Cách đây khoảng 10 năm, con trai lớn của chị là Tấn Thông (11 tuổi), thường xuyên có biểu hiện sốt, ói. Trong đợt đưa con đi khám bệnh, chị đưa con trai út là Tấn Minh, khi ấy mới 4 tuổi đi cùng. Chẳng thể ngờ, cả 2 con của chị đều mắc bệnh thận. Tấn Thông phát hiện bệnh quá trễ, đã bị suy thận mạn, còn Tấn Minh mắc hội chứng thận hư.
![]() |
Tấn Minh phải nhập viện để truyền máu liên tục. |
![]() |
Cả 2 con trai cùng mắc bệnh bệnh khiến 10 năm nay gia đình chị Lam lao đao. |
Chị Lam nghèn nghẹn: “Thời điểm phát hiện bệnh, Tấn Thông suy sụp tinh thần lắm, đến nỗi phải trải qua những đợt tư vấn tâm lý. Có một đêm tôi tỉnh dậy, thấy con đang cầm một con dao, thằng bé bảo không muốn chạy thận, thà để nó chết đi cho rồi. Tôi hoảng hồn, khuyên nhủ, rồi sau đó có các bác sĩ khuyên nữa nên con mới bình tĩnh trở lại được”.
Nhập viện được vài tháng thì Tấn Thông bắt đầu chạy thận. Điều trị 10 năm, nhiều lần con phải trải qua lằn ranh sinh – tử, đôi chân cứ yếu dần, đến nay phải chống nạng hoặc có người đỡ. Lên 16 tuổi, con phải chuyển sang bệnh viện điều trị cho người lớn ở dưới Củ Chi, cách nhà hơn 30km.
Hằng ngày, chồng chị Lam sau giờ làm mới đưa Tấn Thông đi bệnh viện chạy thận, lúc trở về đã 11-12 giờ đêm. Có khi cả tháng ròng, vợ chồng, anh em chẳng kịp nhìn thấy mặt nhau.
![]() |
Người mẹ nghèo thẫn thờ không biết làm sao xoay sở được khoản viện phí sắp tới cho các con. |
Tấn Minh phát hiện bệnh sớm hơn anh trai, con có khoảng thời gian theo dõi bệnh, nhưng cũng chẳng thể cầm cự được lâu. Những ngày chạy thận ở Bệnh viện Nhi đồng 2, Tấn Minh như trải qua cảm giác đau khổ của anh trai mình lúc trước. Mỗi ngày đều tỉnh dậy lúc 3 giờ sáng, đi bộ ra bến xe buýt, bắt 3 chặng mới lên đến bệnh viện. Sau khi lọc máu, 2 mẹ con lại thất thểu bắt 3 chặng xe trở về.
“Có những khi vừa lên xe chạy được một đoạn, con mệt quá, khó thở là phải xuống xe quay ngược trở lại bệnh viện cô ạ. Đúng là nuôi 2 đứa 10 năm mà vất vả như cả một đời rồi, thế nhưng làm cha mẹ rồi chẳng thể ngồi nhìn con héo hon vì bệnh”, người mẹ nghèo nước mắt lưng tròng.
Đợt Tết năm ngoái, con phải ở bệnh viện để truyền máu liên tục, bởi ngoài bị suy thận, Tấn Minh còn mắc phải căn bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh) dẫn đến thiếu máu. Chí phí lên tới hơn 40 triệu đồng, chị Lam chạy vạy, nhờ vả khắp nơi.
Đợt này con lại tiếp tục thiếu máu, đã truyền 3 bịch nhưng vẫn chưa thấy thuyên giảm. Chị không biết 2 mẹ con còn phải ở viện đến khi nào, lại càng không biết phải kiếm đâu ra tiền để đóng viện phí cho con.
