![]() |
Bên cạnh việc đầu tư hệ thống trang thiết bị y tế cận lâm sàng tân tiến và hiện đại phục vụ cho công tác khám chữa bệnh được nhanh chóng, chính xác như: dàn máy siêu âm 5D, Công nghệ nội soi NBI-5P, MRI nguyên lý H2, MS CT đa dãy, siêu âm đàn hồi mô gan thế hệ mới, hệ thống xét nghiệm tự động bằng Robot…, cơ sở 3 đã sớm quy tụ được đội ngũ nhân viên y tế là những giáo sư, bác sĩ đầu ngành có tay nghề chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm với người bệnh. Quy mô của cơ sở sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu đơn lẻ của từng khách hàng, mà còn là lựa chọn lý tưởng cho việc thực hiện các gói tầm soát ung bướu, khám sức khỏe tổng quát dành tập thể cán bộ nhân viên của các công ty, đơn vị từ vài chục đến hàng nghìn người cùng lúc.
![]() |
Như vậy, cùng với cơ sở 1 (đặt tại 286 Thụy Khuê, Tây Hồ) và cơ sở 2 (đặt tại 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy), cơ sở 3 (đặt tại 32 Đại Từ, Hoàng Mai) của TCI trong thời gian tới sẽ trở thành địa điểm chăm sóc sức khỏe ban đầu chất lượng cho người dân khu vực phía nam Thủ đô nói riêng cũng như Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận nói chung.
![]() |
Nhân dịp khai trương cơ sở 3, TCI triển khai chương trình ưu đãi và quà tặng đặc biệt dành tặng khách hàng: Giảm 35% dịch vụ thai sản trọn gói, giảm 35% các gói khám sức khỏe và tầm soát ung thư, tặng phí khám ban đầu và 10% xét nghiệm cận lâm sàng. Đặc biệt, hàng ngàn quà tặng hấp dẫn dành cho khách hàng như tặng thẻ khám bệnh gia đình miễn phí, tặng gói khám sức khỏe tổng quát, voucher đo loãng xương, voucher chăm sóc răng…
![]() |
Để tìm hiểu thêm thông tin về sự kiện khai trương cũng như chương trình khuyến mại và quà tặng, liên hệ Tổng đài 1900 55 88 92 hoặc xem truy cập website: benhvienthucuc.vn
Ngọc Minh
" alt=""/>Hệ thống Y tế Thu Cúc mở thêm cơ sở mới ở phía nam Thủ đôTheo đó, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM toạ lạc tại đường Trần Hưng Đạo, quận 5, được đưa vào hoạt động đã hơn 50 năm. Trong 9 tháng của năm 2023, số bệnh nhân nội trú đạt 30.273 lượt, vượt quá số giường kế hoạch và giường thực kê; lượng khám ngoại trú ngày càng tăng; thiếu trang thiết bị phục vụ các kỹ thuật cao...
Tình trạng quá tải và xuống cấp của bệnh viện diễn ra nhiều năm. Một phòng 20m2 có đến 10 bệnh nhân nằm điều trị, nhiều trường hợp phải nằm hành lang. Người bệnh chủ yếu bị chấn thương nặng, tai nạn giao thông, tai nạn lao động...
Đáng lo ngại nhất phải kể đến nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy từ ký túc xá trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng sát bên bệnh viện. Một số vụ cháy xảy ra tại ký túc xá khiến hàng trăm bệnh nhân phải sơ tán khẩn cấp.
Dự án xây mới Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM tại khu 6A, ấp 4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh theo hình thức BT (xây dựng và chuyển giao) đã có chủ trương từ năm 2011. Khi đó, bệnh viện sẽ di dời ra khu vực ngoại thành.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Hoàng Mạnh Cường, Phó giám đốc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, trong 13 năm qua dự án xây mới chỉ giải phóng mặt bằng trên 74% và đứng yên cho đến nay.
“Bệnh viện kiến nghị chấm dứt dự án này”, bác sĩ Cường nói.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Thực trạng quá tải và xuống cấp của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM nhiều năm qua. Ảnh: Chí Hùng - GL.
Thay vào đó, bệnh viện mong muốn được xây mới tại vị trí hiện tại (thuộc quận 5), mở rộng tòa nhà ký túc xá Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng sát bên. Quy mô xây dựng bệnh viện mới là 15 tầng. Tuy nhiên, đề xuất này được cho là cần phải tính toán và hết sức cân nhắc.
