Tôi và vợ ở chung với bà nội và ba mẹ tôi từ những ngày mới cưới. Ba tôi là con trai duy nhất trong gia đình, rồi đến đời tôi cũng độc đinh. Lúc nào tôi cũng tâm niệm việc chung sống giúp mình thuận bề chăm sóc người già.
Suốt 8 năm qua, tôi và vợ đã cố gắng hết sức để giữ gìn một mẫu hình “tứ đại đồng đường”. Ấy thế nhưng cái việc sống chung nhiều thế hệ không những chẳng giúp tôi chăm sóc được nội và ba mẹ, mà trái lại, rất nhiều hệ quả không thể lường đã xuất hiện.
Đầu tiên là việc khác biệt về giờ giấc. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng gia đình 7 người nhà tôi vẫn chẳng thể tìm được một lịch trình chung. Buổi sáng vợ chồng tôi thức dậy từ 6 giờ để chuẩn bị cho các con đi học. Vô tình việc chúng tôi dậy sớm khiến bà nội phải phàn nàn vì mất giấc. Trong khi đó, vợ tôi cũng mặt nặng mày nhẹ vì thường xuyên phải rón rén nấu bữa sáng.
Buổi tối, vì chúng tôi đi làm về muộn nên khó mà tắm rửa xong cho lũ trẻ trước 7 giờ tối. Vợ chồng tôi rất ái ngại mỗi buổi chiều tan sở, dù đã vắt chân lên cổ chạy về nhà thật nhanh, nhưng khi đỗ xe trước hiên nhà đã thấy 3 người già đang ngồi quanh mâm cơm ngán ngẩm đợi chờ.
Chỉ kịp quẳng ba lô của con sang một góc, vẫn nguyên bộ đồng phục trên người, vợ chồng tôi vội ngồi xuống mâm để mọi người khỏi sốt ruột. Trong tình cảnh ấy, quả thực có là sơn hào hải vị thì cũng khó mà thấy ngon cho được.
Nói đến đây lại nhớ chuyện ăn uống. Cùng một món ăn, nhưng mỗi người thích nấu một kiểu. Bà nội và ba mẹ tôi thích ăn cơm mềm còn vợ chồng tôi thích ăn cơm khô.
Nội tôi thích các món rau nấu thành canh cho đậm đà, trong khi vợ chồng tôi chuộng các món hấp, luộc để giảm muối. Vì thế mà có hôm, sau bữa ăn tối vợ chồng lại dắt tụi nhỏ ra ngoài “ăn lại”.
Trên mâm cơm thường xuyên có đến ba loại đồ chấm khác nhau, tương đậu nành cho nội, muối tiêu cho ba tôi, còn tôi thì lại thích mắm ớt. Tôi thì thích ăn cá kho tộ, còn nội và ba mẹ tôi thì thấy nó không ngon bằng cá kho tương kiểu Bắc.
Đôi khi xắn tay vào bếp cùng với vợ những ngày cuối tuần, đến tôi cũng lúng túng không biết nên chế biến như thế nào cho vừa ý tất cả. Lúc ấy mới thấu nỗi niềm của vợ mỗi ngày phải tính toán đi chợ nấu nướng.
Ngày 20/10 vừa rồi, vợ tôi đã lên kế hoạch cho một bữa hải sản thịnh soạn tại nhà hàng cùng cả nhà. Ai nấy đều háo hức chuẩn bị lên đồ thì đến giờ xuất phát, mẹ tôi nhất quyết không chịu đi vì... "lãng phí"! Tôi thậm chí chẳng dám quay sang nhìn vợ lúc ấy, mọi người ai nấy ngán ngẩm quay vào.
Tôi còn nhớ tối nọ, khi tụi nhỏ đòi xem kênh hoạt hình yêu thích. Trong khi đó, trên ti vi cũng đang phát sóng một vở chèo mà nội tôi muốn xem, dù nội đã xem nhiều lần. Bọn trẻ thì la khóc không chịu đổi kênh, trong khi nội cũng không bằng lòng mà bỏ vào phòng riêng. Nội giận vợ chồng tôi và tụi nhỏ thêm một tuần sau đó.
Còn vô vàn những mâu thuẫn tuy nhỏ nhưng ngày nào cũng phải xử lý giữa các thế hệ sống trong gia đình, khó có thể dung hòa được. Trong khi, điều quan trọng nhất của việc ở chung là để chăm sóc cho người lớn tuổi trong gia đình mỗi lúc ốm đau, thì tôi cũng khó mà làm được tận tình và kịp thời bằng các bác sĩ, y tá trong bệnh viện.