![]() |
Ngày nào phải chạy thận, chị Lam và Tấn Minh cũng phải bắt 3 chuyến xe buýt từ Tây Ninh lên đến Bệnh viện Nhi đồng 2. |
Nhiều năm nay, chi phí hằng tháng để chữa bệnh cho các con lên đến 10 triệu đồng, chưa kể những đợt nằm viện cấp cứu hoặc truyền máu. Trong khi đó, nguồn thu nhập duy nhất của gia đình chỉ là khoản lương giáo viên dạy thể dục ít ỏi của chồng chị.
Hai vợ chồng cứ thế bán dần những tài sản đáng giá, chỉ để lại chiếc xe máy đi làm và đưa con đi bệnh viện, đồng thời vay mượn khắp người thân họ hàng. Đợt này, bác sĩ nói lá lách của Tấn Minh to, có khả năng phải mổ, nhưng chị Lam chẳng còn nơi nào để vay mượn được nữa.
“Do lá lách to nên con mệt, đêm không được nằm, cứ ngồi ngủ gục thôi, đau xót lắm các cô chú ơi. Xin hãy giúp con trai tôi với!”, chị Lam khẩn thiết cầu xin.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Nếu bạn thường xuyên ăn trên xe thì có thể sẽ nghĩ lại sau khi đọc các thông tin dưới đây (Ảnh: Autocar).
Một nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng bên trong ô tô có thể còn bẩn hơn cả toilet.
Theo đặt hàng của trang Scrap Car Comparison, các nhà nghiên cứu tại Trường Sinh học thuộc Đại học Aston (Anh quốc) đã tiến hành nghiên cứu mức độ vệ sinh của nội thất ô tô. Họ đã lấy mẫu từ 2 toilet và 5 chiếc ô tô; trong đó có một chiếc mới chỉ dùng 2 năm và một chiếc đã dùng 17 năm.
Các nhà nghiên cứu dùng giẻ lau để lấy mẫu ở 6 vị trí trong xe và để 24 tiếng rồi mới phân tích sự phát triển của vi khuẩn.
Kết quả cho thấy tất cả các xe đều có vi khuẩn chịu nhiệt như trong phân. Đáng ngạc nhiên cốp xe có lượng vi khuẩn cao nhất, và các nhà nghiên cứu lưu ý rằng đây là nơi hầu hết mọi người đều để rau củ quả khi đi chợ.
Vi khuẩn chịu nhiệt cũng được tìm thấy trên ghế lái. Khi biết điều này, chắc hẳn bạn sẽ không còn dám ăn đồ đã rơi xuống ghế.
Khu vực bẩn nhất trên xe ô tô chính là cốp xe, với 1.425 vi khuẩn được tìm thấy trong một miếng giẻ lau; kế đến là ghế lái (649 vi khuẩn), cần số (407 vi khuẩn), ghế sau (323 vi khuẩn), và táp-lô (317 vi khuẩn).
Đáng ngạc nhiên, một trong những nơi sạch nhất trên ô tô chính là vô lăng, nơi tài xế chạm tay vào nhiều nhất - 146 vi khuẩn được tìm thấy trên một miếng giẻ lau. Các nhà nghiên cứu cho rằng lý do là vì trong thời buổi dịch bệnh như hiện nay, mọi người năng sử dụng nước sát khuẩn tay hơn.
Nghiên cứu nhỏ này cũng phát hiện ra rằng xe ô tô càng cũ càng có nhiều vi khuẩn. Tiến sĩ Jonathan Cox cho biết: "Chúng ta không cần phải quá lo lắng, nhưng mọi người nên biết rằng chúng ta không nhìn thấy mọi chất bẩn bằng mắt thường". Kết quả khảo sát cho thấy, mọi người nên cố gắng giữ xe sạch sẽ.
Theo Dân trí
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Két nước ô tô bị tắc nghẽn khiến nước làm mát không lưu thông, dẫn đến động cơ bị quá nhiệt. Do đó, cần vệ sinh két nước định kỳ và đúng cách nhằm hạn chế tối đa các trục trặc khi vận hành, giúp xe hoạt động ổn định.
" alt=""/>Nơi nào bẩn nhất và nơi nào sạch nhất trên xe ô tô?