Bệnh nhân nghi nhiễm Rickettsia gây bệnh sốt mòvà được điều trị thuốc đặc hiệu, đồng thời cùng lúc làm xét nghiệm chẩn đoán khẳng định dương tính với vi khuẩn này. Sau một tuần được tích cực điều trị, tới ngày 3/7, sức khỏe bệnh nhân cải thiện tốt, hết sốt, tự thở tốt, huyết áp ổn định.
Đây là một trong nhiều ca bệnh sốt mò khoa Bệnh lây đường tiêu hóa gặp thời gian gần đây. Bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, xuất hiện các biến chứng khác nhau.
Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có thể gây tử vong, trung gian truyền bệnh là ấu trùng bọ ve mò. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Mạnh, Chủ nhiệm Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, Bệnh viện 108, cho hay biến chứng của sốt mò rất nguy hiểm, kéo theo tổn thương đa tạng như viêm cơ tim, trụy tim mạch; viêm phổi nặng, suy hô hấp; viêm não và màng não; suy gan cấp, tăng men gan... Không ít trường hợp sốc nhiễm khuẩn, suy thận, xuất huyết nội tạng...
Thầy thuốc khuyến cáo nếu sốt cao đột ngột, sốt cao liên tục, kéo dài, kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người cần đi khám ngay. Bên cạnh đó, thấy da, kết mạc xung huyết cũng nên cẩn trọng.
Đặc biệt, nếu có vết loét ngoài da hình bầu dục, kích thước từ 0,5-2cm, có vẩy đen hoặc đã bong vẩy tạo thành vết loét có gờ, đáy hồng, không tiết dịch hoặc rỉ ít dịch, thường không đau, không ngứa khu trú ở nách, ngực, cổ… thì cần lưu tâm, có thể là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt mò.
Để phòng bệnh sốt mòhiệu quả, không để ấu trùng mò cắn đốt, người dân nên phát quang bụi rậm, diệt ổ dịch, bôi thuốc diệt côn trùng, giữ gìn vệ sinh nhà cửa, giặt quần áo sau một lần sử dụng. Nơi ở gần nhiều lùm cây, sông, suối cần được che chắn cẩn thận, phun thuốc diệt côn trùng, vệ sinh sạch sẽ.
Đặc biệt, không được tự ý điều trị bệnh tại nhà, nên đến ngay cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt mò.
Bộ Xây dựng nêu rõ: Theo quy định của pháp luật về đầu tư, chủ đầu tư dự án sẽ bị xử phạt nếu không thực hiện triển khai đầu tư xây dựng theo tiến độ, nội dung dự án bất động sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Do vậy, để hạn chế tình trạng có dự án bất động sản bỏ hoang, chậm triển khai... như phản ánh, theo Bộ Xây dựng, các địa phương cần tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, kinh doanh đối với các dự án bất động sản theo quy định.
Thu hồi dự án "đắp chiếu", xử lý các cán bộ gây ách tắc
Nhìn nhận về vấn đề “quy hoạch treo”, “dự án treo”, Bộ Xây dựng cho hay, thời gian qua, để khắc phục tình trạng trên ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, Bộ đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Xây dựng sửa đổi số 62/2020. Trong đó quy định người dân được cấp phép xây dựng có thời hạn tại khu vực đã có quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hàng năm, Bộ Xây dựng đều ban hành các kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc nhằm tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện theo quy hoạch đô thị được duyệt.
Đồng thời, Bộ đã tổ chức các đoàn thanh tra tại các địa phương trong công tác quản lý thực hiện theo quy hoạch, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm.
Bộ Xây dựng nhấn mạnh, để khắc phục triệt để tình trạng này, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa bộ, ngành và chính quyền các địa phương.
Cụ thể, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan cần tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng. Hoàn thiện thể chế về thanh tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch.
Ngoài ra, cần tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương trong công tác quản lý thực hiện quy hoạch để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm như thu hồi các dự án chậm tiến độ theo quy định. Xử lý các cán bộ gây ách tắc làm thiệt hại cho nhà đầu tư, Nhà nước, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người dân.
Về phía chính quyền các địa phương, Bộ Xây dựng lưu ý cần tổ chức rà soát quy hoạch theo quy định, kịp thời điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội theo quy định.
Rà soát để kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch thiếu khả thi, không thể triển khai thực hiện, rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng “dự án treo”.
Trong đó, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam trong tháng vừa qua ước đạt 15.000 xe với giá trị kim ngạch 332 triệu USD. Như vậy, xe nhập khẩu tăng 21,4% về số lượng so với tháng trước và tăng tới 48,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Tính cả quý I/2023, ô tô nhập khẩu về nước ước đạt tổng cộng 41.780 chiếc với tổng gía trị kim ngạch 903 triệu USD, tăng 76,0% về lượng và 60,8% về giá trị kim ngạch so với quý I năm trước.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tháng 3/2023 ước đạt 33.200 chiếc, tăng mạnh 41,9% so với tháng 2 (với 23.400 chiếc). Tuy vậy, số lượng trên vẫn giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Lượng xe sản xuất trong nước có chiều hướng tăng nhanh trong tháng vừa qua, nhưng nếu tính cả quý I/2023, tổng lượng xe ô tô được các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước chỉ ước đạt 81.900 chiếc, giảm tới 17,8% so với quý I/2022.
Hoàng Hiệp
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!