Suy đi tính lại, chuyến này vợ chồng tôi quyết định dọn ra ở riêng.
Theo Phụ nữ TP.HCM
" alt=""/>Rối bời trong căn nhà tứ đại đồng đườngĐã từng "xin thẳng thắn nhận rằng, cái “vốn” ngoại ngữ của mình chỉ có thể nằm gọn trong lá tre, lá mít", An Chi cho biết ông không muốn nói mình có nghiên cứu nhiều ngoại ngữ, mà chỉ là “nhờ có vốn ngoại ngữ Anh, Pháp, Tây Ban Nha và chữ Hán… nên tôi có thể đọc nhiều loại sách khác nhau, sau này mới có điều kiện và vốn liếng từ ngữ để viết lách tranh luận với các cây đa cây đề trong lĩnh vực này…”.
Sở dĩ có thể tranh luận quyết liệt được với các cây đa cây đề trong lĩnh vực từ nguyên với vốn từ ngữ ở nhiều ngôn ngữ khác nhau, bởi ông luôn luôn chủ trương "phải tra cứu đến đầu đến đũa để điểm được đúng đích".
Mà "khi tự mình thấy là đã đạt được đến đúng điểm đích rồi thì An Chi không “ngại lời” trước bất cứ tên tuổi lớn nào".
![]() |
Ảnh Phạm Thành Long/ Documentary Photography |
“Công cuộc” học ngoại ngữ, qua lời kể của An Chi, xem ra khá… nhẹ nhàng. Ông cho biết “Ngoại ngữ đầu tiên mà tôi cho rằng mình có thể viết rõ ràng, tạm đủ để đọc sách đó là tiếng Pháp. Còn tiếng Anh, hồi tôi đi học đó là ngoại ngữ thứ nhất bắt buộc, nên phải học.
Ngoại ngữ thứ hai, vì tôi học trường Pháp, nên họ có đưa tiếng Việt, tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha làm ngoại ngữ thứ hai cho học sinh học. Hồi đó tôi chọn học tiếng Tây Ban Nha. Nhưng chưa hết cấp học đó tôi đã ra Bắc, nên tiếng Tây Ban Nha của tôi vốn liếng chưa được bao nhiêu”.
Trong lĩnh vực từ nguyên, tiếng Hán được dùng rất nhiều và học giả An Chi được xem như là một “chuyên gia”. Với tiếng Hán, ông An Chi cho biết trước đây ông không được học nhưng do gia đình có buôn bán ở Chợ Lớn, ông cũng hay ra chợ nên làm quen với chữ Hán từ đó.
“Những chữ Hán đầu tiên tôi học được là qua các bảng hiệu. Có những chữ đơn giản, ví dụ như "Hiệu thuốc Đại Quang", thì chữ “đại” có 3 nét thôi, dễ học dễ nhớ lắm. Rồi chữ “quang” có 6 nét, cũng dễ nhớ…
Những chữ Hán ở các biển hiệu của Chợ Lớn đập vào mắt, in đậm trong trí nhớ của tôi. Sau này khi ra Bắc tôi học tiếng Trung thêm 1 năm, nhưng cũng là học theo kiểu bắt đầu thôi. Thành ra sự thật thì tôi không được đào tạo gì về tiếng Hán cả, chỉ có tự học" - ông an Chi nói về ngoại ngữ thứ 4 mà ông biết.
Kể về thời kỳ làm phụ ở trường bồi dưỡng cán bộ giáo viên ở Thái Bình, ông An Chi cho biết mình được phân công cho làm ở nhà ăn. "Tôi chỉ lo làm kế toán, lên bảng cho học viên biết chi tiêu của tháng là bao nhiêu, cuối tháng tổng kết lại. Từng quý một đi duyệt gạo, than, công việc hàng ngày không có nhiều, nên có thời gian nghiên cứu từ nguyên…
Trong quãng thời gian đó, có lần tôi về Hà Nội, vào chợ Đồng Xuân rồi lại đi qua chợ Bắc Qua. Không biết sao ở trong chợ Bắc Qua lại có một người bán sách cũ. Người này lại chỉ có một quyển, là quyển trung của bộ “Từ hải” (là bộ từ điển Hán ngữ nổi tiếng, ra đời năm 1936).
