Theo đó, rất nhiều người được cho là các tài xế giao hàng (shipper) của nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến Now đã kéo đến tập trung quanh trụ sở của ứng dụng này tại Hà Nội. Các tài xế mặc đồng phục của Now tụ tập khá lâu. Nhiều người còn live stream trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý.
Theo những thông tin tìm hiểu ban đầu, các tài xế tụ tập tại đây để phản đối chính sách mới về điểm thưởng của nền tảng này.
Các tài xế mang băng rôn phản đối. Ảnh: FB |
Rất đông các tài xế kéo về trụ sở của Now theo lời kêu gọi trên một group cộng đồng đối tác tài xế hôm 11/8. Các tài xế này đem theo nhiều băng rôn khẩu hiệu với các nội dung như: “Chúng tôi phản đối chính sách điểm tích lũy mới của Now” hay “ Hãy coi nhau là đối tác”. Một số tài xế cũng truyền đi thông điệp “Hãy trả lại chúng tôi mốc điểm như ban đầu để chúng ta cùng nhau hợp tác lâu dài”.
Một bài đăng trên group cộng đồng đối tác Now. |
Theo thông tin ban đầu từ một số tài xế, chính sách mới của Now yêu cầu các shipper làm việc 30 ngày với mỗi ngày tối thiểu 29 đơn hàng để đạt điểm tích lũy. Nhiều tài xế cho biết đây là mốc điểm không thể hoàn thành. Do đó, họ muốn Now cân nhắc lại chính sách hiện tại.
Trả lời ICTNews về việc phản đối của các đối tác tài xế, Giám đốc Marketing của ứng dụng Now cho biết đến chiều nay, hầu hết các tài xế đã rời khỏi trụ sở. Một số thông tin cho thấy Now đã đối thoại với tài xế nhưng chưa đi đến thống nhất.
Vị đại diện Now cũng cho biết phía công ty sẽ có một buổi đối thoại chính thức với đại diện các tài xế trong thời gian sớm nhất để đi đến các thống nhất chung về những chính sách mới.
Duy Vũ
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, dịch vụ gọi xe GrabCar sẽ dừng hoạt động cho tới khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có thông báo tiếp theo. Dịch vụ GrabBike tại Hà Nội hiện cũng đang ngừng hoạt động.
" alt=""/>Hàng trăm tài xế Now biểu tình phản đối chính sách mớiBên lề hội nghị khoa học toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc 2017 vừa diễn ra, PGS.TS Phạm Duệ, nguyên Giám đốc TT Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, trong suốt nhiều chục năm làm nghề thì đây là trường hợp ngộ độc chì vì dùng son môi đầu tiên ông gặp tại Việt Nam.
PGS cho biết, cách đấy mấy tháng, rất tình cờ khi ông đến ghi hình thì nữ MC hỏi bên lề rằng liệu cô có bị nhiễm chì không khi có nhiều biểu hiện như mất ngủ, táo bón, hay quên...
![]() |
PGS Duệ khuyến cáo chị em phụ nữ nên cẩn thận khi dùng các son màu đỏ, đỏ cam |
“Nhưng khi kiểm tra răng thì phát hiện viền lợi của cô ấy đã chuyển màu đen xám, lấp lánh ánh kim loại. Sau khi lấy máu xét nghiệm, phát hiện lượng chì trong máu lên tới 32mcg/dL, gấp hơn 3 lần ngưỡng cho phép”, PGS Duệ chia sẻ.
Sau đó ông có hỏi thêm về những thói quen thường ngày, được biết cô MC này không dùng thuốc nam hay tiếp xúc thường xuyên với các nguồn nhiễm chì khác, ngoại trừ việc dùng son đậm màu đỏ, đỏ cam hàng ngày.
Theo PGS Duệ, với những trường hợp này sẽ phải thải độc chì. Với ngộ độc chì mãn, sẽ lắng đọng nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó có xương.