Trước mắt, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP đang gấp rút cải tạo sửa chữa cơ sở 2 với mục tiêu giải áp quá tải, dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 12. Đây là cơ sở cũ của Bệnh viện Truyền máu Huyết học nằm trên đường Phạm Viết Chánh (quận 1), đã bỏ trống 2 năm qua.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng bày tỏ trăn trở trước tình trạng trên. Mong muốn của ngành y tế TP là có một Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình 500 giường đạt tầm quốc tế, là dự án cấp bách.
Trước đó, VietNamNetđã nhiều lần phản ánh về số phận long đong của bệnh viện này. Mặc dù là bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của TP.HCM và các tỉnh phía Nam về chấn thương chỉnh hình, nhưng tình trạng chật chội, quá tải, xuống cấp tại đây khiến người bệnh và nhân viên y tế chịu rất nhiều thiệt thòi.
Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ: Sử dụng thuốc không đúng cách có thể khiến lượng đường trong máu dao động, thậm chí gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Bất cứ khi nào cảm thấy không khỏe hoặc có thắc mắc về thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ kịp thời thay vì tự mình phán đoán, thay đổi liều lượng thuốc. Việc ngừng điều trị có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Chế độ ăn uống: Tránh các món nhiều đường nhưng không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn. Điều quan trọng không kém là phải chú ý đến chế độ ăn uống cân bằng, nhận đủ vitamin, khoáng chất và protein, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, năng động.
2. Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ: Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời luôn mang lại hiệu quả cao hơn. Nhờ đó, có thể trì hoãn sự tiến triển của các biến chứng một cách hiệu quả, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của bệnh nhân.
Khám mắt hằng năm: Thực hiện khám mắt ít nhất mỗi năm một lần có thể phát hiện kịp thời bệnh võng mạc, đây là biến chứng mắt thường gặp nhất của bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị, bệnh võng mạc có thể dẫn đến mù lòa. Theo Mayo Clinic, ban đầu, người bệnh thường không có triệu chứng. Khi tình trạng tiến triển, mắt có thể bị mờ, xuất hiện các đốm hoặc vùng tối trong tầm nhìn.
Kiểm tra chức năng thận: Xét nghiệm liên quan tới thận, đặc biệt là protein trong nước tiểu và độ lọc cầu thận có thể giúp chúng ta biết liệu có dấu hiệu của bệnh thận do tiểu đường hay không và có biện pháp thích hợp.
Kiểm tra sức khỏe tim mạch:Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên cần thường xuyên đo các chỉ số như huyết áp, lipid máu, điện tâm đồ. Điều này cho phép phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe tim mạch và có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời.
3. Thói quen sống tốt và quản lý cảm xúc
Tập thể dục vừa phải: Hoạt động thể chất phù hợp không chỉ giúp tiêu thụ lượng đường dư thừa trong máu mà còn tăng cường sức khỏe cơ xương. Tập thể dục có thể làm tăng đáng kể độ nhạy insulin, cho phép cơ thể phản ứng tốt hơn với insulin và kiểm soát lượng đường huyết. Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp với mình như đi bộ, bơi lội, tập yoga hoặc đạp xe và đảm bảo tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Tránh hút thuốc và uống rượu quá nhiều: Hút thuốc có nguy cơ làm tổn thương mạch máu và khiến lưu lượng máu bị hạn chế, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Rượu có thể cản trở quá trình chuyển hóa lượng đường trong máu.
Kiểm soát cảm xúc: Căng thẳng, lo lắng, trầm cảm kéo dài và những cảm xúc tiêu cực khác sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh. Những cảm xúc trên dễ khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone căng thẳng hơn, ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
4. Chủ động giải quyết biến chứng
Theo Aboluowang, bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính, dễ dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau. Trong đó, tăng huyết áp và mỡ máu cao là những bệnh chuyển hóa có liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường và gây tổn thương thêm cho hệ tim mạch.
Bệnh thận, đặc biệt là bệnh thận do đái tháo đường, cũng là vấn đề thường gặp ở nhiều người, có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng chức năng thận. Bệnh võng mạc là tổn thương chính do bệnh tiểu đường gây ra cho mắt, có thể gây suy giảm, mất thị lực.
Bệnh nhân tiểu đường sống trên 80 tuổi thường hiểu rõ về những biến chứng trên. Họ có khả năng nhận ra các triệu chứng sớm liên quan đến biến chứng và tìm kiếm sự trợ giúp y tế kịp thời khi có vấn đề phát sinh. Can thiệp sớm không chỉ ngăn ngừa sự tiến triển thêm của tình trạng mà còn cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.