Ngay sau lễ khai mạc, Hội nghị đã tiến hành phiên họp hẹp AMCC với chủ đề 1: “Kế hoạch làm việc cấp khu vực về việc áp dụng các chuẩn mực”. Tại phiên họp này, các đoàn đã trao đổi thông qua các nhiệm vụ tiếp theo của Ủy ban công tác quan chức cấp cao về lộ trình thực hiện đối với các chuẩn mực ứng xử trên không gian mạng.
Sau đó, trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra phiên họp hẹp AMCC với chủ đề 2: “Củng cố năng lực bảo vệ an ninh mạng cấp khu vực thông qua các biện pháp bảo vệ cơ sở hạng tầng trọng yếu về mạng”.
Phát biểu tại phiên họp với chủ đề thứ 2, Thứ trưởng Lương Tam Quang chia sẻ, Việt Nam đang triển khai “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, với mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). Trong quá trình chuyển đổi số này, an ninh, an toàn thông tin mạng là yếu tố then chốt.
Bên cạnh đó, Bộ Công an Việt Nam chú trọng tăng cường tiềm lực an ninh mạng để bảo vệ các hạ tầng thông tin trọng yếu thông qua việc đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; đồng thời nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các phần mềm, thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu.
Việt Nam cũng chú trọng tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và quốc tế để kịp thời ứng phó với các sự cố tấn công vào các cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu.
H.A.H
Ngày 25/6/2020, các chuyên gia CNTT, an toàn thông tin của Việt Nam tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM cùng chuyên gia của 9 nước ASEAN khác và Nhật Bản tham gia diễn tập quốc tế ASEAN-Nhật Bản 2020 chủ đề “Phòng chống tấn công mạng xuyên quốc gia”.
" alt=""/>Việt Nam tham dự trực tuyến Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về An ninh mạngSau phát ngôn không khuyến khích người trẻ học code của CEO NVIDIA, câu chuyện này đã trở thành một chủ đề gây nhiều tranh cãi.
Theo anh Nguyễn Hữu Cầm, giảng viên CNTT một trường đại học ở Hà Nội, trẻ em hiện nay vẫn nên học lập trình.
Chia sẻ với VietNamNet, anh cho rằng, AI hiện mới chỉ đáp ứng được một số công việc, trong khi những công việc mang tính đặc thù vẫn cần đến sự tham gia của con người.
Các nội dung do AI sinh ra hiện vẫn mang nhiều tính chủ quan, đặc biệt là các nội dung có yếu tố chính trị, tôn giáo. Do vậy, AI vẫn cần được cung cấp nguồn dữ liệu đầu vào chuẩn và phải được “rèn luyện”. Điều này cần tới sự giám sát của con người.
Theo anh Cầm, cần một khoảng thời gian nữa để AI có thể thay thế hoàn toàn con người trong việc lập trình. Tuy nhiên, lúc đó sẽ lại sinh ra các ngành khác cần đến công việc lập trình.
Từ góc độ một người làm giáo dục, vị giảng viên này cho hay, tỷ lệ sinh viên CNTT ra trường có việc làm ngay hiện vẫn ở mức cao. Tuy vậy, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, thị trường nhân sự CNTT đang ngày một cạnh tranh hơn.
“Sinh viên CNTT mới ra trường nếu muốn có việc làm tốt ngay không đơn giản, khi yêu cầu của nhà tuyển dụng ngày một cao. Fresher (sinh viên mới ra trường) cần phải có kiến thức như junior (người mới đi làm một vài năm). Việc giỏi ngoại ngữ cũng là một tiêu chí để giúp các bạn có thêm điểm cộng”, anh Cầm nói.
Chia sẻ về câu chuyện này, TS Đặng Minh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ CMC cho hay, ông tôn trọng góc nhìn của ông Jensen Huang bởi đó là quan điểm riêng của từng người.
Theo TS Đặng Minh Tuấn, việc trả lời câu hỏi “Trẻ em có nên học code hay không?” cũng tương tự như câu hỏi “Học toán để làm gì?”.
