Hoạt động ứng dụng các nền tảng, hệ thống thông tin dùng chung quan trọng của tỉnh được các sở, ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh. Hiện tại, toàn tỉnh có 21/21 sở, ban, ngành cấp tỉnh, 7/8 UBND cấp huyện, 82/151 xã, phường, thị trấn duy trì, cập nhật thường xuyên các thông tin trên trang thông tin điện tử. Điển hình là huyện Tuyên Hóa với 100% xã, thị trấn cập nhật thông tin thường xuyên.
Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tiếp tục được khai thác, sử dụng thống nhất tại 21/21 cơ quan thuộc UBND tỉnh, 8/8 UBND cấp huyện và 151/151 UBND cấp xã. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được duy trì, sử dụng tại các cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh, huyện, xã và mở rộng ra một số tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp thuộc tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Hầu hết văn bản, hồ sơ công việc của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã được xử lý trên môi trường mạng. Đa số hồ sơ TTHC được số hóa.
Ngành Y tế là một trong những đơn vị triển khai đồng bộ nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác CĐS, xem đó là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao năng lực quản lý, tạo sự thay đổi tích cực trong công tác khám, chữa bệnh (KCB), mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh và nhân viên y tế.
Phó Giám đốc Sở Y tế Đinh Viễn Anh cho hay: Hiện tại, toàn ngành có 176/176 cơ sở KCB triển khai tiếp đón người dân đăng ký vào KCB bảo hiểm y tế (BHYT) bằng thẻ căn cước công dân (CCCD). 8/8 đơn vị y tế đủ điều kiện triển khai cấp giấy khám sức khỏe điện tử. Hiện nay, đã liên thông trên 27.200 giấy khám sức khỏe lái xe, trên 15.800 giấy chứng sinh và một số giấy báo tử lên Cổng giám định BHYT của Bảo hiểm xã hội. Một số đơn vị, như: Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, Bệnh viện đa khoa TP. Đồng Hới triển khai hiệu quả cây máy tự động đón người dân đến KCB BHYT bằng CCCD tích hợp xác thực sinh trắc (sử dụng công nghệ xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt)…
Ngành GD-ĐT cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác CĐS. Ngành có đủ thiết bị hỗ trợ họp, hội nghị trực tuyến; hệ thống máy chủ riêng phục vụ công tác công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, lưu trữ dữ liệu phần mềm số hóa. Hiện tại, hạ tầng kỹ thuật của các cơ sở giáo dục cơ bản đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng, sử dụng các hệ thống thông tin, phần mềm phục vụ quản lý, dạy và học. Các đơn vị đã sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành… 100% hồ sơ, TTHC được số hóa theo quy định, tiếp nhận trực tuyến 100% hồ sơ TTHC. Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành có phương tiện, điều kiện làm việc trên môi trường số…
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện CĐS, các ngành, địa phương còn gặp không ít rào cản, vướng mắc. Đối với ngành GD-ĐT, một trong những khó khăn lớn nhất khi thực hiện CĐS là thiếu kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ, nhất là ở các trường học thuộc vùng sâu, vùng xa. Không ít cơ sở giáo dục chưa khai thác, sử dụng hiệu quả các phần mềm được triển khai, trang bị trong toàn ngành. Việc vận hành, quản lý hồ sơ điện tử, như: Sổ điểm, học bạ điện tử gặp nhiều khó khăn...
Hiệu trưởng Trường tiểu học Hải Thành (TP. Đồng Hới) Nguyễn Thị Ánh Nguyệt cho biết: Hiện tại, việc thực hiện học bạ số tại các trường học chưa đồng bộ, còn phải thao tác theo phương pháp thủ công, như: In ra giấy, ký tên, đóng dấu... Trường cũng tăng cường các hoạt động nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu song hoạt động này cũng gặp không ít vướng mắc. Nguyên nhân là do một số phụ huynh chưa tiếp cận với việc giao dịch điện tử thay cho dùng tiền mặt, nhất là những phụ huynh lớn tuổi, phụ huynh có điều kiện kinh tế khó khăn.
