Bên cạnh đó, BTC trao giải Tác giải xuất sắcthuộc về Văn Trọng Hùng - Vở diễn Cô thần,đạo diễn xuất sắc (thể loại Tuồng) thuộc về NSND Hoài Huệ vở Truyện ngoài chính sử - Làm vua,đạo diễn xuất sắc (thể loại Dân ca) thuộc về NSƯT Bùi Như Lai vở Đi qua ngày giông bão,nhạc sĩ xuất sắc thuộc về NSƯT Thành Nam vở Hoàng đế Lê Đại Hành, họa sĩ xuất sắc thuộc về Trần Hồng Vân vở Chiếc áo thiên nga, biên đạo múa xuất sắc thuộc về Đỗ Thị Kim Tiển vở Cô thần.
Tại lễ bế mạc, Thứ trưởng Tạ Quang Đông khẳng định, ở Liên hoan lần này có nhiều vở đạt chất lượng về nội dung và nghệ thuật, hấp dẫn công chúng, đặc biệt có nhiều vở sáng tạo, mới mẻ đến từ tác giả, đạo diễn, diễn viên đến cách hóa trang kiểu mặt nạ; múa theo nguyên tắc “nội ngoại tương quan, tả hữu tương ứng, thượng hạ tương phù”, hát thì theo cách “nói lối”.
Cũng theo Thứ trưởng, âm nhạc theo nguyên tắc “lề lối”, tất cả tuân theo nghiêm luật âm dương nghệ thuật; các yếu tố ca, vũ nhạc được phát triển hài hòa với nghệ thuật diễn xuất của diễn viên. Sự kết hợp tổng thể các yếu tổ mang lại cảm xúc thẩm mỹ đặc biệt cho khán giả, giúp họ cảm nhận được sự tinh tế của nghệ thuật tuồng và dân ca.
Đánh giá chất lượng nghệ thuật của liên hoan năm nay, nhà văn, nhà viết kịch Hà Đình Cẩn, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật ghi nhận, 16 vở kịch hát với đề tài lịch sử, hiện đại đầy sắc màu, mang dấu ấn của các vùng miền văn hóa...
Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật cũng chỉ ra một vài điểm hạn chế của Liên hoan như, có kịch bản sơ lược, chú trọng vào bối cảnh lịch sử hoành tráng mà sao nhãng số phận nhỏ bé của nhân vật mà sân khấu lại cần các số phận nhỏ bé, chìm khuất giữa cuộc đời thường làm lay động người xem. Có vở đạo diễn dùng quá nhiều dây dợ, bục bệ làm rối sân khấu và diễn viên bị lúng túng bởi các giăng mắc giải lụa không cần thiết.
Có vở trùng lặp về thiết kế Mỹ thuật, có vở diễn múa dài, múa với các đạo cụ kồng kềnh làm mất đi vẻ đẹp truyền cảm xúc bằng ngôn ngữ hình thể. Có vở diễn dư thừa về mỹ thuật bục bệ tràn lan. Có vở diễn, nhạc một nơi, diễn một nẻo và không dắt được xúc cảm tiếp nhận của khán giả. Có vở diễn phục trang màu mè không phù hợp với truyền thống phúc trang mộc mạc của người Việt gọn gàng, giản dị và thanh lịch...
Nhà viết kịch Hà Đình Cẩn cũng bày tỏ, sân khấu là nghệ thuật của thực tại. Dù các tác giả viết về lịch sử hay hiện đại và thể hiện như thế nào trong tác phẩm thì điểm xuất phát và đích đến cuối cùng cũng là cõi nhân sinh rộng lớn mà chúng ta.
“Con người trong lịch sử và con người hôm nay khi đã trở thành hình tượng nghệ thuật sân khấu vẫn mang bóng dáng những mẫu người trong thực tại, trở thành đứa con tinh thần của các nghệ sĩ thực tại, in dấu và thể hiện cả quan niệm, về lối sống, về tính độc đáo và chiều sâu tư tưởng của của các người nghệ sĩ thực tại”, nhà viết kịch nói.