Thường thì người ta in “Từ hải” thành một quyền dày hoặc in thành 2 quyển, là quyển thượng và quyển hạ. Nhưng quyển mà người bán sách cũ này có thì lại nằm trong một bộ 3 quyển: thượng, trung, hạ.
Tuy chỉ có quyển trung, nhưng cũng có thể dựa vào đó để nghiên cứu từ nguyên được. Thành ra từ đó tôi đi sâu vào từ nguyên. Thật là cơ duyên".
"Cơ duyên" khi gặp cuốn "Từ hải" quyển trung ông An Chi muốn nói đến còn ở chỗ nhờ cuốn sách này mà ông lại có được một bộ sách quý khác...
"Về Hà Nội, tôi gặp bác Sáu Lời, là một vị lương y ở Viện đông y ở Hà Nội. Bác Sáu có thừa một bộ “Khang Hy từ điển” (bộ từ điển Hán ngữ nổi tiếng ra đời năm 1716), mà lại chưa có Từ Hải. Tuy tôi chỉ có quyển trung nhưng bác Sáu thương tình, ông lấy quyển đó, rồi giao cho tôi bộ thừa của Khang Hy từ điển.
Có bộ sách quý, ỷ vào trí nhớ của mình, tôi đọc lướt rất nhanh tất cả mọi thứ trong mấy tập Khang Hy từ điển…”.
"Đừng ai học ngoại ngữ kiểu... tham lam, như tôi"
Cách phát âm tiếng Quảng Đông, Quảng Tây y như người bản xứ của nhà nghiên cứu An Chi cũng làm nhiều người thán phục.
Ông An Chi cho biết về âm của tiếng Triều Châu (Quảng Đông), ông phải tra cứu ở sách vở, đặc biệt là ở một số quyển từ điển về tiếng Triều Châu, Quảng Đông.
![]() |
Nhà nghiên cứu An Chi |
“Riêng với tiếng Quảng Đông thì tôi có môi trường học thuận lợi. Hồi tôi 9, 10 tuổi, gia đình đã cho về Chợ Lớn ở. Thời điểm đó, người Anh đã tạo điều kiện cho người Pháp trở lại miền Nam. Pháp tấn công qua Cầu Bông, Hiệp Hòa…, coi như vùng Gia Định hồi đó không được yên tĩnh nên gia đình tôi tản cư về Chợ Lớn.
Ở trung tâm khu vực Chợ Lớn không có trường của người Việt. Chỗ có trường lại xa quá so với khu trung tâm, ở nhà thì thất học, nên gia đình cho tôi học trường của người Hoa. Trường đó nay là trường Trần Hữu Trang trên đường Trần Hưng Đạo.
Trong số bạn cùng trường tôi khi đó đó có những bạn người Quảng Đông. Tôi hay sang nhà một người bạn chơi, lên lầu để coi báo vì nhà họ thường mua nhiều báo làm bao bì gói hàng. Trong số báo đó có những tờ tiếng Hoa, tôi mày mò đọc, rồi mày mò nói chuyện với những cậu bạn trong trường, nên đâm ra phát âm được chính xác…
Khi tôi ở ngoài Bắc trở về Nam vào tháng 8/1975, mẹ tôi còn buôn bán ở Chợ Lớn, tôi công tác ở Sở Giáo dục Thành phố, tối nào tôi cũng về Chợ Lớn.
Hồi đó gia đình tôi để cho một cô người Hoa bán thuốc lá ở trước cửa nhà. Cô đó người Quảng Đông, chừng 30 tuổi trở lại. Thỉnh thoảng, tôi nói chuyện với cô bằng tiếng Quảng Đông, cô khen tôi là “Anh nói rất là đúng”… - ông An Chi giải thích lý do tại sao có thể phát âm tốt tiếng Quảng Đông.
“Hay như tiếng sanskrit thì tôi tìm được một quyển từ điển mỏng. Tôi đọc trong đó, nghiền ngẫm sao cho ngấm vào hiểu biết của mình. Dĩ nhiên làm sao mà hiểu hết được, nhưng mình cũng đọc như thế để có khái niệm khái quát về nó. Chừng nào mà “cãi” với người ta, khi đó cũng có thuận lợi” – ông An Chi chia sẻ thêm về cách học ngôn ngữ này.
