Những “điểm xanh” mang hy vọng nơi tuyến đầuThời gian qua, bộ phim tài liệu VTV đặc biệt “Ranh giới” và tiếp nối phần 2 với “Ngày con chào đời” đã trở thành từ khóa được lan truyền nhanh chóng trên cộng đồng mạng. Không một lời bình, bộ phim đã ghi lại những hình ảnh chân thật nhất về cuộc chiến chống lại Covid-19 tại khu K1 - tầng 5 của Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM), nơi điều trị cho các sản phụ là F0.
Tại “tầng điều trị Covid-19 cuối cùng” đó, 150 bức ảnh các bé vừa chào đời đã được các bác sĩ cẩn thận in ra thành “tấm thiệp hy vọng” mang đến tận giường cho những người mẹ. Trong cuộc chiến không cân sức này, nhiều người mẹ đã hồi phục diệu kỳ từ nỗ lực không ngừng nghỉ của lực lượng y bác sĩ tuyến đầu và niềm hy vọng nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ đó.
 |
Tấm ảnh các bé mới chào đời đượccác bác sĩ mang đến cho những sản phụ mắc Covid-19 như những mầm xanh tràn đầy hy vọng |
Đọng lại sau những thước phim là hình ảnh các y bác sĩ dốc sức không kể ngày đêm giành lại từng hơi thở cho sản phụ và các em bé đang nằm trong bụng mẹ. Họ như những “điểm xanh” nơi tuyến đầu, là chỗ dựa, là hy vọng cho những người mẹ trong phim lẫn cho chính những người xem, với niềm tin rằng dù ở nơi khốc liệt nhất, sẽ luôn có một “vùng xanh hy vọng” để chiến thắng dịch bệnh, giành lại sự sống!
Cũng tại các khu điều trị Covid-19, sức lan tỏa của những hành động tích cực mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Như câu chuyện về bệnh nhân F0 Nguyễn Thị Tú (SN 1992, huyện Củ Chi, TP.HCM) nén lại nỗi nhớ con, sau khi dần hồi phục, chị Tú tình nguyện tham gia chăm sóc những bệnh nhân yếu hơn. Hay như chàng trai 29 tuổi - Hà Ngọc Trường sau khi chiến thắng Covid-19, tình nguyện ở lại bệnh viện để dọn vệ sinh, tắm gội… cho người bệnh, giúp đỡ các điều dưỡng, y bác sĩ. Cứ như thế, mỗi hành động đẹp trao đi lại gieo mầm thêm những yêu thương mới, tạo thành “vùng xanh hy vọng” ngay tại nơi đối đầu trực diện với dịch bệnh.
 |
Sau khi phục hồi, anh Hà Ngọc Trường tiếp tục ở lại cùng hỗ trợ tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch bệnh |
“Điểm xanh” của tình người trong đại dịch
Bên ngoài hàng rào bệnh viện, khu cách ly, khu phong tỏa… có những “điểm xanh” âm thầm mang đến sự lạc quan, niềm hy vọng cho cộng đồng. Đó là màu xanh quân phục của anh bộ đội đi chợ giúp dân, màu xanh từ bộ đồ bảo hộ của tình nguyện viên hay màu áo xanh thanh niên ướt đẫm mồ hôi xung phong chống dịch… Giữa đại dịch, các “điểm xanh” ấy đã mang theo niềm tin, sự lạc quan và hy vọng.
 |
Các chiến sĩ trao tận tay người dân thực phẩm cần thiết |
Trong các khu xóm nghèo, khu trọ dành cho công nhân, nhiều gia đình đã phải trải qua những ngày khó khăn, những bữa ăn tạm bợ. Nhờ những lời kêu gọi tương trợ nhau, những bản đồ định vị nơi người dân đang gặp khó khăn lan tỏa trên mạng xã hội mà những phần quà có gạo, thịt, rau, sữa được các doanh nghiệp, tổ chức xã hội tiếp sức cho hàng nghìn khu hẻm trên khắp TP.HCM.
