dịch, Cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử tỉnh được triển khai đồng bộ, thống nhất trong các cơ quan nhà nước của tỉnh. Hệ thống cung cấp 1.985 thủ tục hành chính, trong đó tỷ lệ dịch vụ công mức 3, 4 đạt 75,36%. Trong năm 2021, hệ thống đã tiếp nhận 940.469 hồ sơ và thực hiện giải quyết 917.118 hồ sơ đạt, tỷ lệ 97,51% hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết theo hình thức trực tuyến mức 3, 4 là 513.922 hồ sơ, đạt tỷ lệ 55,73%, tăng 25,33% so với năm 2020.
Cùng với đó, 100% các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị; UBND cấp xã, phường; thị trấn đã mở tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt; hoàn thiện triển khai tích hợp thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục đất đai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 863 hồ sơ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục đất đai tại thành phố Việt Trì, huyện Thanh Sơn, huyện Tam Nông, huyện Tân Sơn, thị xã Phú Thọ.
Trong năm 2021, hệ thống Hội nghị trực tuyến đã được triển khai đồng bộ đến 100% các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tổng số đã diễn ra hơn 500 cuộc họp trực tuyến được tổ chức với hơn 3.000 điểm cầu, số đại biểu dự họp trên 250.000 người.
Kết quả đánh giá cho thấy, việc tổ chức các cuộc họp trực tuyến đã góp phần tiết kiệm thời gian, kinh phí tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành từ cấp tỉnh về cấp huyện, xã. Tuy nhiên, bên cạnh những huyện triển khai tốt như Tân Sơn, Thanh Thủy… tỷ lệ cuộc họp trực tuyến trên tổng số cuộc họp nội huyện giữa cấp huyện và cấp xã chưa cao, một số đơn vị chưa thường xuyên tổ chức họp giao ban trực tuyến từ cấp huyện về cấp xã như Phù Ninh, Tam Nông.
Vân Anh

Những thay đổi vượt bậc trong xây dựng chính phủ điện tử tại Phú Thọ trong 05 năm qua
Theo đánh giá của lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ, về Viễn Thông – CNTT giữa tỉnh Phú Thọ và Tập đoàn VNPT là sự hợp tác toàn diện, chặt chẽ và góp phần thay đổi về chất và lượng hạ tầng công nghệ nơi miền Trung du này.
" alt=""/>Cục Thuế, thị xã Phú Thọ dẫn đầu về mức độ Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh