Bác sĩ thăm khám lại cho bệnh nhi sau khi nội soi
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ thấy mặt trước hành tá tràng có 1 lỗ thủng đường kính khoảng 0,7 cm, xung quanh ổ loét xơ chai. Bệnh nhi đã được khâu kín lỗ thủng, đặt dẫn lưu cùng đồ và dẫn lưu dưới gan.
Theo lời mẹ bệnh nhi, bé D. trẻ có chế độ học tập, sinh hoạt điều độ, tuy nhiên trẻ có thói quen ăn nhiều tương ớt, thường xuyên chấm đồ ăn với tương ớt trong các bữa ăn…
Trước đây, viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý thường gặp ở người lớn do thói quen sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, ăn đồ chua, cay nóng, hay căng thẳng kéo dài, lối sống không điều độ… Viêm loét nếu không được điều trị sẽ gây thủng dạ dày tá tràng.
Tuy nhiên những năm gần đây, số lượng bệnh nhi phải điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày ngày càng nhiều song trường hợp gây biến chứng thủng dạ dày tá tràng ở trẻ em khá hiếm gặp.
Theo các bác sĩ, thói quen ăn đồ cay nóng như tương ớt, gà chiên cay, mì cay… ăn nhanh không nhai kỹ, ăn không đúng bữa, bỏ bữa, sinh hoạt, ăn ngủ không điều độ… là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm loét, thậm chí là thủng dạ dày, tá tràng như trường hợp bệnh nhân D.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác thường gây viêm loét dạ dày ở trẻ em là do nhiễm vi khuẩn HP.
Ở trẻ em, viêm loét dạ dày có triệu chứng khác người lớn, thường đau bụng bất thường, dấu hiệu đau vùng thượng vị của trẻ nhỏ chỉ chiếm 30% còn lại đau quanh rốn và đau lan tỏa. Trẻ có thể ợ hơi, ợ chua, nôn, biếng ăn, hơi thở hôi…
Các triệu chứng có thể tăng lên sau khi ăn, nhất là ăn các loại thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi, ớt...
Do vậy, ngay khi trẻ có những bất thường nói trên, cha mẹ cần đưa con đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.
Để phòng tránh viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần nhắc nhở trẻ duy trì chế độ ăn uống, vận động, học tập điều độ, khoa học để phòng tránh những nguy cơ gây hại đến sức khoẻ.
Thúy Hạnh
Sau khi ăn măng ớt 3 ngày, anh T. thấy đau bụng trên rốn ngày một tăng. Khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ kết luận anh bị loét dạ dày gây chảy máu.
" alt=""/>Bé trai Quảng Ninh thủng dạ dày vì ăn quá nhiều tương ớtPGS Cường thăm khám cho bệnh nhân Whitmore đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
1 tuần trở lại đây đau tăng, sốt cao 39-40 độ C. Bệnh nhân nhập bệnh viện huyện 2 ngày điều trị không đỡ sốt, được chuyển lên tuyến tỉnh chọc dịch khớp gối phải, ra dịch vàng đục, chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn huyết/viêm phổi/viêm mủ gối.
Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân vẫn không đỡ sốt nên chuyển đến khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai ngày 6/11.
Kết quả cấy máu và cấy dịch mủ gối ra vi khuẩn B.pseudomallei, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới để điều trị theo phác đồ của bệnh Whitmore. Sau điều trị 10 ngày ở tuyến dưới, bệnh nhân được ra viện nhưng 5 ngày sau lại tái phát, đau không thể đi lại nên được chuyển về Bạch Mai điều trị và phát hiện nhiễm Whitmore.
Sau đợt lũ lịch sử, trong hơn 1 tháng qua, Bệnh viện Trung ương Huế cũng tiếp nhận gần 30 bệnh nhân Whitmore trong khi 9 tháng đầu năm, bệnh viện này chỉ tiếp nhận 11 ca. Đây cũng là căn bệnh khiến chủ tịch xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình tử vong khi cứu hộ người dân trong bão lũ.
Theo PGS Cường, Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.
Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam. Gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa lũ, tập trung từ tháng 9-11.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng (bao gồm sốt, với các kiểu như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng...).
Bệnh khó chẩn đoán và có có tỉ lệ tử vong lên tới 40% do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.
Những người có bệnh nền (đái tháo đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch...) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Cách chẩn đoán xác định là nuôi cấy máu và các dịch ổ áp xe. Khi mắc Whitmore, bệnh nhân cần điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu Ceftazidime hoặc Carbapenem đường tĩnh mạch, thời gian tấn công 2-4 tuần, sau đó duy trì giai đoạn duy trì Biseptol kéo dài 3-6 tháng.
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống sôi...
Minh Anh
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, bệnh Whitmore không gây ra dịch và không lây truyền từ người sang người. Chủ yếu, vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, xây xước sinh hoạt do tai nạn.
" alt=""/>Nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh Whitmore, bệnh lý khiến chủ tịch xã ở Quảng Bình tử vong