Ngành Y tế cũng gặp không ít rào cản khi thực hiện CĐS. “Một bộ phận người dân đến các cơ sở y tế để KCB vẫn sử dụng thẻ BHYT, nhất là ở tuyến xã. Hệ thống CNTT của một số trạm y tế chưa đáp ứng các điều kiện để đọc dữ liệu CCCD gắn chíp, chưa có thiết bị đầu đọc mã QR để tra cứu thông tin KCB BHYT bằng CCCD. Nhiều người dân (chủ yếu là người già, người ở các địa bàn vùng nông thôn) chưa quan tâm đến việc thanh toán viện phí và các khoản thu bằng hình thức chuyển khoản mà vẫn giữ thói quen thanh toán bằng tiền mặt…”, Phó Giám đốc Sở Y tế Đinh Viễn Anh chia sẻ.
Thiếu kinh phí là khó khăn chung của các ngành, địa phương trong tỉnh khi thực hiện CĐS. Do đó, việc xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu, làm giàu, làm mới dữ liệu số chuyên ngành, lĩnh vực chưa đạt được kết quả như mong muốn. Một số dữ liệu thiết yếu chưa hoàn thành số hóa nên chưa triển khai làm sạch, đồng bộ với dữ liệu dân cư để triển khai các tiện ích. Công tác số hóa kết quả giải quyết TTHC tại một số đơn vị, địa phương chưa cao…
Từng bước khắc phục khó khăn, toàn tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng, tái cấu trúc quy trình điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, số hóa hồ sơ, kết quả và tái sử dụng dữ liệu TTHC gắn với xác thực dữ liệu về dân cư theo Đề án 06. Mặt khác, rà soát và triển khai hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phát triển dữ liệu số, gắn với bảo đảm an toàn, an ninh mạng để xây dựng chính quyền số, dẫn dắt phát triển kinh tế số và xã hội số.
Thực hiện công tác CĐS, nhiều đơn vị có cách làm hay, sáng tạo mang lại hiệu quả thiết thực. Tiêu biểu như các ngành: Lao động-Thương binh-Xã hội, GD-ĐT đẩy mạnh chi trả không dùng tiền mặt; ngành Giao thông vận tải triển khai thiết bị giám sát thi cử, sát hạch lái xe tại Trung tâm Sát hạch lái xe thuộc Trường cao đẳng kỹ thuật Công-Nông nghiệp Quảng Bình; Ngành Thuế mở rộng giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền; Ngành Công thương đưa vào vận hành sàn giao dịch thương mại điện tử và phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm tỉnh Quảng Bình… |
Theo NH.V(Báo Quảng Bình)
" alt=""/>Quảng Bình: Chuyển đổi số để phát triển nhanh, bền vữngThầy giáo và học sinh nam nói chuyện trong hành lang nhà trường.
Theo tờ Japan Today, video ghi lại cuộc cãi vã giữa một học sinh nam 16 tuổi và thầy giáo trường trung học Metropolitan Machida Sogo, Tokyo, Nhật Bản lan truyền nhanh trên mạng xã hội.
Trước khi xảy ra cuộc cãi vã, học sinh nam đã bị kỷ luật vì đeo khuyên tai đến trường, vi phạm quy định về đồng phục học đường.
Video cho thấy thầy giáo và học sinh nam đứng đối mặt với nhau và nói chuyện ở hành lang. Học sinh nam tức giận hét vào mặt thầy giáo khoảng 50 tuổi những câu nói vô lễ, ra lệnh: "Đừng có gây chuyện với tôi, hãy dùng bộ não tí hon của ông mà nghĩ đi"...
Câu trả lời của người giáo viên không nghe được rõ vì học sinh nói rất nhiều và rất to. Cuối cùng, tình huống khiến nhiều người bất ngờ khi giáo viên đột ngột tiến về phía nam sinh, vung tay đám ngã học sinh xuống sàn sau đó túm lấy bằng một tay.
Khi này những học sinh từ phòng học gần đó chạy đến can ngăn. Sau khi bị đánh, học sinh nam bầm tím mặt và chảy máu ở miệng.