 |
Một nhóm tình nguyện cộng đồng bên chiếc xe chở đầy lương thực, thực phẩm, chuẩn bị lên đường tiếp ứng bà con các quận “tâm dịch” |
 |
Ở đâu khó, ở đó đều có những màu áo xanh tình nguyện… |
Không chỉ hỗ trợ thực phẩm, nhu yếu phẩm, tại con hẻm 46, đường 30, phường 6, quận Gò Vấp, các chiến sĩ áo xanh của Thành Đoàn quận còn mang niềm vui tinh thần đến các em nhỏ nhân dịp Tết Trung Thu, với lồng đèn ông sao, bánh Trung Thu, tập vở... Trong không khí đó, những bộn bề vì Covid-19 tạm lùi xa chiếc hàng rào phong tỏa, để các em lưu giữ ký ức Rằm tháng 8 “đặc biệt” này. Nụ cười rạng rỡ của con trẻ nhanh chóng lan sang người lớn, thổi vào “con hẻm F0” luồng sinh khí mới, đầy niềm vui.
 |
Món quà Trung Thu tuy giản dị nhưng mang đến niềm vui cho nhiều em nhỏ trong khu hẻm phong tỏa này (ảnh chụp từ clip phóng sự của VTV Digital) |
Nụ cười, niềm vui của trẻ thơ cũng chính là một “điểm xanh” mang đến sự lay động mạnh mẽ và truyền đi động lực để mọi người chung tay mang cuộc sống bình thường về lại với các em. Để mang đến sự chăm sóc, yêu thương dành cho những “điểm xanh nhỏ bé” này, nhiều hành động thiết thực hướng đến trẻ em đã được phát động. Một trong số đó, hoạt động “Cùng góp điểm xanh, cho Việt Nam khỏe mạnh” - dự án “Vùng xanh hy vọng” (thuộc giai đoạn 2 chiến dịch “Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh”) của Vinamilk đang được triển khai mạnh mẽ, không chỉ giúp lan tỏa tinh thần lạc quan tích cực mà còn hướng đến mục tiêu góp 1 triệu ly sữa cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hiện sống tại các nhà mở, mái ấm… vốn đã chịu nhiều thiệt thòi.
 |
Những hộp sữa từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam góp phần chăm sóc sức khỏe và mang lại niềm vui cho nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong dịch Covid-19 |
Theo đó, với sự tham gia của cộng đồng bằng cách chia sẻ các câu chuyện, hành động tích cực, lạc quan trên nền tảng mạng xã hội kèm 3 hashtag #Vungxanhhyvong, #BankhoemanhVietNamkhoemanh, #VinamilkviVietNamkhoemanh, Vinamilk sẽ thay người tham dự góp 1 triệu ly sữa vào Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam và trao tặng đến hơn 10.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi em sẽ được hỗ trợ uống sữa miễn phí trong 3 tháng liên tiếp.
 |
Mọi người đều có thể góp thêm “điểm xanh” và mang 1 triệu ly sữa được trao tặng đến trẻ em khó khăn. |
“Trong cuộc chiến chống dịch, ít nhiều sẽ có những thiệt thòi, khó khăn nhưng chúng tôi tin rằng mỗi người khỏe mạnh, Việt Nam sẽ khỏe mạnh và sẽ không có ai bị bỏ lại phía sau, nhất là trẻ em, những mầm xanh quý báu của đất nước. Chính vì vậy, Vinamilk kêu gọi sự chung tay của cộng đồng để mang đến nhiều hỗ trợ thật tốt cho các em trong đại dịch”, bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Điều hành Nhân sự, Hành chính và Đối ngoại công ty Vinamilk cho biết.
Truy cập https://bit.ly/2XrPNDY để tìm hiểu và đồng hành cùng chiến dịch “Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh”.
D. An
" alt=""/>Điều kỳ diệu từ những ‘vùng xanh hy vọng’ trong đại dịch

 |
|
Văn hóa truyền thống của Trung Quốc coi cái chết là sự pha trộn giữa sợ hãi và xui xẻo. Vì vậy, hẳn là điều đáng ngạc nhiên khi nhiều thanh niên Trung Quốc tự nguyện tìm kiếm việc làm trong ngành này những năm gần đây, bất chấp sự kỳ thị liên quan.
Một báo cáo vào năm 2019 cho thấy hơn một nửa số nhân viên nhà xác ở thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây sinh sau năm 1980.
Trong một số trường hợp, đó là vấn đề lợi ích cá nhân. Một cô gái 27 tuổi mà chúng tôi phỏng vấn nói rằng cô ấy chọn công việc này một phần vì cô ấy không thích giao tiếp xã hội.