Theo học giả An Chi, học ngoại ngữ càng sớm thì cách phát âm càng giống người bản ngữ. Còn tới 19, 20 tuổi, thậm chí tới 30, 40 tuổi mà học thì uốn nắn giọng nói, ngữ điệu sẽ khó.
“Nhưng sự thực với ngoại ngữ tôi làm theo… “võ rừng” thôi chứ không có phương pháp gì hết. Tôi cứ tra cứu rồi viết, tra cứu rồi viết… Tinh thần của tôi là muốn “cãi” với người ta mình phải biết sơ sơ, chứ tay ngang hoàn toàn không biết gì làm sao mà tranh luận được.
Về cách học theo từ điển, trong đó thường chia từng đoạn, có phần sách dẫn. Khi nào cần thì tìm, đọc phần nào ở trang mấy. Hãy đọc thật kỹ phần đó. Nếu hỏi kinh nghiệm của tôi thì đó là kinh nghiệm”.
Ông An Chi thú thực “Hồi học trung học, tôi không nghĩ sau này mình sẽ nghiên cứu ngôn ngữ. Các môn ngoại ngữ họ dạy thì tôi học thôi. Hồi đó, họ dạy theo bộ sách trong trường, mình cũng theo nội dung đó mà học.
Chỉ có một điều hồi đó trí nhớ của tôi rất tốt. Hồi nhỏ tôi nhớ dữ lắm.Vậy nên hồi đó tôi lướt qua hết rất là lẹ. Hồi học trường Pháp, những năm đầu tiên học tiếng Pháp, bà giáo người Pháp còn khen là “Cậu có một trí nhớ tuyệt diệu”.
Nhưng bây giờ tôi quên nhiều lắm. Hồi trước đọc mười thì bây giờ tôi quên tới bảy, tám, thậm chí là tám, chín rồi”.
Theo ông An Chi thì “Tôi thấy rằng cần phải luyện trí nhớ mới được. Chứ như hồi trước tôi đọc Khang Hy từ điển từ đầu đến cuối, kể cả khảo dị, bổ sung… một cách nhanh chóng. Nhưng đó là cách đọc tham lam quá, chạy đua với trí nhớ của mình. Hậu quả là giờ đây tôi đã quên nhiều lắm”.
“Nếu có khuyên các bạn trẻ, thì tôi khuyên rằng… không nên học ngoại ngữ kiểu vội vã và tham lam như tôi” – ông An Chi nói vui.
Nhà nghiên cứu An Chi sinh năm 1935 tại Sài Gòn, còn có bút danh quen thuộc khác là Huệ Thiên, tên khai sinh là Võ Thiện Hoa. Ông là học sinh kháng chiến thời chống Pháp. Tháng 5/1955, ông vượt tuyến ra Bắc đi thanh niên xung phong, học Trường Sư phạm trung cấp Trung ương ở Hà Nội, dạy cấp 2 ở Thái Bình, phụ trách thư viện Trường Học sinh miền Nam số 8 ở Tam Đảo… Tháng 8/1975, ông trở về miền Nam tiếp tục công tác trong ngành giáo dục, rồi về hưu, đọc sách, nghiên cứu. Từ năm 1990, An Chi bắt đầu cộng tác với báo chí, phụ trách các chuyên mục thường xuyên “Chuyện Đông chuyện Tây” trên Kiến thức ngày nay, “Từ chữ đến nghĩa” trên Đương thời,… và An ninh Thế Giới, Người đô thị, ĐHQG TP.HCM... Các chuyên mục và sách của ông hấp dẫn người đọc bởi những giải đáp gọn ghẽ, tường tận, uyên thâm và hóm hỉnh về ngôn ngữ, văn hóa, điển tích cũng như các thắc mắc hóc búa về từ nguyên, ngữ nghĩa… |
Ngân Anh
" alt=""/>Nhà nghiên cứu An Chi kể kinh nghiệm học nhiều ngoại ngữTrong báo cáo đề dẫn, GS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ nhiệm Đề án biên soạn BKTTVN cho biết, năm 2017, tất cả 37 ban biên soạn đều thực hiện nhiệm vụ xây dựng đề cương chuyên ngành.
Nội dung quan trọng nhất của đề cương là xây dựng bảng mục từ của quyển chuyên ngành. "Vấn đề cốt yếu nhất chính là ở chỗ cần phải lựa chọn mục từ như thế nào?" - ông Thắng nêu vấn đề.
