Các chuyên gia Việt Nam đã hoàn thành chương trình học kéo dài 3 tháng cùng chuyên gia Hàn Quốc trong lĩnh vực cải tiến sản xuất và nâng cao chất lượng.
Khóa đào tạo nằm trong khuôn khổ biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa Bộ Công Thương và Samsung Việt Nam vào tháng 3/2018 về việc đào tạo 200 chuyên gia tư vấn Việt Nam có đủ năng lực để đào tạo, tư vấn cho các doanh nghiệp hỗ trợ của Việt Nam tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp toàn cầu.
Dưới sự hướng dẫn trực tiếp từ chuyên gia Hàn Quốc, các học viên có 4 tuần đào tạo lý thuyết với các kiến thức về quản lý chất lượng và quản lý sản xuất, 8 tuần thực hành trực tiếp các hoạt động tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp nội địa.
Đây là quy trình tư vấn đã được Samsung áp dụng thành công bao gồm: đánh giá tình hình hoạt động và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam; tư vấn đổi mới sản xuất, quản lý chất lượng và lưu thông hàng hóa thông qua việc duy trì môi trường làm việc (5S3D) và cải tiến năng suất; cải thiện cơ sở sản xuất như chất lượng và lưu thông hàng hóa.
" alt=""/>Samsung đào tạo 25 chuyên gia tư vấn công nghiệp hỗ trợ đầu tiên cho Việt NamCác nhà khoa học tại Đại học Harvard và Vermont đã thiết kế một hệ thống được lập trình để xác định những cá nhân có dấu hiệu trầm cảm thông qua các bài đăng trên mạng xã hội của họ. Mục tiêu của nhóm nghiên cứu là tạo ra một ứng dụng có khả năng cảnh báo những người đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hệ thống trên để phân tích 43.950 bức ảnh của 166 người sử dụng các mạng xã hội phổ biến như Facebook. Trong số này có 71 người bị chẩn đoán lâm sàng là bị trầm cảm.
Chương trình tìm ra những chi tiết được cho là có liên quan đến chứng trầm cảm của người dùng, sau đó sử dụng chúng để dự đoán người nào đang bị trầm cảm.
Nghiên cứu cho thấy, hệ thống đã chuẩn đoán chính xác 70% trường hợp bị trầm cảm, trong khi đó các bác sĩ gia đình chỉ chuẩn đoán chính xác được khoảng 40%.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, ngoài việc đăng quá nhiều ảnh, những bức ảnh do người đang bị trầm cảm thường có màu sẫm hơn và thu hút nhiều bình luận hơn so với những hình ảnh do người không bị trầm cảm đăng lên.
Tiến sĩ Christopher Danforth, một trong những nhà nghiên cứu, cho biết: "Với sự gia tăng của hoạt động tương tác trên mạng xã hội, chúng ta có tiềm năng lớn trong việc xác định những dấu hiệu cảnh báo sớm cho một loạt các bệnh tâm thần và thể chất”.
Ông cho hay: "Hãy tưởng tượng chúng ta sẽ tạo ra một ứng dụng cài đặt trên điện thoại. Khi phát hiện thấy dấu hiệu bất thường, ứng dụng này sẽ tự động thông báo với bác sĩ rằng bạn cần kiểm tra sức khỏe tâm thần”.
Tiến sĩ Andrew Reece, đồng tác giả của nghiên cứu tại Đại học Harvard, cho biết: "Mặc dù số người tham gia nghiên cứu rất nhỏ nhưng chúng tôi vẫn có thể quan sát thấy sự khác biệt về đặc điểm của các bài đăng trên mạng xã hội giữa những người bị trầm cảm và không bị trầm cảm”.
Ông nhấn mạnh: "Điều quan trọng là chúng tôi chứng minh được rằng các dấu hiệu của trầm cảm có thể được phát hiện ra từ các bài đăng trên mạng xã hội”.
Nhóm nghiên cứu cho biết họ sẽ cần nghiên cứu trên số lượng người tham gia lớn hơn để xây dựng một ứng dụng cảnh báo sớm chứng trầm cảm đáng tin cậy. Ngoài ra, ứng dụng sẽ cần phải vượt qua các rào cản pháp lý để tiếp cận các bức ảnh và dữ liệu cá nhân.
![]() Facebook tiết lộ giải pháp mới chống tin bịa đặtFacebook vừa tiết lộ một giải pháp mới nhằm chống lại các thông tin bịa đặt hoặc sai sự thật trên nền tảng của hãng. " alt=""/>Đăng quá nhiều ảnh lên Facebook có thể là dấu hiệu trầm cảm?
|