Tuy nhiên, sức hấp dẫn thực sự của các công việc trong nhà xác nằm ở các phúc lợi xã hội. Mặc dù lương của những người này nói chung là thấp - hiếm khi họ kiếm được hơn 5.000 nhân dân tệ (775 USD) mỗi tháng, nhưng công việc này thường đi kèm với các lợi ích như được đăng ký tham gia chương trình bảo hiểm quốc gia, được trợ cấp nhà ở và bữa ăn. Và quan trọng nhất là có việc làm suốt đời.
Tại nhà xác nơi chúng tôi tiến hành nghiên cứu, gần một nửa số nhân viên đã được hứa hẹn cho các vị trí biên chế.
Nhiều người trẻ Trung Quốc cảm thấy mệt mỏi với lịch làm việc dày đặc, sự cạnh tranh khốc liệt và sự cạnh tranh về tuổi tác trong khu vực tư nhân của đất nước. Khi bị đẩy ra ngoài ở tuổi 35 vì “quá già”, thì một công việc dân sự ổn định với thời gian làm việc hành chính sẽ trở nên rất hấp dẫn, ngay cả khi bản thân công việc đó có thể khiến bạn chán nản.
Thật vậy, công việc này thực sự hấp dẫn, vì các công việc trong nhà xác ít cạnh tranh hơn nhiều so với các ngành khác.
Trong khi đó, để chống lại sự kỳ thị liên quan đến công việc của họ, những người này thường xem công việc của mình như một thứ gì đó có ích cho cộng đồng, với hy vọng truyền cho nó những giá trị tích cực. Một nhân viên 36 tuổi nói với chúng tôi: “Tôi xem công việc của mình là phục vụ mọi người. Khi thấy mọi người khóc lóc đau buồn, tôi muốn họ rời khỏi đó với một cảm giác hài lòng”.
 |
Một bộ tro cốt được đưa ra khỏi nhà xác ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, năm 2019. |
Những người theo đuổi công việc này tập trung vào những khía cạnh không bị kỳ thị trong công việc của họ.
Một người nói với chúng tôi rằng, công việc của anh là một cách tốt để thu hút sự chú ý của phụ nữ tại các quán bar. “Có một cô gái liên tục hỏi tôi liệu công việc của tôi có đáng sợ không và tôi bực mình đến mức nói với cô ấy rằng: ‘Người sống còn đáng sợ hơn người chết'. Sau đó cô ấy rất si mê tôi. Cô ấy nói với mọi người về việc tôi từng trải, và tôi hiểu biết ra sao khi trả lời như vậy".
Một nhân viên 29 tuổi khác chia sẻ: “Một số người nói rằng chúng tôi tính phí cao và kiếm được nhiều tiền. Nhưng chúng tôi tính phí theo quy định của chính phủ. Chính phủ trả lương cho chúng tôi và chúng tôi báo cáo tài chính hàng tháng”.
“Họ bảo: 'Chắc anh phải kiếm được ít nhất 30.000 tệ/ tháng. Nếu không thì ai đi làm công việc này'. Ba mươi nghìn tệ ư? Nếu thực sự được trả cao như vậy, có thể sẽ không đến lượt tôi”.
Việc giới trẻ Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn tới những công việc trong ngành tang lễ cho thấy sự mờ nhạt dần của những điều cấm kỵ về cái chết. Một phần là do kiến thức về chủ đề này ngày càng nhiều hơn. Nhưng hơn thế nữa, nó phản ánh những thách thức và rủi ro mà thế hệ hiện tại phải đối mặt.
Khi người trẻ ngày càng được kỳ vọng phải có trách nhiệm lớn hơn với bản thân và gia đình, cuộc sống trong nhà tang lễ có thể là một công việc khó khăn, nhưng đó là nguồn thu nhập đáng tin cậy trong một thế giới ngày càng cạnh tranh.
Đăng Dương(Theo Sixth Tone)

Làm nghề thử đồ cho người chết, cô gái trẻ bị dèm pha
Tốt nghiệp đại học, Fang Fang quyết tâm gắn bó với công việc trang điểm, chọn trang phục cho người chết.
" alt=""/>Tại sao người trẻ Trung Quốc thích làm việc trong nhà tang lễ?