Hiện tại, dù chưa đưa ra được con số cụ thể về số mục từ trong mỗi quyển, song tinh thần chung là mỗi ban sẽ biên soạn một quyển chuyên ngành trong bộ BKTTVN gồm 37 quyển với số trang tương đương nhau.
"Từ đó có thể hình dung mỗi quyển trung bình khoảng 1.500-2.000 trang in thì sẽ có khoảng 2.000-2.500 mục từ" - ông Thắng nói.
Bên cạnh đó, cần xác định việc biên soạn BKTTVN nên tri thức của Việt Nam sẽ là 70% và tri thức thế giới là 30% (chuyên ngành đặc thù thì tỉ lệ khác).
Hồ Chí Minh chỉ để một mục hay nhiều mục từ?
Trao đổi tại hội thảo, GS Nguyễn Văn Hiệu, người tham gia biên soạn quyển Vật lý - Thiên văn học cho rằng, các lĩnh vực khoa học có sự giao thoa với nhau rất lớn nên sẽ nhiều mục từ sẽ nằm ở cả hai quyển, do đó, nếu hai quyển viết lệch nhau là không được.
![]() |
GS Nguyễn Văn Hiệu trao đổi bên hành lang hội thảo. Ảnh: Lê Văn. |
Vì vậy, ông đề nghị, các thành viên các ban biên soạn phải có sự hợp tác với nhau một cách mật thiết để tạo nên sự hài hòa giữa các quyển có sự giao thoa.
GS Trần Đức Cường, người tham gia biên soạn quyển 21 về Lịch sử Việt Nam thì nêu vấn đề, việc biên soạn không chỉ cần đến sự hợp tác giữa các ban mà còn là vấn đề phối hợp và việc chỉ đạo sự phối hợp ấy.
Ông Cường cho rằng, các lĩnh vực KHXH&NV với đặc thù "Văn, Sử, Triết bất phân" nên có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, cùng một nội dung, hiện tượng, nhân vật nhưng chắc chắn sẽ là hiện tượng nghiên cứu, biên soạn của nhiều quyển khác nhau.
"Có những nhân vật như Lê Thánh Tông, Trần Nhân Tông hay Hồ Chí Minh đều sẽ là đối tượng biên soạn của một số tập. Vì họ đều là danh nhân trong các lĩnh vực lịch sử, chính trị, văn hóa, văn học rồi các lĩnh vực khác nữa" - ông Cường phân tích.
Từ đó, ông Cường đề nghị, Ban chủ nhiệm Đề án nên có sự chỉ đạo để các ban biên soạn các quyển có sự phối hợp để những nhân vật hiện tượng như vậy thì chỉ để một mục từ duy nhất.
"Có lẽ trong BKTT thì chỉ nên có 1 mục từ duy nhất về Hồ Chí Minh thôi chứ không nên tách ra thành nhiều mục từ trong nhiều quyển khác nhau" - ông Cường đề nghị.
Bàn về vấn đề này, GS Hồ Sỹ Quý, thành viên ban biên soạn quyển số 26 về Triết học lại cho rằng, những nhân vật như Hồ Chí Minh thì có thể vào một mục từ thì được nhưng những nhân vật như Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn thì chưa chắc, Nguyễn Trãi lại càng không.
"Nói văn thơ không thể bỏ Nguyễn Trãi ra ngoài được. Nói đến Sử không thể bỏ Nguyễn Trãi ra ngoài được, nói đến Triết học cũng không thể bỏ ông ra ngoài cuốn ấy được" - ông Quý nói.
Từ đó, ông Quý cho rằng mỗi một quyển thuộc bộ BKTTVN phải phản ánh toàn bộ thế giới và Việt Nam ở khía cạnh mà nó nghiên cứu. Vì vậy, tùy mỗi quyển, mỗi lĩnh vực mà mức độ đòi hỏi đến đầu thì nên thể hiện đến đó.
Còn GS Phan Trọng Thưởng, thuộc ban biên soạn quyển 18 về Văn học thì cho rằng, cần có một hội đồng khoa học để giải quyết những vướng mắc giữa các quyển và ngay cả những vấn đề mà trong một quyển cũng không giải quyết được. "Nó không chỉ đơn giản là một cuộc gọi điện thoại mà phải có sự điều tiết chung" - ông Thưởng nói.