“Sẽ cần thời gian dài để thải độc chì vì khi dùng thuốc, chì trong máu sẽ tụt nhanh, khi đó dùng thuốc thêm cũng không có tác dụng. Cần nghỉ một thời gian để chì trong xương nhiễm ra mới có thể tiếp tục thải được”, PGS Duệ thông tin.
Ông khuyên chị em phụ nữ nên tránh dùng son môi màu đậm, đặc biệt màu đỏ cam, khi đánh rồi không nên liếm môi và trước khi ăn cần lau sạch son.
Trẻ em nguy hại hơn người lớn
PGS Duệ cho biết, nhiễm độc chì ở người lớn có thể khỏi nhưng với trẻ em sẽ để lại những hậu quả vô cùng nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất như chậm lớn, trí tuệ kém, tự kỷ, nặng nhất là mất khả năng tự phục vụ vĩnh viễn. Ở trẻ càng nhỏ, tác hại càng nặng.
Trong khi tại Mỹ đã giảm ngưỡng nồng độ chì bình thường trong máu xuống dưới 5mgc/dL thì tiêu chuẩn Việt Nam vẫn là 10mcg/dL.
Chì hấp thụ vào cơ thể qua 4 con đường chính. Thứ nhất, tiếp xúc lâu dài qua da. Thứ hai, qua hô hấp do hít thở hàng ngày từ bụi sơn chì, hơi xăng xe.
![]() |
Ngộ độc chì ở trẻ em để lại những hậu quả nặng nề và dai dẳng |
Con đường này gây nhiều nguy hại và ảnh hưởng tới trẻ em nhiều hơn do tốc độ chì lắng đọng ở phổi của trẻ cao hơn gấp 2,7 lần người lớn.
Thứ ba, qua tiêu hóa. Đây là đường phổ biến nhất thông qua các thực phẩm chứa thuốc trừ sâu, chất bảo quản.
Ngoài ra, một số trẻ có thói quen ngậm các đồ vật có chì cũng là nguyên nhân gây ngộ độc chì.
Thứ 4, qua nhau thai, sữa mẹ. Nếu mẹ bị nhiễm độc chì, chì sẽ qua nhau thai và sữa mẹ gây ngộ độc cho con. Do nhạy cảm hơn nên mẹ có thể chưa có biểu hiện ngộ độc nhưng con đã ngộ độc chì cấp.
Theo PGS Duệ, với trẻ em, khi bị nhiễm chì ở liều thấp (12-54mcg/dL) có thể đi kèm sự thiếu hụt thần kinh.
Trong đó nếu nhiễm chì từ 10-20mcg/dL sẽ khiến trẻ giảm 1-3 điểm IQ và tăng lên 5-10 điểm IQ khi lượng chì trong máu lên 30mcg/dL.
Nếu chì trong máu tiếp tục tăng 1-4mcg/dL, điểm IQ sẽ giảm thêm 2,3-5,2 điểm.
“Các nghiên cứu cũng chỉ rõ phơi nhiễm chì thời thơ ấu có ảnh hưởng đáng kể và lâu dài tới sự tái tổ chức vùng vỏ não, liên quan đến chức năng ngôn ngữ”, PGS Duệ nhấn mạnh.
Đến nay, việc điều trị thải độc chì được khuyến cáo dùng liên tục, nhiều đợt, nhiều tháng, nhiều năm.
Tại TT Chống độc, BV Bạch Mai, bệnh nhi có lượng chì trong máu cao nhất lên tới gần 200mcg/dL, ròng rã thải chì 6 năm mới xuống được 20mcg/dL.
5 năm, hơn 900 trẻ ngộ độc chì Theo thống kê từ 2011-2016 tại TT Chống độc, BV Bạch Mai, có tới 894 trẻ ngộ độc chì với ngưỡng trên 10mcg/dL từ 26 tỉnh thành. Trong đó ít nhất 2 trường hợp tử vong. |
Sau 3 tháng uống thuốc nam, chị Khanh thấy cơ thể teo tóp dần xuống còn 32kg, tứ chi không nhúc nhích được.
" alt=""/>MC VTV nhiễm chì vì thường xuyên dùng son môi đậm