Tình Lê
" alt=""/>Vở 'Làm vua' đoạt huy chương vàng liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốcCụ thể, ông Nguyễn Phong Điền, trưởng Phòng đào tạo nhà trường cho biết: “Thí sinh đó mang tài liệu vào phòng thi, khi giám thị phát hiện, đề nghị dừng làm bài và lập biên bản thì thí sinh này cãi lại giám thị và không chịu kí vào biên bản”.
Sau đó, hội đồng thi đã phải cử người đưa em đó ra khỏi khu vực trường thi.
Theo ông Điền, đó là một thí sinh tự do chứ không phải vừa hoàn thành chương trình lớp 12 năm nay.
Theo quy chế, thí sinh này không được tiếp tục thi và không được dùng kết quả để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học.
Đây cũng là trường hợp duy nhất bị kỷ luật đình chỉ thi vào buổi thi môn Văn sáng nay tại điểm thi này.
“Có một số thí sinh khác có mang theo tài liệu tuy nhiên đã bỏ hết ran gay từ khi giám thị kiểm tra ban đầu trước khi bắt đầu giờ thi”, ông Điền cho hay.
Lý Nhã Kỳ chọn bộ váy của Lê Thanh Hòa với thiết kế xuyên thấu, phần đuôi váy dài đính lông đà điểu. Vốn nổi tiếng "chịu chi", người đẹp cũng tạo điểm nhấn cho trang phục bằng trang sức kim cương giá trị gần 200 nghìn euro (khoảng 5 tỷ đồng), gồm bông tai, dây chuyền và nhẫn.
![]() | ![]() |
Trong ngày đầu tiên xuất hiện tại LHP, Lý Nhã Kỳ cũng gây ấn tượng với trang phục lấy cảm hứng từ hoa oải hương. Điểm nhấn của bộ trang phục là chi tiết những bông hoa được làm thủ công, kết hợp lông vũ đan xen, tạo cảm giác bay bổng.
![]() | ![]() |
Tuy nhiên, trong một số bức ảnh được đăng tải, nhiều người nhận xét nữ diễn viên ít được cánh phóng viên tác nghiệp chú ý. Các ống kính máy quay hầu hết đều đưa về hướng khác, thay vì tập trung vào phần tạo dáng của Lý Nhã Kỳ trên thảm đỏ.
Trước đó, tại LHP Cannes năm 2016, nữ diễn viên cũng từng đối diện với nghi vấn bị "ngó lơ" trên thảm đỏ. Giữa ồn ào, Lý Nhã Kỳ từng lên tiếng giải thích, cho rằng mình có vị trí cũng như ít nhiều được công nhận khi đại diện Việt Nam xuất hiện tại LHP mang tầm quốc tế.
Nhiếp ảnh gia Thiện Viễn - người trực tiếp chụp ảnh cho Lý Nhã Kỳ cho biết, thảm đỏ tại LHP là một đường dài, các nhiếp ảnh đã chụp từ xa. Khi Lý Nhã Kỳ tới vị trí này thì những người gần đó thường họ đã chụp rồi (vì chụp ở vị trí xa), và lúc này họ sẽ chụp những người ở vị trí sau Lý Nhã Kỳ.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Trong những lần xuất hiện trên thảm đỏ sự kiện, Lý Nhã Kỳ luôn xuất hiện với những bộ cánh đắt giá. Cô sẵn sàng chi hàng tỷ đồng cho bộ trang phục của mình khi đến với LHP. Trong chuyến đến Cannes năm nay, cô mang theo 43 vali hành lý. Các khoản trang phục, trang sức, êkíp... được cô đầu tư với chi phí đắt đỏ.
Nhờ sự kỹ lưỡng về trang phục và phong thái tự tin, Lý Nhã Kỳ được đánh giá cao về hình ảnh. Nhiều người nhận xét cô không thua kém nhiều minh tinh, ngôi sao nổi tiếng thế giới về khoản thời trang. Cựu Đại sứ Du lịch chia sẻ, cô đầu tư công sức, tiền bạc cho những bộ váy là muốn tạo hình ảnh người phụ nữ Việt đẹp và hiện đại trên thảm đỏ thế giới.
Minh Châu