Bao nhiêu thế giới, bao nhiêu VN thì vừa?
GS Hồ Sỹ Quý nêu vấn đề, việc trả lời câu hỏi bao nhiêu phần trăm là tri thức thế giới, bao nhiêu phần trăm là tri thức Việt Nam là câu hỏi vô cùng phức tạp.
"Triết học Việt Nam theo đúng nghĩa thì tới giờ chưa có. Tổ tiên ta có những tư tưởng đặc biệt có giá trị về phương diện triết học, triết lý nhưng đưa vào thì đưa tới đâu và đưa như thế nào?" - ông Quý nói.
![]() |
GS Hồ Sỹ Quý cho rằng, việc phân định bao nhiêu phần trăm thế giới bao nhiêu phần trăm Việt Nam trong mỗi quyển là máy móc. Ảnh: Lê Văn. |
Bên cạnh đó, ông Quý cho rằng, tri thức khoa học nói chung là của nhân loại chứ không của riêng ai vì vậy không có khoa học nào mà phạm trù đó lại là của riêng Việt Nam.
Từ đó, ông Quý cho rằng, việc xác định hàm lượng Việt Nam hay thế giới thì nên tùy thuộc vào mỗi quyển sao cho phù hợp chứ không nên cào bằng bằng con số bao nhiêu %. "Như vậy quá máy móc" - ông Quý nói.
GS Phan Trọng Thưởng thì cho rằng, trong lĩnh vực Văn học có nhiều phạm trù rất khó phân biệt là thế giới hay Việt Nam như các khái niệm lý luận văn học thì là khái niệm chung, Việt Nam và thế giới đều dùng. Do vậy, điều này sẽ làm khó các nhà biên soạn khi phân định tỉ lệ thế giới và Việt Nam.
Sẽ tham khảo cách làm của Wikipedia
GS Nguyễn Ái Việt, người tham gia biên soạn quyển 8 về lĩnh vực CNTT cho rằng cần phải ứng dụng tối đa CNTT để xây dựng bộ BKTTVN để có thể tiết kiệm thời gian, công sức, tiếp thu tốt hơn các thành tựu, kinh nghiệm nước ngoài cũng như tận dụng các lợi thế mà CNTT đem lại trong việc giải quyết các công việc thực tế khi biên soạn cũng như quản lý đề án.
Ông Việt cũng đề xuất nên xây dựng một cổng thông tin BKTTVN để huy động các chuyên gia, trí thức và toàn xã hội tham gia xây dựng và phản biện đối với nội dung trong BKTT đang xây dựng.
![]() |
GS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ nhiệm Đề án khẳng định sẽ ứng dụng CNTT để rút ngắn thời gian biên soạn bộ BKTTVN. Ảnh: Lê Văn. |
Ông Việt cũng cho rằng, nên cân nhắc việc xuất bản phiên bản điện tử của bộ BKTTVN trước để mọi người có thể tham khảo, góp ý trước khi in.
Ghi nhận ý kiến của GS Việt, GS Nguyễn Xuân Thắng thông tin, mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã mời một số nhà khoa học để bàn về việc này. Theo đó, đề án đã bàn về việc xây dựng cổng thông tin BKTT để tranh thủ đóng góp của xã hội.
"Theo kế hoạch, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng có yêu cầu nhóm làm về CNTT liên hệ làm việc với Wikipedia, tham khảo cách làm của họ" - ông Thắng cho biết.
Ông Thắng cũng đồng tình với đề xuất xuất bản bản điện tử của bộ BKTTVN trước để góp ý, cập nhật trước khi đem in.
Ông Thắng cũng khẳng định, Hội đồng chỉ đạo xác định phải áp dụng triệt để CNTT để rút ngắn thời gian biên soạn. "Thời gian các quyển có thể dài ngắn khác nhau nhưng không kéo dài quá 5 năm" - ông Thắng khẳng định.
Đề án Biên soạn BKTTVN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 7/2014. Tới tháng 2/2015, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng chỉ đạo biên soạn BKTTVN do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm chủ tịch. Tiếp theo đó, chủ tịch hội đồng đã ký quyết định thành lập Ban chủ nhiệm Đề án và quyết định bổ nhiệm 37 trưởng ban biên soạn của 37 quyển chuyên ngành. |
Lê Văn
" alt=""/>Bách khoa toàn thư của người Việt Nam đang khởi động