“Máy tính và điện thoại đã có ở khắp nơi, sao còn phải học phép toán cộng, trừ, nhân, chia? Tương tự, có người phiên dịch rồi tại sao người ta vẫn học ngôn ngữ của dân tộc khác? Học lập trình là để hiểu cách thức thực hiện các bài toán logic, hiểu ngôn ngữ của máy tính. Đây cũng là một kỹ năng để người sở hữu nó có thể chủ động giải quyết được những công việc đơn giản”, TS Đặng Minh Tuấn nhận định.
TS Đặng Minh Tuấn cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc học lập trình không phải là điều kiện bắt buộc. Tuy nhiên, nếu có kỹ năng lập trình, các bạn trẻ sẽ có những lợi thế nhất định, dù mức độ lợi thế cụ thể ra sao sẽ tùy theo từng thời điểm.
Trong thời gian ngắn trước mắt, AI vẫn chưa thay thế được con người, trái lại nó sẽ hỗ trợ cho người làm IT làm việc hiệu quả hơn. Thậm chí, việc ứng dụng AI mạnh mẽ còn mở ra những cơ hội việc làm mới mà trước đây chưa từng có.
Điều này cũng giống như khi taxi ra đời thì nghề đạp xích lô sẽ bị thu hẹp, nhưng lại xuất hiện các ngành nghề khác liên quan đến việc sửa chữa, cung ứng vật tư cho loại hình phương tiện mới.
Để không bị AI thay thế, người làm IT cần trang bị thêm cho mình kỹ năng khai thác AI. Họ cũng phải hiểu nguyên lý hoạt động của trí tuệ nhân tạo, từ đó phát huy những ưu điểm và hạn chế mặt tiêu cực mà AI mang lại.
Theo điều tra sơ bộ của cảnh sát Gambia, tổng cộng 69 trẻ em - hầu hết dưới 5 tuổi - tử vong do tổn thương thận cấp tính có liên quan đến siro ho của Công ty Maiden Pharmaceuticals sản xuất tại Ấn Độ và được nhập khẩu thông qua một công ty có trụ sở tại Mỹ.
Tất cả 4 sản phẩm đã bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo không an toàn.
Sau khi có báo cáo của WHO, các quan chức Ấn Độ đã ngừng sản xuất các loại siro ho trên tại một nhà máy của Maiden Pharmaceuticals sau khi phát hiện cả chục vi phạm.
Người đứng đầu ngành y tế bang Haryana, Anil Vij, cho biết đã kiểm tra một nhà máy gần thị trấn Sonipat, sau đó yêu cầu ngừng sản xuất những loại siro này. Công ty dược phẩm bị cáo buộc đã không thực hiện kiểm tra chất lượng propylene glycol, diethylene glycol và ethylene glycol (thành phần có trong siro).
Ngoài ra, trang web Moneycontrolcủa Ấn Độ đưa tin, một số lô propylene glycol không có ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Dung môi diethylene glycol và ethylene glycol được sử dụng trong chất chống đông, dầu phanh và các ứng dụng công nghiệp khác. Các loại hóa chất đó được dùng thay thế cho glycerine với chi phí rẻ hơn trong một số dược phẩm như dung môi hoặc chất làm đặc trong nhiều loại siro ho.
Chất lỏng không màu, nhớt, có vị ngọt này đã được tìm thấy trong một số vụ ngộ độc hàng loạt từ năm 1937.
Maiden Pharmaceuticals nói, siro ho chỉ được phép xuất khẩu sang Gambia, không bán ở Ấn Độ. Công ty giải thích đã lấy nguyên liệu thô từ các công ty có uy tín và chứng nhận.
Công suất hằng năm của hãng dược trên là là 2,2 triệu chai siro, 600 triệu viên nang, 18 triệu liều tiêm, 300.000 ống thuốc mỡ và 1,2 tỷ viên nén tại 3 nhà máy.
Nhưng theo Independent, thị trường dược phẩm Ấn Độ không xa lạ với những chất lỏng độc hại gây tử vong.
“Ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ đã có vấn đề về ngộ độc diethylene glycol từ lâu, với sự cố đầu tiên được báo cáo vào năm 1972 ở Madras (Chennai ngày nay)” nhà hoạt động y tế công cộng Dinesh Thakur nói với Hindustan Times.
Những vụ ngộ độc xảy ra bởi vì một số công ty dược phẩm ở Ấn Độ không kiểm tra tất cả các tá dược trước khi chúng được sử dụng trong sản xuất thuốc mặc dù đã có quy định.