Thầy giáo Nhật Bản đánh học sinh gây sốt mạng xã hội
Sự việc dấy lên tranh cãi về vấn đề bạo lực học đường trên mạng xã hội Nhật. Trong khi nhiều người kịch liệt phản đối hành vi bạo lực ở trường học nhưng phần lớn người tỏ thái độ thông cảm cho áp lực của người thầy, không lên án hành động của thầy.
Có người bình luận rằng "Trường học nên đuổi học sinh, giữ lại thầy giáo", "Chúng tôi sẽ gửi thư đến nhà trường để nói rằng giáo viên không làm gì sai", "Học sinh quá vô lễ" ...
Tuy nhiên, dù nhận được phần lớn sự đồng tình, người thầy trong video đã gửi lời xin lỗi đến phụ huynh học sinh, người giáo viên chia sẻ: "Tôi đã mất bình tĩnh trước những lời nói của học sinh và trở nên bạo lực. Tôi rất hối hận về hành động của mình".
Người thầy giáo trong video chưa từng có hành vi bạo lực với học sinh trước đây. Hiện nhà trường đang thảo luận về hành động kỷ luật đối với cả học sinh và giáo viên.
(Theo Infonet)
Bạo lực là một phần của thế giới. Gia đình và trường học nên là nơi trú ẩn an toàn cho trẻ.
" alt=""/>Thầy giáo Nhật Bản đánh học sinh chảy máu gây sốt mạng xã hộiNăm 1996, huyện Nhơn Trạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch và năm 2006 được điều chỉnh quy hoạch chung Thành Phố mới Nhơn Trạch đến năm 2020. Vùng đất này cũng được so sánh với Thành phố mới Bình Dương và cùng một thời “làm mưa làm gió” hút tiền của nhà đầu tư đổ vào đất nền.
Vị trí địa lý cách TP.HCM chỉ vài chục km và nhiều tuyến giao thông trọng điểm được triển khai là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư đổ tiền về Nhơn Trạch. Tuy nhiên, sau hàng chục năm phát triển, các tuyến giao thông cũng đi vào hoạt động, nhưng Nhơn Trạch vẫn chỉ là một thành phố hoang tàn, vắng bóng người.
Đất nền dự án Nhơn Trạch khiến nhiều nhà đầu tư trót đâm lao vào ở giai đoạn sốt đất phải ngậm ngùi vì muốn bán lỗ cũng khó tìm người mua. Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận về Thành Phố mới Nhơn Trạch.
Hàng loạt dự án phân lô bán nền nhiều năm qua nhưng chỉ lác đác vài căn nhà được xây dựn. (Ảnh chụp từ Google Earth)
Đất nền bám khu công nghiệp đối mặt với nguy cơ ô nhiễm. (Ảnh chụp từ Google Earth)
Dự án Đông Sài Gòn được công bố quy mô 942 ha, vốn đầu tư lên đến 6 tỷ đô (Ảnh chụp từ Google Earth)
Quỹ đất chưa phân lô bán nền tại Nhơn Trạch còn rất lớn. Bao nhiêu năm nữa mới bán hết đất dự án và liệu khi đó có đông dân đến ở? (Ảnh chụp từ Google Earth)
Nhà xây dang dở bỏ hoang tại Nhơn Trạch
Con đường dẫn vào trung tâm Nhơn Trạch vẫn bạt ngàn cao su xung quanh
Tấm bảng dự án Đông Sài Gòn đã nhiều năm hoen rỉ cạnh rừng cao su
Một góc dự án 6 tỷ đô Đông Sài Gòn
Biệt thự xây xong bỏ hoang tại Nhơn Trạch
Một dự án được vẽ ra cực kỳ hoành tráng giữa vùng đất hoang
Dự án của HUD cũng chung cảnh hoang tàn
Quốc Tuấn
8 rủi ro với đất nền sân bay Long Thành" alt=""/>Đất nền dự án Nhơn Trạch, ác mộng chôn tiền tỷ đô